Chuyện dọc đường

Động lực mới phát triển KT-XH

23/11/2017, 06:20

Trước khi bấm nút thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Bắc – Nam, Ủy ban Thường vụ...

cao-toc-B-N

Ảnh minh họa

Tất nhiên, một số đại biểu còn băn khoăn về một số vấn đề theo tờ trình của Chính phủ. Chẳng hạn như về quy mô, lúc đầu đặt vấn đề nếu làm cao tốc hoàn chỉnh 4 làn xe thì tốc độ sẽ đạt tối đa 120km/h. Hiện, còn nhiều đoạn làm 17m thì rõ ràng không thể đạt được tốc độ tối đa. Tuy nhiên, cân đối mọi khía cạnh, Quốc hội đã chọn phương án phân kỳ đầu tư như vậy là hợp lý với thực tế hiện nay.

Bản thân tôi đã cùng đoàn khảo sát đi khảo sát ở Bắc miền Trung, phía Nam và thấy rằng, nếu kết nối được các tuyến như vậy thì rất phù hợp để khai thác ngay, phát huy ngay hiệu quả trong kỳ đầu tư.

Trong những chuyến khảo sát đó, tôi nhận thấy người dân địa phương rất mong mỏi dự án được triển khai vì phát triển kinh tế phải bắt đầu từ kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông. Giao thông thông suốt thì mọi việc đều thuận lợi.

Với tư cách là cơ quan thẩm tra dự án, Ủy ban Kinh tế đã tổ chức hội thảo ở cả 3 miền để lấy ý kiến về dự án, thẩm tra sơ bộ sau đó lại tiếp tục hội thảo để lấy ý kiến chuyên gia, các ĐBQH chuyên trách và đưa ra Quốc hội thảo luận tại kỳ họp trước. Kỳ họp lần này là lần thứ 2 Quốc hội thảo luận về dự án này. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã rất thận trọng khi quyết định về chủ trương đầu tư.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là Chính phủ sẽ tổ chức thực hiện dự án như thế nào?

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ chậm nhất đến năm 2021 phải cơ bản hoàn thành dự án, có nghĩa là ta chỉ còn có 4 năm để thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ, từ lập dự án đến thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, GPMB, triển khai dự án. Thực tế, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong đấu thầu thực hiện các dự án BOT. Đây chính là rủi ro lớn dễ dẫn đến việc kéo dài thời gian triển khai dự án.

Một khó khăn khác phải kể đến là việc huy động vốn. Dễ dàng nhận thấy rất khó có thể đấu thầu quốc tế để tìm được nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, muốn dự án thành công thì hệ thống ngân hàng phải đồng hành. Tôi đồng tình với ý kiến của rất nhiều chuyên gia về việc cần có một gói tín dụng riêng cho dự án BOT cao tốc Bắc - Nam để có thể chủ động nguồn vốn, thực hiện thành công dự án quan trọng này. Nếu Chính phủ quyết tâm làm việc đó sẽ hỗ trợ được nhà đầu tư triển khai thành công dự án.

Là thành viên của Ủy ban Kinh tế nhiều lần thẩm tra dự án này, tôi kỳ vọng dự án triển khai thành công sẽ mang lại động lực mới, tạo nguồn lực mới để phát triển KT-XH, khai thông được việc vận chuyển hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng như vận chuyển thành phẩm, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá.

Với tư cách ĐBQH tỉnh Quảng Trị - địa phương có dự án đi qua, tôi cho rằng, dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần lưu thông không những trong nước mà còn kết nối quốc tế, đặc biệt với Lào, bởi Quảng Trị là hành lang quan trọng để nối liền giao thông quốc tế với Lào.

 Đỗ Văn Sinh
(Ủy viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.