Bất động sản

Đưa sân golf vào BĐS nghỉ dưỡng, cuộc chơi khôn ngoan của các "ông lớn"?

23/07/2019, 20:28

Việc đưa sân golf vào BĐS nghỉ dưỡng là sự kết hợp khôn ngoan nhằm khai thác triệt để vị trí và các tiện ích liền kề.

img
Việc đưa sân golf vào BĐS nghỉ dưỡng là sự kết hợp khôn ngoan nhằm khai thác triệt để vị trí và các tiện ích liền kề (ảnh Geleximco Hilltop Valley Golf Club)

Nếu như trước kia, nhiều sân golf được xây dựng chỉ dành riêng cho những người chơi môn thể thao này thì những năm gần đây, nhiều chủ đầu tư đã biến sân golf trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống BĐS du lịch nghỉ dưỡng của mình.

Theo các chuyên gia, đưa sân golf vào BĐS nghỉ dưỡng là sự kết hợp khôn ngoan nhằm khai thác triệt để vị trí và các tiện ích liền kề được đánh giá là yếu tố quan trọng tạo nên đẳng cấp cho BĐS nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên thực tế, không phải dự án nghỉ dưỡng nào cũng có điều kiện mở sân golf. Hiện cả nước chỉ có 32 sân golf đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đa phần là các dự án của các “đại gia” như Vingroup, FLC, BRG… Mới đây dòng sản phẩm này chứng kiến sự gia nhập củaTập đoàn Geleximco với một số dự án như: Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng), khu nhà vườn du lịch sinh thái và sân tập golf Vân Tảo Geleximco (Hà Nội) hay Geleximco Hilltop Valley Golf Club (Hòa Bình)…

Lý giải hiện tượng này, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Golf Việt Nam, cho biết: Tại Hà Nội, có rất nhiều sân golf giá cao bị rơi vào tình trạng chật vật kiếm lãi qua ngày. Đến chi phí bảo dưỡng sân golf, không có tiền, họ phải bỏ ngỏ giai đoạn bảo trì thường xuyên. Cuối cùng, lỗ chồng lỗ, khó khăn chồng khó khăn.

Tuy nhiên, khi phát triển golf gắn với du lịch, với BĐS, bà Hà cho rằng các chủ đầu tư vừa hạn chế rủi ro, lại nâng cao hiệu quả kinh tế.

“Ở thời điểm như hiện nay, golf buộc phải gắn với bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng bởi việc đầu tư vào sân golf dễ rơi vào cảnh lỗ khi giá xây dựng sân golf cao. Chúng ta đừng nghĩ khu vực đất cát sẽ có giá rẻ vì thực tế chủ doanh nghiệp đang phải trả mức giá cao do chính sách về golf khắt khe. Chi phí đã cao thì sân golf phải gắn liền với du lịch mới có khách”, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Golf Việt Nam nói.

Dẫn ví dụ điển hình cho sự kết hợp giữa bất động sản golf và du lịch golf, bà Hà phân tích: “ Đến mùa đông, Việt Nam là nước có khí hậu ấm áp nên khách Hàn Quốc, Nhật Bản sang bên này rất nhiều. Đó cũng là lý do, khách nước ngoài tới thuê trọn sân trong mùa đông. Ở Đà Lạt cũng vậy, sân golf Sam Tường Lâm luôn đông khách hơn các sân golf độc lập khác chỉ vì nó gắn liền với khách sạn. Ngay từ thời điểm cách đó nhiều tháng, người Hàn Quốc đã sang ký hợp đồng thuê trọn sân. Họ vừa có nhu cầu đánh golf, vừa có nhu cầu ở. Các sân golf mà không có khách sạn, số lượng người đến chơi rất ít”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.