Hồ sơ tài liệu

Đức, Pháp thất vọng vì Ukraine, Mỹ đưa tàu khu trục đến biển Đen

04/04/2015, 15:21

Trong khi các nước Đức, Pháp tỏ ra thất vọng với khủng hoảng của Ukraine thì Mỹ đưa tàu khu trục đến biển Đen.

1-1015454670-1428069536557
Kiev gây khó chịu cho Đức, Pháp khi thường xuyên tìm cách "gây khó dễ" cho tiến trình thực hiện thỏa thuận Minsk. Ảnh: TASS.

Paris cho rằng chính quyền Kiev đang "không toàn tâm toàn ý" tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine khi liên tục vi phạm thỏa thuận Minsk-2.

"Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã thất bại trong việc ban hành một đạo luật cho phép tổ chức bầu cử ở miền Đông và cấp quyền tự trị cho khu vực này.

Kiev đã "thêm thắt" các điều khoản ràng buộc vốn không được nêu ra trong thỏa thuận Minsk-2" - tờ báo Pháp Le Monde dẫn lời "một nguồn tin thân cận với Tổng thống Pháp Francois Hollande" cho biết.

Sputnik News (Nga) cho hay, hôm 17/3, Quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật nói rằng các nước CHND Donetsk và Luhansk tự xưng có thể nhận được cơ chế hành chính đặc biệt "chỉ sau khi tổ chức bầu cử trong khuôn khổ luật pháp Ukraine và có sự giám sát của quốc tế".

"Ngay cả khi những cuộc bầu cử nói trên và việc rút vũ khí hạng nặng là nằm trong thỏa thuận Minsk, thì việc bầu cử cũng nên được tổ chức sau khi các giải pháp chính trị được thực hiện và Donbass nhận được quyền tự trị" - Le Monde viết.

Theo Sputnik, bằng cách theo đuổi những chính sách như vậy, chính phủ Ukraine đang phải hứng nhiều "gạch đá" khi các nước châu Âu liên tục nhắc nhở Kiev rằng "sự giúp đỡ của châu Âu không phải là vô điều kiện".

Những hành động của chính quyền Kiev cũng bị cho là gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc thảo luận về thay đổi Hiến pháp Ukraine - bước tiếp theo nằm trong lộ trình chính trị của thỏa thuận Minsk.

"Điều này (thay đổi Hiến pháp) giống như một cuộc hội thoại giữa những người điếc vậy" - Le Monde nhận xét.

Trước đó, hồi đầu tháng 3, chính phủ Đức cũng tỏ thái độ thất vọng về nhiệm kỳ lãnh đạo của Tổng thống Petro Poroshenko vì ông đã thất bại thảm hại trong việc ổn định tình hình Ukraine - theo thông tin từ đài truyền hình Đức ARD.

Thủ tướng Ukraine bị yêu cầu từ chức

Cũng liên quan đến tình hình tại Ukraine, trong diễn biến mới nhất, Sergei Kaplin đại diện của Đảng cầm quyền Petro Poroshenko cho biết vị thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk sẽ phải từ chức trong tuần tới thông qua một cuộc bỏ phiếu sau khi thiết lập hội đồng điều tra chống tham nhũng tạm thời.

tt_ukraine_rcjz
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tham dự cuộc họp Hội đồng An ninh ở Kiev hôm 4/11/2014.

Được biết yêu cầu này được đưa ra bởi các nhà lập pháp của quốc hội Ukraine Verkhovna Rada.

Hội đồng điều tra chống tham nhũng tạm thời này sẽ điều tra những tuyên bố của cựu quan chức Nikolai Gordienko, trước đây đã cáo buộc thủ tướng Yatsenyuk tham nhũng.

Ông Gordienko là người đứng đầu ban thanh tra tài chính quốc gia. Thủ tướng Yatsenyuk đã cách chức ông Gordienko bởi ông tham gia quá tích cực vào công cuộc điều tra chống tham nhũng.

Cũng theo ông Kaplin, các nhà lập pháp đang chuẩn bị đóng cửa tòa án quốc hội cho tới khi hội đồng chống tham nhũng được thành lập. Hiện họ cũng đang thu thập chữ ký để phê duyệt quyết định này.

Ông Kapline cũng thông báo rằng “một cuộc biểu tình quy mô” sẽ được tổ chức gần tòa nhà quốc hội Verkhovna Rada vào ngày họp toàn thể đầu tiên vào tuần tới.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ vào biển Đen

Tàu khu trục Jason Dunham của Mỹ đã qua eo biển Bosporus và đi vào vùng biển Đen, RIA-Novosti ngày 3/4 dẫn nguồn tin ngoại giao. Hiện vẫn chưa rõ mục tiêu tàu Jason Dunham xuất hiện ở biển Đen, nhưng hạm đội 6 của hải quân Mỹ trước đó cho biết ‘sự hiện diện của tàu nhằm minh chứng cho cam kết hợp tác chặt chẽ của Mỹ với các đồng minh để tăng cường an ninh hàng hải, khả năng sẵn sàng chiến đấu...’, theo RT.

Jason Dunham là tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ, trình làng vào năm 2010. Tàu khu trục được trang bị 2 bệ phóng tên lửa Aegis, có thể chứa đến 56 quả tên lửa hành trình Tomahawk. Trên tàu Jason Dunham có 380 thủy thủ cùng 2 trực thăng SH-60 SeaHawk, RT đưa tin.

Hồi tháng 3.2015, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đưa 6 tàu chiến tham gia một cuộc tập trận hải quân ở biển Đen. Hoạt động này do Mỹ dẫn đầu với các bài tập phòng không và chống tàu ngầm.

Trước đây, Nga đã nhiều lần chỉ trích NATO tăng cường hoạt động gần biên giới Nga. “NATO tăng cường lực lượng tại các nước Đông Âu là một hành động nguy hiểm chưa có tiền lệ, vi phạm tất cả các thỏa thuận hiện hữu, bao gồm thỏa thuận Sáng lập quan hệ Nga - NATO vẫn còn hiệu lực”, Sputnik News dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich.

Đức khám xét văn phòng của 5 bác sĩ từng điều trị cho cơ phó Andreas Lubitz

Các công tố viên Đức vừa khám xét văn phòng của 5 bác sĩ từng điều trị cho cơ phó Andreas Lubitz, người bị nghi cố tình phá hủy máy bay Germanwings hồi tuần trước.

duc1-9273-1428112586
Cảnh sát khám xét nhà của cha mẹ cơ phó Andreas Lubitz ở Montabaur hôm 26/3. Ảnh: Reuters

Tờ Der Spiegel dẫn một báo cáo điều tra của các công tố viên cho hay họ đã thu thập nhiều hồ sơ y tế tại những phòng khám trên và tạp chí Đức sẽ đăng tải báo cáo trong hôm nay.

Khi tên của cơ phó Lubitz được công bố trên báo chí, nhiều bác sĩ đã thông báo về việc anh này từng đến gặp họ. Lubitz đã tìm đến các chuyên gia về cả thần kinh lẫn tâm thần học. Điều này cho thấy Lubitz rất sợ tình trạng sức khỏe sẽ khiến anh ta bị mất giấy phép bay và phải từ bỏ niềm đam mê.

Lufthansa, công ty chủ quản của hãng hàng không giá rẻ Germanwings, hồi đầu tuần xác nhận khi quay lại khóa đào tạo phi công sau thời gian bỏ dở vào năm 2009, Lubitz đã cung cấp các hồ sơ y tế cho thấy anh ta từng bị trầm cảm nặng. Tuy nhiên, sau đó Lubitz vẫn vượt qua tất cả các cuộc kiểm tra y tế và đạt tiêu chuẩn để lái máy bay.

Cơ phó 27 tuổi cũng được cho là đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Lubitz đã nói dối bác sĩ rằng đang nghỉ ốm và không đi bay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.