Hạ tầng

Đường cao tốc mở lối phát triển

05/01/2017, 13:25
image

Những tuyến cao tốc được đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác theo các tiêu chuẩn kiểu mẫu...

8

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động tạo đà phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh: Tạ Tôn

Những tuyến cao tốc được đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác theo các tiêu chuẩn kiểu mẫu đã thúc đẩy phát triển KT-XH của cả nước, đặc biệt là các địa phương có tuyến đường đi qua và trở thành những tuyến đường huyết mạch mới.

Những tuyến huyết mạch mới

Là tuyến giao thông huyết mạch trong hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, việc đưa tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vào khai thác tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và cả nước. Cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ và thuận tiện chính là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư và tăng khả năng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp.

"Trước đây khách chủ yếu đi tàu, theo tour du lịch, nhưng giờ đường đi dễ, các gia đình, nhóm cá nhân có xe riêng thường thích tự lái xe lên Sa Pa vào cuối tuần. Lượng khách đổ về tăng đột biến”.

Bà Hoàng Thị Vượng
Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên du lịch (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịchtỉnh Lào Cai)

Cụ thể, năm 2010, khi tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chưa đi vào khai thác, tỉnh Hà Nam mới chỉ có hai khu công nghiệp (KCN), nay con số này đã tăng lên 7. Riêng năm 2015, Hà Nam đã thu hút khoảng 70 dự án đầu tư mới. Đây cũng là cơ hội cho hàng trăm công nhân có việc làm ổn định ngay trên quê hương. Anh Nguyễn Văn Quân, Công ty CP Nhựa châu Âu (Khu công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) cho biết: “Không gì vui hơn làm việc gần gia đình mà thu nhập lại rất ổn định”.

Cũng là một địa phương được hưởng lợi từ giao thông, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cho biết chỉ sau ba năm cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thông xe, du khách đến với các khu du lịch Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc, Bích Động ngày càng tăng. “Từ khi cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được mở ra, các đường giao thông, nút giao từ Đại Xuyên đến Hà Nam hầu như không ùn tắc và giao thông rất an toàn. Nhà nước mở ra tuyến đường này rất phù hợp cho người tham gia giao thông”, anh Lê Xuân Tùng ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) nói.

Với chiều dài 245km, giữ kỷ lục về chiều dài trong số các tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đánh giá là bước đột phá lớn của ngành GTVT, tạo đà dịch chuyển kinh tế - xã hội, đòn bẩy tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) cho các tỉnh khu vực miền Tây Bắc. Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đã có sự tăng trưởng vượt bậc về vận tải hàng hóa và hành khách, nhất là các tỉnh Yên Bái, Lào Cai đã có sự tăng trưởng 21% đối với vận tải hàng hóa và 15% đối với vận tải hành khách.

Xem thêm video:

Giảm chi phí đi lại

Lưu thông trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, các phương tiện và chủ doanh nghiệp vận tải còn tiết kiệm được tối đa nhiên liệu, giảm chi phí đi lại 12-15% so với lưu thông trên tuyến quốc lộ cũ.

Báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Lào Cai cho thấy, tổng doanh thu vận tải và dịch vụ vận tải do địa phương quản lý trong năm 2015 đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2014. Với các doanh nghiệp thì lợi ích còn lớn hơn nhiều vì chi phí đầu vào trực tiếp giảm, khấu hao tài sản kéo dài hơn và thời điểm giao - nhận các đơn hàng cũng được đảm bảo.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại - Vận tải và Tư vấn kỹ thuật (Lào Cai), đơn vị đang có 22 xe ôtô đầu kéo (rơ-móoc) nhận định: “Tình trạng tắc đường trên tuyến QL 70 trước đây luôn là điều rủi ro lớn nhất với doanh nghiệp, không ít chuyến hàng, chúng tôi đã phải chịu thua lỗ để giữ uy tín với đối tác. Giờ đây đã khác, tổng doanh thu của Công ty trong năm 2015 ước đạt 230 tỷ đồng, tăng 140 tỷ đồng so với năm 2014”.

Không chỉ mang lại hiệu quả một cách rõ rệt, việc đưa tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai vào khai thác còn giảm bớt áp lực, góp phần giảm thiểu ùn tắc và TNGT trên các tuyến QL2, 2B, 32C, 4E và 70. Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) đánh giá, những tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác như: Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình… đã mang lại hiệu quả tích cực. “Qua khảo sát cho thấy, sản lượng vận tải cả hành khách và hàng hóa đều tăng lên, thời gian rút ngắn, góp phần giảm chi phí.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.