Showbiz

Dương Khắc Linh: Tôi không có nhu cầu làm người nổi tiếng

25/04/2016, 18:18

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh cho biết, anh thích những chương trình có tính giải trí cao hơn tính chuyên môn.

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh

Làm giám khảo vì thấy... vui

Đạo diễn Lê Hoàng từng nói giám khảo là một nghề “cưa bom” của showbiz. Anh nghĩ gì về nhận xét này?

Tôi thấy nghề này vui mà. Tôi là nhạc sĩ. Nhạc sĩ thường không tiếp xúc và gần gũi nhiều với khán giả, những chương trình này giúp mình đến gần với khán giả, để mọi người hiểu mình hơn.

Còn tôi nghĩ, đã lên truyền hình thì điều gì mình nói cũng dễ bị hiểu lầm. Dư luận luôn luôn có rất nhiều phía, có người thích, có người không. Tuy nhiên, tôi thấy cách suy nghĩ của người Việt ngày càng rộng rãi, cởi mở hơn rồi nên cũng không cần lo lắng nhiều. Mà con người không phải ai cũng có suy nghĩ giống nhau, nên nếu làm việc thì phải chấp nhận những điều đó. Mình thế nào thì cứ thể hiện như vậy thôi.

Đâu là lý do khiến anh quyết định nhận lời ngồi ghế nóng cho một chương trình truyền hình thực tế (THTT)? 

Với tôi, mối quan hệ với nhà sản xuất là quan trọng nhất. Họ chỉ đường cho mình, chỉ ra chương trình có gì

"Chương trình X-factor năm nay, ban đầu tôi cũng không nghĩ mình sẽ làm đâu. Tôi đã lo rằng, liệu có tìm được những tài năng mới hay không? Cũng bất ngờ rằng có nhiều tài năng mới. Ai cũng muốn theo đuổi đam mê của mình rất nghiêm túc, nên mình mà dừng chương trình này thì chắc chắn những bạn ấy sẽ thiệt thòi. Dừng chương trình thì mình có thể sẽ lấy đi cơ hội của họ, điều đó có nên không?".

hấp dẫn để mình yên tâm khi nhận show này, rằng mình tham gia thì sẽ có đóng góp để chương trình tốt hơn.

Cát-sê thì quan trọng thật, nhưng không phải tất cả vì tiền bao nhiêu tiêu cũng hết. Tham gia một chương trình, mình phải bỏ rất nhiều thời gian để huấn luyện cho thí sinh, rồi phải làm đẹp bản thân để lên hình nên cát-sê cũng phải có, nhưng để vui thôi.

Về độ nổi tiếng thì tôi không có nhu cầu. Làm người nổi tiếng không mang nhiều lợi lộc cho tôi. Nhạc sĩ đâu cần ai cũng biết mình, vì người ta có vì mình nổi tiếng mà nghe nhạc của mình đâu. Nhạc hay thì người ta nghe. Nhạc sĩ thì chỉ cần ca sĩ biết mình là được rồi, vì đó mới là đối tác của họ.

Ở nước ngoài, không ai biết ai làm nhạc cho Taylor Swift hay Britney Spears, vì họ không bao giờ nhắc nhiều đến nhạc sĩ như ở Việt Nam. Thú thật, nhiều người bảo tôi làm giám khảo cho vui thì tôi làm thử, thử vài lần tôi thấy cũng vui thật nên mới làm.

Anh đã ngồi ghế nóng khá nhiều chương trình như The Voice Kids, X-factor, The Remix. Nhiều người nhận xét anh làm giám khảo nhạt lắm, luôn nhận xét an toàn, ngại đụng chạm?

Tôi chỉ nhận xét theo suy nghĩ của mình thôi mà. Tôi là một người cũng dễ dàng, không muốn làm cho mọi thứ trở nên quá gay cấn. Tôi nghĩ, làm giám khảo, quan trọng nhất là phải làm cho chương trình có tính giải trí, chứ cứ nhận xét về chuyên môn thì sẽ cực kỳ chán, không ai muốn xem đâu.

rin_8629_01

 

Không phải quán quân nào cũng thành "sao"

Nhưng tính chuyên môn quan trọng! Chẳng phải các chương trình hiện nay quá đề cao tính giải trí mà xem nhẹ tính chuyên môn là lý do khiến các thí sinh bước ra khỏi THTT “lặn tăm” vì không có kỹ năng thật sự để trụ lại sao?

“Lặn tăm” là do thí sinh chứ không phải do giám khảo. Giám khảo chỉ đưa ra những ý kiến tốt nhất để lựa chọn ra người xứng đáng thắng trong cuộc thi đó, còn sau đó thí sinh sẽ tiếp tục con đường nghệ thuật của mình. Họ phải tự tổ chức, tự tìm êkip để trên bước đà đó trở thành người nổi tiếng. Trách nhiệm của chương trình chỉ đến lúc tìm ra quán quân thôi.

Tôi cho rằng, thí sinh đã giành quán quân thì phải tìm một êkip tốt để trên đà đó sẽ bay lên luôn, chứ nhà sản xuất không thể nào trợ giúp mãi cho họ được. Tôi vẫn hay cố gắng trợ giúp cho các thí sinh để họ tiếp tục con đường thực hiện ước mơ, vì tôi muốn mình có trách nhiệm với các thí sinh của mình, hỗ trợ họ sau cuộc thi. Nhưng không phải chương trình nào cũng yêu cầu sau cuộc thi, giám khảo phải tiếp tục giúp đỡ thí sinh. Tùy thuộc vào tính cách giám khảo và cái duyên của thí sinh và giám khảo nữa.

Vậy còn sự nhạt nhòa, thiếu điểm nhấn của các ca sĩ bước ra từ truyền hình thực tế hiện nay, anh giải thích ra sao?

Không phải quán quân nào cũng trở thành sao sau truyền hình thực tế. Tôi lấy ví dụ, Hà Lan là nước tạo ra The Voice, quán quân của họ cũng bị chìm luôn sau chương trình. Họ cũng đặt ra câu hỏi: “Thi mà sau đó không nổi thì thi làm gì?”. Câu trả lời là trách nhiệm của nghệ sĩ. THTT chỉ là bước đệm để họ trở thành người của công chúng, chứ không có nghĩa quán quân là sẽ thành ngôi sao. Nhiều người đang lầm tưởng điều này.

Cá nhân anh thích một chương trình mang tính chuyên môn cao hay tính giải trí cao hơn?

Có lẽ là chương trình giải trí. Vì chương trình nặng tính chuyên môn thì chán lắm. Tôi nghĩ nhiều người đang hiểu sai một điều là, họ nghĩ THTT là những chương trình tìm kiếm tài năng. Nhưng đó chỉ là một chương trình giải trí chứ không phải tìm kiếm tài năng để thành ngôi sao. Cảm xúc thật trong những chương trình đó mới quan trọng chứ không phải chỉ ra hát thế nọ thế kia hay kỹ thuật ra sao.

Nhưng rõ ràng hiện nay đang có rất nhiều chương trình tìm kiếm tài năng như X-factor, The voice, Vietnam’s Got Talent,… Và nhạc sĩ Thanh Bùi phải cho rằng nên dừng các chương trình THTT lại vì thị trường âm nhạc cũng không kịp thở. Ý kiến của anh thế nào?

Nói thật, chương trình X-factor năm nay, ban đầu tôi cũng không nghĩ mình sẽ làm đâu. Tôi đã lo rằng, liệu có tìm được những tài năng mới hay không? Cũng bất ngờ rằng có nhiều tài năng mới. Ai cũng muốn theo đuổi đam mê của mình rất nghiêm túc, nên mình mà dừng chương trình này thì chắc chắc những bạn ấy sẽ thiệt thòi. Dừng chương trình thì mình có thể sẽ lấy đi cơ hội của họ, điều đó có nên không?

Tôi thấy hiện nay có nhiều người muốn theo con đường âm nhạc. Nếu chúng ta không đưa cho họ sân chơi để họ tỏa sáng thì sẽ rất tiếc cho các bạn ấy. Đương nhiên, nhà sản xuất thì rất lo vì chương trình thành công hay không thì thí sinh mới là người quyết định.

Việc tìm kiếm tài năng phải là đạo diễn âm nhạc tìm ra những thí sinh tốt cho cuộc thi, còn ban giám khảo chỉ nhận xét, nói những lời nói vui và góp ý một chút kỹ thuật thôi. Thí sinh có tốt thì mới tìm được người tốt, chứ giám khảo giỏi mà thí sinh tào lao thì sao tìm được người giỏi.

Cảm ơn anh!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.