Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được phê duyệt liên quan tới sinh kế của rất nhiều người Hà Nội.
KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đánh giá, đây là bước khởi đầu để hiện thực hóa giấc mơ “thành phố hai bên sông Hồng”.
Ý tưởng quy hoạch hai bên bờ sông Hồng từng được đặt ra cách đây hàng chục năm. Vì sao việc này lại khó khăn đến vậy, thưa ông?
Gần 30 năm trước, Hà Nội đã định hướng cải tạo diện mạo hai bên bờ sông. Hàng loạt bản quy hoạch đã được triển khai với mục đích xây dựng giao thông kết nối hai bờ sông, trị thủy nhưng tất cả đều lỡ dở.
Năm 1994, Dự án Trấn Sông Hồng được đề xuất xây dựng bởi nhà đầu tư Singapore, tại vị trí ngoài đê khu vực An Dương, tổng vốn đầu tư dự kiến khi đó là 240 tỷ đồng. Hà Nội cũng đã lập Ban Quản lý dự án.
Do có một số vướng mắc, dự án không thể triển khai.
Đến 2006, lãnh đạo Hà Nội và thị trưởng Seoul (Hàn Quốc) đã ký thỏa thuận hợp tác quy hoạch, cải tạo và phát triển hai bên bờ sông Hồng.
Theo tính toán của đơn vị tư vấn, dự án chia theo 4 khu vực với tổng diện tích 1.500ha, tổng vốn đầu tư hơn 7,1 tỷ USD, triển khai từ năm 2008 - 2020. Nhưng đến năm 2008, dự án dừng triển khai.
Cũng đã có một số doanh nghiệp trong nước nghiên cứu quy hoạch hai bờ sông Hồng, song cũng không khả thi.
Ông đánh giá thế nào về ý nghĩa của đồ án quy hoạch vừa được phê duyệt và công bố, với diện tích lên tới 11.000ha và trải dài 40km?
Đây thực sự là một bản quy hoạch mang tính đột phá.
Quy hoạch là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất mới, tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai bên sông Hồng.
Nội dung này có ý nghĩa hết sức thiết thực để ổn định đời sống nhân dân khu vực ngoài đê, đáp ứng được mong mỏi nhiều năm nay.
Theo ông, điều quan trọng nhất sau khi quy hoạch được phê duyệt là gì?
Đó chính là việc triển khai quy hoạch vào thực tiễn.
Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết 1/500, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng, hình thành các trục không gian đặc trưng hành lang xanh, với các chức năng chính là công trình công cộng, công viên cây xanh, văn hóa lịch sử, dịch vụ du lịch, giải trí.
Cần rà soát, xác định cụ thể danh mục những khu dân cư tập trung hiện có; xác định cụ thể pháp lý về sử dụng đất đối với từng lô đất, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng.
Một việc quan trọng khác là kiểm tra, quản lý, giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch; chống lấn chiếm, nhất là sau khi hình thành các tuyến đường ở bãi sông theo quy hoạch.
Để các ý tưởng trong quy hoạch phân khu sông Hồng trở thành hiện thực, thành phố cần giải quyết những bài toán nào?
Thứ nhất là phải xác định nguồn lực
Từ những mục tiêu lớn trong đồ án, thành phố cần xây dựng các dự án chi tiết hơn, phân tích rõ những nguồn lực để thực hiện, sau đó phân loại để có thứ tự ưu tiên.
Theo tôi, vấn đề đầu tiên chúng ta phải làm là ổn định dòng chảy trước. Rất nhiều nghiên cứu của nước ngoài cũng nhận định như vậy
Thứ hai là vấn đề hạ tầng kỹ thuật, tiếp đến là vấn đề kêu gọi đầu tư.
Các khu vực cần được phân định rõ ràng, chẳng hạn như đầu tư chỉnh trang lại hệ thống đê điều, xây dựng khu công viên, khu thể thao, khu nghỉ dưỡng, khu văn hóa lịch sử hay các dự án giao thông, nâng cấp khu dân cư.
Rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến các kế hoạch này, cơ bản là phải có những quy định cụ thể, rõ ràng.
Trên thế giới đã có nhiều thành phố được xây dựng hai bên sông, theo ông Hà Nội nên tham khảo kinh nghiệm từ những thành phố nào?
Từ Paris của Pháp, London của Anh, New York của Mỹ hay Thủ đô Seoul của Hàn Quốc, những thành phố được xây dựng ven sông đều cho thấy bài học kinh nghiệm.
Hà Nội có thể tham khảo nhưng vấn đề đặt ra là phải tiếp thu có chọn lọc để tạo ra một bức tranh tổng thể về kiến trúc hiện đại, tiên tiến nhưng vẫn mang bản sắc Việt Nam.
50 - 60 năm trước đây, người Hàn Quốc từng mơ “giấc mơ sông Hàn” và họ đã tạo được “kỳ tích sông Hàn”.
Nếu Hà Nội quyết tâm làm và kêu gọi đầu tư, chắc chắn không thiếu doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng hành. Từ đó một “kỳ tích” như sông Hàn sẽ hiện hữu tại Thủ đô Hà Nội.
Việc quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sẽ tạo ra những lợi thế gì cho Hà Nội?
Với quy mô diện tích khoảng 11.000ha, kéo dài 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, ý tưởng đầu tiên của đồ án lần này là muốn tổ chức lại không chỉ không gian cảnh quan đô thị dọc hai bên bờ sông một cách quy củ, rõ ràng, mà còn đảm bảo sinh kế cho hàng chục nghìn hộ dân ở đây.
Quỹ đất của hai bên sông Hồng gấp gần 2 lần của 4 quận nội thành. Với vị trí của trục trung tâm thì việc bố trí những công trình có tầm vóc quốc gia là hợp lý.
Thứ hai là vấn đề hạ tầng kỹ thuật, tiếp đến là vấn đề kêu gọi đầu tư.
Các khu vực cần được phân định rõ ràng, chẳng hạn như đầu tư chỉnh trang lại hệ thống đê điều, xây dựng khu công viên, khu thể thao, khu nghỉ dưỡng, khu văn hóa lịch sử hay các dự án giao thông, nâng cấp khu dân cư.
Đồ án quy hoạch này sẽ là cơ sở, cơ hội tốt để khai thác hiệu quả những tiềm năng vốn có của cả vùng, đưa sông Hồng trở thành thương hiệu của Thủ đô
Ông đánh giá thế nào về cách tiếp cận đối với vấn đề hạ tầng giao thông trong đồ án?
Trong quy hoạch lần này có đặt ra yêu cầu hạ tầng kỹ thuật nói chung, trong đó có đột phá quy hoạch về giao thông.
Nhưng lần này thì hoàn toàn có thể giải quyết được. Chẳng hạn như hai trục bên sông Hồng có thể nâng chiều rộng mặt cắt ngang từ 40 - 60m, phục vụ cho 8 - 10 làn xe. Tuyến đê đi qua nội đô cũng được nâng lên 6 - 8 làn xe.
Bên cạnh đó, việc chỉnh trị đường dẫn giao thông thủy, bến cảng cũng sẽ giảm áp lực giao thông cho nội đô Hà Nội, tạo ra đột phá mới cho giao thông vận tải đường sông, phát triển dịch vụ du lịch.
Quanh khu vực này có rất nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống hai bên sông
Nhiều năm qua, các địa phương đã buông lỏng quản lý dẫn đến việc người dân lấn chiếm, xây dựng lộn xộn ven sông Hồng. Theo ông, vấn đề này cần được giải quyết thế nào?
Việc rà soát lại các khu dân cư, đặc biệt rà soát trong việc sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng rất phức tạp.
Rất nhiều khu vực bãi sông vừa qua đã được khai thác tạm thời sản xuất nông nghiệp, nhưng sắp tới chuyên thành các dự án thì cần phải có cơ chế phù hợp, đảm bảo quyền lợi của người dân.
Dù căn cứ vào các quy định chung, song cũng phải xem xét thực trạng của người dân đã ở đây như thế nào.
Có thể hình dung diện mạo Hà Nội ra sao quy hoạch được triển khai thành công, thưa ông?
Trong tổng số 11.000ha thuộc phạm vi nghiên cứu, ngoài diện tích dòng chảy, còn lại là quỹ đất 7.000ha.
Đây là cơ sở để tạo dựng những khu nhà ở sinh thái, không gian xanh, không gian công cộng... một cách chủ động, không bị chi phối, bị điều chỉnh bởi các dự án kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư.
Đây là cơ sở để tạo dựng những khu nhà ở sinh thái, không gian xanh, không gian công cộng... một cách chủ động, không bị chi phối, bị điều chỉnh bởi các dự án kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư.
Cảm ơn ông!
Ý tưởng quy hoạch hai bên bờ sông Hồng từng được đặt ra cách đây hàng chục năm. Vì sao việc này lại khó khăn đến vậy, thưa ông?
Gần 30 năm trước, Hà Nội đã định hướng cải tạo diện mạo hai bên bờ sông. Hàng loạt bản quy hoạch đã được triển khai với mục đích xây dựng giao thông kết nối hai bờ sông, trị thủy nhưng tất cả đều lỡ dở.
Năm 1994, Dự án Trấn Sông Hồng được đề xuất xây dựng bởi nhà đầu tư Singapore, tại vị trí ngoài đê khu vực An Dương, tổng vốn đầu tư dự kiến khi đó là 240 tỷ đồng. Hà Nội cũng đã lập Ban Quản lý dự án.
Do có một số vướng mắc, dự án không thể triển khai.
Đến 2006, lãnh đạo Hà Nội và thị trưởng Seoul (Hàn Quốc) đã ký thỏa thuận hợp tác quy hoạch, cải tạo và phát triển hai bên bờ sông Hồng.
Theo tính toán của đơn vị tư vấn, dự án chia theo 4 khu vực với tổng diện tích 1.500ha, tổng vốn đầu tư hơn 7,1 tỷ USD, triển khai từ năm 2008 - 2020. Nhưng đến năm 2008, dự án dừng triển khai.
Cũng đã có một số doanh nghiệp trong nước nghiên cứu quy hoạch hai bờ sông Hồng, song cũng không khả thi.
Ông đánh giá thế nào về ý nghĩa của đồ án quy hoạch vừa được phê duyệt và công bố, với diện tích lên tới 11.000ha và trải dài 40km?
Quy hoạch là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất mới, tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai bên sông Hồng.
Nội dung này có ý nghĩa hết sức thiết thực để ổn định đời sống nhân dân khu vực ngoài đê, đáp ứng được mong mỏi nhiều năm nay.
Theo ông, điều quan trọng nhất sau khi quy hoạch được phê duyệt là gì?
Đó chính là việc triển khai quy hoạch vào thực tiễn.
Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết 1/500, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng, hình thành các trục không gian đặc trưng hành lang xanh, với các chức năng chính là công trình công cộng, công viên cây xanh, văn hóa lịch sử, dịch vụ du lịch, giải trí.
Cần rà soát, xác định cụ thể danh mục những khu dân cư tập trung hiện có; xác định cụ thể pháp lý về sử dụng đất đối với từng lô đất, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng.
Một việc quan trọng khác là kiểm tra, quản lý, giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch; chống lấn chiếm, nhất là sau khi hình thành các tuyến đường ở bãi sông theo quy hoạch.
Để các ý tưởng trong quy hoạch phân khu sông Hồng trở thành hiện thực, thành phố cần giải quyết những bài toán nào?
Thứ nhất là phải xác định nguồn lực.
Từ những mục tiêu lớn trong đồ án, thành phố cần xây dựng các dự án chi tiết hơn, phân tích rõ những nguồn lực để thực hiện, sau đó phân loại để có thứ tự ưu tiên.
Theo tôi, vấn đề đầu tiên chúng ta phải làm là ổn định dòng chảy trước. Rất nhiều nghiên cứu của nước ngoài cũng nhận định như vậy.
Thứ hai là vấn đề hạ tầng kỹ thuật, tiếp đến là vấn đề kêu gọi đầu tư.
Các khu vực cần được phân định rõ ràng, chẳng hạn như đầu tư chỉnh trang lại hệ thống đê điều, xây dựng khu công viên, khu thể thao, khu nghỉ dưỡng, khu văn hóa lịch sử hay các dự án giao thông, nâng cấp khu dân cư.
Rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến các kế hoạch này, cơ bản là phải có những quy định cụ thể, rõ ràng.
Trên thế giới đã có nhiều thành phố được xây dựng hai bên sông, theo ông Hà Nội nên tham khảo kinh nghiệm từ những thành phố nào?
Từ Paris của Pháp, London của Anh, New York của Mỹ hay Thủ đô Seoul của Hàn Quốc, những thành phố được xây dựng ven sông đều cho thấy bài học kinh nghiệm.
Hà Nội có thể tham khảo nhưng vấn đề đặt ra là phải tiếp thu có chọn lọc để tạo ra một bức tranh tổng thể về kiến trúc hiện đại, tiên tiến nhưng vẫn mang bản sắc Việt Nam.
50 - 60 năm trước đây, người Hàn Quốc từng mơ “giấc mơ sông Hàn” và họ đã tạo được “kỳ tích sông Hàn”.
Nếu Hà Nội quyết tâm làm và kêu gọi đầu tư, chắc chắn không thiếu doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng hành. Từ đó một “kỳ tích” như sông Hàn sẽ hiện hữu tại Thủ đô Hà Nội.
Việc quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sẽ tạo ra những lợi thế gì cho Hà Nội?
Với quy mô diện tích khoảng 11.000ha, kéo dài 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, ý tưởng đầu tiên của đồ án lần này là muốn tổ chức lại không chỉ không gian cảnh quan đô thị dọc hai bên bờ sông một cách quy củ, rõ ràng, mà còn đảm bảo sinh kế cho hàng chục nghìn hộ dân ở đây.
Quỹ đất của hai bên sông Hồng gấp gần 2 lần của 4 quận nội thành. Với vị trí của trục trung tâm thì việc bố trí những công trình có tầm vóc quốc gia là hợp lý.
Từ đây cũng tạo ra các điểm liên kết giữa Hà Nội cổ là Cổ Loa với Hồ Tây - trục không gian mới của Hà Nội, tạo động lực phát triển mới cho thành phố.
Đồ án quy hoạch này sẽ là cơ sở, cơ hội tốt để khai thác hiệu quả những tiềm năng vốn có của cả vùng, đưa sông Hồng trở thành thương hiệu của Thủ đô.
Ông đánh giá thế nào về cách tiếp cận đối với vấn đề hạ tầng giao thông trong đồ án?
Trong quy hoạch lần này có đặt ra yêu cầu hạ tầng kỹ thuật nói chung, trong đó có đột phá quy hoạch về giao thông.
Điểm nổi trội ở đây là định hướng xây dựng mới hai tuyến trục chính đô thị dọc sông Hồng. Đây là nội dung mà 7 lần quy hoạch trước đây đã đặt ra nhưng còn vướng về thể chế.
Nhưng lần này thì hoàn toàn có thể giải quyết được. Chẳng hạn như hai trục bên sông Hồng có thể nâng chiều rộng mặt cắt ngang từ 40 - 60m, phục vụ cho 8 - 10 làn xe. Tuyến đê đi qua nội đô cũng được nâng lên 6 - 8 làn xe.
Bên cạnh đó, việc chỉnh trị đường dẫn giao thông thủy, bến cảng cũng sẽ giảm áp lực giao thông cho nội đô Hà Nội, tạo ra đột phá mới cho giao thông vận tải đường sông, phát triển dịch vụ du lịch.
Quanh khu vực này có rất nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống hai bên sông.
Nhiều năm qua, các địa phương đã buông lỏng quản lý dẫn đến việc người dân lấn chiếm, xây dựng lộn xộn ven sông Hồng. Theo ông, vấn đề này cần được giải quyết thế nào?
Việc rà soát lại các khu dân cư, đặc biệt rà soát trong việc sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng rất phức tạp.
Rất nhiều khu vực bãi sông vừa qua đã được khai thác tạm thời sản xuất nông nghiệp, nhưng sắp tới chuyên thành các dự án thì cần phải có cơ chế phù hợp, đảm bảo quyền lợi của người dân.
Dù căn cứ vào các quy định chung, song cũng phải xem xét thực trạng của người dân đã ở đây như thế nào.
Có thể hình dung diện mạo Hà Nội ra sao quy hoạch được triển khai thành công, thưa ông?
Trong tổng số 11.000ha thuộc phạm vi nghiên cứu, ngoài diện tích dòng chảy, còn lại là quỹ đất 7.000ha.
Đây là cơ sở để tạo dựng những khu nhà ở sinh thái, không gian xanh, không gian công cộng... một cách chủ động, không bị chi phối, bị điều chỉnh bởi các dự án kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư.
Đây cũng là cơ hội để Hà Nội tái thiết, chỉnh trang khu vực ngoài đê vốn phát triển rất lộn xộn, nhếch nhác, di dời các khu nhà ở hiện có xây dựng không an toàn và kém chất lượng, ảnh hưởng không gian thoát lũ.
Cảm ơn ông!
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận