Từ khi dịch Covid-19 bùng phát cho đến thời điểm này, đội ngũ y tế luôn tận tâm, tận lực, gác lại mọi riêng tư để bám trụ chiến đấu. Nhưng dịch bệnh cũng khiến bộc lộ nhiều câu chuyện liên quan đến ngành Y, đến công việc và cuộc sống của họ. Ông Phạm Văn Học, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng vương, Phó Chủ tịch hiệp hội Y tế tư nhân cho rằng, thực tế trên đòi hỏi cần sớm được giải quyết.

Hơn 2 năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều mặt đến đội ngũ y, bác sĩ, nhất là những người trực tiếp tham gia chống dịch. Không ít người đã có suy nghĩ thay đổi công việc, chuyển chỗ làm. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

Giá dịch vụ y tế Việt Nam đang rẻ nhất thế giới, rẻ hơn cả Lào, Campuchia. Lý do là chúng ta chưa tính đúng, tính đủ cấu thành giá của sản phẩm, chưa dựa trên giá thực tế, dẫn đến thu không đủ chi.

Ví như 1 ca mổ ruột thừa ở Pháp chi phí của bệnh nhân khoảng 30 triệu đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 2,8 triệu đồng…

Khi giá chưa tính đúng, tính đủ, thu không đủ bù chi, thì đương nhiên thu nhập nhân viên y tế thấp. Điều đó dẫn đến việc họ phải tìm mọi cách để đảm bảo thu nhập, nhu cầu đời sống.

Đến khi nào bác sĩ được trả đúng những gì họ cống hiến thì họ sẽ toàn tâm toàn ý với công việc. Không thể bắt họ cống hiến khi dạ dày họ trống rỗng!

Đó là câu chuyện của khối y tế công, vậy với khối y tế tư thì sao thưa ông?

Ở khối tư nhân, bác sĩ được trả lương theo đúng năng lực của họ. Ví như bác sĩ chuyên khoa 2 nhưng không làm gì cả thì lương cũng rất thấp.

Trong một bác sĩ mới ra trường làm khoa học, nắm vững kỹ thuật, làm được nhiều việc thì có thể lương cao gấp đôi. Khối y tế tư nhân hiện nay tôn trọng đúng quy luật kinh tế y tế.

Như ông nói thì không thể bắt các y bác sĩ cống hiến khi dạ dày họ trống rỗng. Vậy cách nào để họ chuyên tâm vào việc chữa bệnh cứu người mà không phải lăn tăn chuyện cơm áo gạo tiền?

Hiện nay thu nhập bình quân hợp pháp của một giám đốc bệnh viện khoảng 10 triệu đồng, chưa thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hay chăm lo cho gia đình, dự phòng, tích lũy.

Một bác sĩ học 6 năm, ra trường muốn được cấp chứng chỉ hành nghề phải đi thực tế 18 tháng, nộp 76 triệu đồng học phí, khi được vào biên chế, lĩnh lương khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, rất thấp so với sự đầu tư, công sức, trí tuệ của họ.

Do đó, cần phải đãi ngộ tương xứng, tạo thu nhập hợp pháp đủ trang trải nhu cầu cuộc sống và tích lũy, khi đó cán bộ lãnh đạo, nhân viên y tế sẽ không dám tham nhũng, không dám “nhúng chàm” nữa.

Cùng với đó, luật pháp phải đủ chặt chẽ để nếu ai đó muốn tham nhũng cũng không thể. Thực tế hiện nay, các quy định về luật vẫn còn kẽ hở.

Thời gian gần đây, nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ngành Y tế, các bệnh viện lớn đã vướng vào vòng lao lý. Đáng chú ý là những người này đều có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành y, được đánh giá là những nhân tài, có chuyên môn tốt. Ông đánh giá vấn đề này ra sao?

Thực sự đây là chuyện rất đáng tiếc, nhưng nếu phân tích tổng thể khách quan thì đó là một điều tất yếu bởi hai lý do.

Thứ nhất, bất cứ cơ sở y tế cấp nào ở nước ta hiện nay, để được cất nhắc làm lãnh đạo trước hết phải là một người có chuyên môn giỏi. Bác sĩ giỏi thì lên trưởng khoa, trưởng khoa giỏi thì lên phó giám đốc rồi giám đốc.

Và khi lên đến vị trí giám đốc rồi thì sẽ không làm nhiệm vụ chuyên môn nữa mà tập trung làm quản lý.

Trong khi đó, kiến thức, kỹ năng về công tác quản lý thường không được đào tạo hoặc đào tạo chắp vá.

Thứ hai, cùng với hoạt động khám, chữa bệnh, một bệnh viện khi vận hành còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như tài chính, kinh tế, đầu tư xây dựng, đấu thầu mua sắm…

Để triển khai thực hiện, các giám đốc sẽ chủ yếu dựa vào chủ trương của ngành, của Nhà nước.

Ví dụ, bệnh viện nào cũng cần và phải thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế… trong khi đó xã hội hóa như thế nào thì lại không được cụ thể bằng luật. Nhiều quy định bị bỏ ngỏ, thiếu chi tiết thậm chí còn tồn tại không ít kẽ hở…

Khi vận hành cơ sở y tế thì người đứng đầu dựa vào chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ đạo của cấp trên… nhưng khi có vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng sẽ điều tra, xử lý trên cơ sở quy định của luật pháp.

Trước thực tế trên, có ý kiến cho rằng không nên lựa chọn các thầy thuốc giỏi chuyên môn nghiệp vụ vào vị trí lãnh đạo, quản lý cơ sở y tế. Quan điểm của ông thế nào?

Để tạo ra một môi trường y tế minh bạch, cần xét về cơ cấu tổ chức hệ thống. Trước hết, y tế cần phải phân định rõ, công ra công, tư ra tư.

Với mô hình bệnh viện tư, doanh nghiệp sẽ tự lo nên chúng ta không cần bàn đến.

Đối với y tế công cần phân định, các cơ sở y tế quốc phòng an ninh, ngân sách bao cấp 100% nên hạch toán tài chính đơn thuần, giám đốc bệnh viện có thể đảm nhiệm được.

Tuy nhiên, vẫn cần có giám đốc tài chính và tất nhiên người đó phải được đào tạo và am hiểu về tài chính.

Các cơ sở y tế dân sự bao gồm bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trung ương… là đơn vị tự hạch toán (tự chủ), tức là đơn vị kinh doanh thì nhất thiết phải tách rời hai lĩnh vực chuyên môn y dược và quản trị kinh doanh.

Chủ tịch Hội đồng quản trị phải là người có trình độ, am hiểu luật pháp, kinh tế, tài chính.

Ở khối chuyên môn, giám đốc cần phải là bác sĩ và chỉ lo mảng chuyên môn. Không phải là không nên mà nhất thiết bác sĩ không bao giờ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và ngược lại.

Dù mang tính chất đặc thù đến đâu thì đã kinh doanh phải thực hiện và tuân thủ các nguyên tắc của Luật Doanh nghiệp, không thể để bác sĩ đi làm kinh doanh như hiện nay…

Xin cảm ơn ông!

Hơn 2 năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều mặt đến đội ngũ y, bác sĩ, nhất là những người trực tiếp tham gia chống dịch. Không ít người đã có suy nghĩ thay đổi công việc, chuyển chỗ làm. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

Giá dịch vụ y tế Việt Nam đang rẻ nhất thế giới, rẻ hơn cả Lào, Campuchia. Lý do là chúng ta chưa tính đúng, tính đủ cấu thành giá của sản phẩm, chưa dựa trên giá thực tế, dẫn đến thu không đủ chi.

Muốn giải quyết, trước hết phải tính được giá sản phẩm, tính đúng, tính đủ với tất cả các yếu tố đầu vào, định giá một cách hết sức nghiêm túc.

Ví như 1 ca mổ ruột thừa ở Pháp chi phí của bệnh nhân khoảng 30 triệu đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 2,8 triệu đồng…

Khi giá chưa tính đúng, tính đủ, thu không đủ bù chi, thì đương nhiên thu nhập nhân viên y tế thấp. Điều đó dẫn đến việc họ phải tìm mọi cách để đảm bảo thu nhập, nhu cầu đời sống.

Đến khi nào bác sĩ được trả đúng những gì họ cống hiến thì họ sẽ toàn tâm toàn ý với công việc. Không thể bắt họ cống hiến khi dạ dày họ trống rỗng!

Đó là câu chuyện của khối y tế công, vậy với khối y tế tư thì sao thưa ông?

Ở khối tư nhân, bác sĩ được trả lương theo đúng năng lực của họ. Ví như bác sĩ chuyên khoa 2 nhưng không làm gì cả thì lương cũng rất thấp.

Trong một bác sĩ mới ra trường làm khoa học, nắm vững kỹ thuật, làm được nhiều việc thì có thể lương cao gấp đôi. Khối y tế tư nhân hiện nay tôn trọng đúng quy luật kinh tế y tế.

Như ông nói thì không thể bắt các y bác sĩ cống hiến khi dạ dày họ trống rỗng. Vậy cách nào để họ chuyên tâm vào việc chữa bệnh cứu người mà không phải lăn tăn chuyện cơm áo gạo tiền?

Hiện nay thu nhập bình quân hợp pháp của một giám đốc bệnh viện khoảng 10 triệu đồng, chưa thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hay chăm lo cho gia đình, dự phòng, tích lũy.

Một bác sĩ học 6 năm, ra trường muốn được cấp chứng chỉ hành nghề phải đi thực tế 18 tháng, nộp 76 triệu đồng học phí, khi được vào biên chế, lĩnh lương khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, rất thấp so với sự đầu tư, công sức, trí tuệ của họ.

Do đó, cần phải đãi ngộ tương xứng, tạo thu nhập hợp pháp đủ trang trải nhu cầu cuộc sống và tích lũy, khi đó cán bộ lãnh đạo, nhân viên y tế sẽ không dám tham nhũng, không dám “nhúng chàm” nữa.

Cùng với đó, luật pháp phải đủ chặt chẽ để nếu ai đó muốn tham nhũng cũng không thể. Thực tế hiện nay, các quy định về luật vẫn còn kẽ hở.

Thời gian gần đây, nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ngành Y tế, các bệnh viện lớn đã vướng vào vòng lao lý. Đáng chú ý là những người này đều có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành y, được đánh giá là những nhân tài, có chuyên môn tốt. Ông đánh giá vấn đề này ra sao?

Thực sự đây là chuyện rất đáng tiếc, nhưng nếu phân tích tổng thể khách quan thì đó là một điều tất yếu bởi hai lý do.

Thứ nhất, bất cứ cơ sở y tế cấp nào ở nước ta hiện nay, để được cất nhắc làm lãnh đạo trước hết phải là một người có chuyên môn giỏi. Bác sĩ giỏi thì lên trưởng khoa, trưởng khoa giỏi thì lên phó giám đốc rồi giám đốc.

Và khi lên đến vị trí giám đốc rồi thì sẽ không làm nhiệm vụ chuyên môn nữa mà tập trung làm quản lý.

Trong khi đó, kiến thức, kỹ năng về công tác quản lý thường không được đào tạo hoặc đào tạo chắp vá.

Thứ hai, cùng với hoạt động khám, chữa bệnh, một bệnh viện khi vận hành còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như tài chính, kinh tế, đầu tư xây dựng, đấu thầu mua sắm…

Để triển khai thực hiện, các giám đốc sẽ chủ yếu dựa vào chủ trương của ngành, của Nhà nước.

Ví dụ, bệnh viện nào cũng cần và phải thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế… trong khi đó xã hội hóa như thế nào thì lại không được cụ thể bằng luật. Nhiều quy định bị bỏ ngỏ, thiếu chi tiết thậm chí còn tồn tại không ít kẽ hở…

Khi vận hành cơ sở y tế thì người đứng đầu dựa vào chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ đạo của cấp trên… nhưng khi có vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng sẽ điều tra, xử lý trên cơ sở quy định của luật pháp.

Trước thực tế trên, có ý kiến cho rằng không nên lựa chọn các thầy thuốc giỏi chuyên môn nghiệp vụ vào vị trí lãnh đạo, quản lý cơ sở y tế. Quan điểm của ông thế nào?

Để tạo ra một môi trường y tế minh bạch, cần xét về cơ cấu tổ chức hệ thống. Trước hết, y tế cần phải phân định rõ, công ra công, tư ra tư.

Với mô hình bệnh viện tư, doanh nghiệp sẽ tự lo nên chúng ta không cần bàn đến.

Đối với y tế công cần phân định, các cơ sở y tế quốc phòng an ninh, ngân sách bao cấp 100% nên hạch toán tài chính đơn thuần, giám đốc bệnh viện có thể đảm nhiệm được.

Tuy nhiên, vẫn cần có giám đốc tài chính và tất nhiên người đó phải được đào tạo và am hiểu về tài chính.

Các cơ sở y tế dân sự bao gồm bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trung ương… là đơn vị tự hạch toán (tự chủ), tức là đơn vị kinh doanh thì nhất thiết phải tách rời hai lĩnh vực chuyên môn y dược và quản trị kinh doanh.

Chủ tịch Hội đồng quản trị phải là người có trình độ, am hiểu luật pháp, kinh tế, tài chính.

Ở khối chuyên môn, giám đốc cần phải là bác sĩ và chỉ lo mảng chuyên môn. Không phải là không nên mà nhất thiết bác sĩ không bao giờ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và ngược lại.

Dù mang tính chất đặc thù đến đâu thì đã kinh doanh phải thực hiện và tuân thủ các nguyên tắc của Luật Doanh nghiệp, không thể để bác sĩ đi làm kinh doanh như hiện nay…

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.