Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài hơn 60km có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết tâm và triển khai nhanh công tác GPMB. Điều đáng mừng là nhân dân đều rất đồng thuận.
Hiện nay, Ninh Thuận đang tập trung đầu tư vùng kinh tế trọng điểm dựa theo cao tốc, ví dụ như các dự án tổ hợp cảng biển Cà Ná, Khu công nghiệp Cà Ná, Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná… Trong đó, Nhà máy LNG Cà Ná giai đoạn 1 có công suất 1.500M; các dự án năng lượng, du lịch đẳng cấp cao cũng đang được triển khai.
Chúng tôi rất kỳ vọng vào dự án cảng biển nước sâu Cà Ná đang thi công, quyết tâm đến cuối năm 2022 có thể đón tàu 100.000 tấn và tiếp tục đầu tư bến tàu 300.000 tấn, hình thành trung tâm logistics của khu vực.
Đường cao tốc đi qua sẽ giải quyết ngay vấn đề giao thông kết nối. Giao thông thuận lợi vừa là cú hích về hạ tầng, đồng thời cũng mở ra không gian phát triển Ninh Thuận và các tỉnh lân cận.
Với việc hàng loạt dự án giao thông lớn đang triển khai như sân bay Phan Thiết, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và Cam Lâm - Vĩnh Hảo, cùng với dự án cải tạo mở rộng đường ven biển qua địa bàn tỉnh sẽ tạo sự đồng bộ về hệ thống giao thông liên vùng.
Đường cao tốc là ước mơ bao đời nay của người dân Bình Thuận. Đây sẽ là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt về kinh tế biển cho địa phương.
Tuyến đường cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Bình Thuận với tổng chiều dài hơn 160kmvận hành theo hướng giao thông thông minh, tốc độ có thể lên đến 120km/h. Tuyến có nhiều nút giao liên thông các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, có thể kết nối dễ dàng, thuận tiện với các trung tâm đô thị, các khu du lịch, các cụm công nghiệp và đầu mối giao thông khác trên địa bàn. Có thể nói, kỳ vọng của địa phương là rất lớn.
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương là tuyến cao tốc đầu tiên kết nối Long An với TP.HCM. Từ khi tuyến đường này đưa vào khai thác, Long An đã hình thành nên các khu công nghiệp, khu đô thị, đặc biệt là các huyện tiếp giáp TP.HCM như Đức Hòa, Đức Huệ, Tân An. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 22 khu công nghiệp, nhiều nhà đầu tư bất động sản về Long An để xây dựng các khu đô thị tầm cỡ.
Long An huy động mọi nguồn lực đầu tư hoàn thành 3 công trình trọng điểm trong giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể, công trình đường tỉnh 830E, hoàn thiện đường vành đai thành phố Tân An và đường tỉnh 827E.
Đặc biệt, tuyến QL50B được xem là đường trục nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổng vốn đầu tư đoạn Long An hơn 18.673 tỷ đồng, trong đó phần GPMB trên 13.857 tỷ đồng. Tỉnh đang xúc tiến các thủ tục trình Bộ GTVT phê duyệt, khi có mặt bằng sạch sẽ triển khai thi công giai đoạn 1.
Từ sau khi cầu Rạch Miễu đưa vào khai thác năm 2009, kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đã có nhiều đổi thay rõ nét, nhiều khu đô thị mới ở hai bên tuyến QL60 được xây dựng. Các KCN đã và đang được hình thành như: KCN Giao Long trên 100ha; KCN An Hiệp 72ha. Sắp tới, có thêm KCN Phú Thuận trên 231ha với tổng mức đầu tư trên 2.126 tỷ đồng.
Cầu Rạch Miễu 2 mới được khởi công cuối tháng 3/2022, nhưng đã mở ra cơ hội phát triển cho các huyện phía Nam của tỉnh. Ở cụm công nghiệp Tân Thành Bình (Mỏ Cày Bắc), Công ty May Việt Vương đã có nhà máy với khoảng 2.200 lao động làm việc, sắp tới sẽ nâng công suất và thu hút 5.000 lao động. Doanh nghiệp Thanh Tân cũng quyết định đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ dừa tại huyện Mỏ Cày Nam.
Bến Tre đang phối hợp với Vĩnh Long để kêu gọi đầu tư cầu Đình Khao theo hình thức PPP, mở rộng QL57, kêu gọi đầu tư tuyến đường ven biển từ TP.HCM đi Cà Mau…
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang có nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang thi công như sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết và tuyến Dầu Giây - Tân Phú đang chuẩn bị đầu tư. Cùng với đó dự án đường Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành đang xúc tiến chuẩn bị triển khai.
Đồng Nai cũng đang phối hợp với TP.HCM, Bình Dương… xúc tiến các bước chuẩn bị đầu tư Vành đai 3, 4.
Các dự án này sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giúp hệ thống giao thông Đồng Nai đồng bộ, không chỉ trong tỉnh mà còn là đầu mối giao thông quan trọng, chắc chắn sẽ tạo ra động lực để cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển.
Đón đầu cơ hội, nhiều dự án đã được tỉnh quy hoạch và đang ráo riết thực hiện để sớm triển khai, trong đó có các tuyến đường tỉnh có kết nối với sân bay Long Thành. Tỉnh cũng phối hợp với các tỉnh lân cận để triển khai những dự án giao thông kết nối vùng như cầu Bạch Đằng 2 (nối với tỉnh Bình Dương), cầu Phước An (nối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cầu Mỏ Vẹt (nối với tỉnh Lâm Đồng)...
Điều cần nhất nhất hiện nay vẫn là xây dựng cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho hạ tầng giao thông.
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài hơn 60km có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết tâm và triển khai nhanh công tác GPMB. Điều đáng mừng là nhân dân đều rất đồng thuận.
Hiện nay, Ninh Thuận đang tập trung đầu tư vùng kinh tế trọng điểm dựa theo cao tốc, ví dụ như các dự án tổ hợp cảng biển Cà Ná, Khu công nghiệp Cà Ná, Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná… Trong đó, Nhà máy LNG Cà Ná giai đoạn 1 có công suất 1.500M; các dự án năng lượng, du lịch đẳng cấp cao cũng đang được triển khai.
Chúng tôi rất kỳ vọng vào dự án cảng biển nước sâu Cà Ná đang thi công, quyết tâm đến cuối năm 2022 có thể đón tàu 100.000 tấn và tiếp tục đầu tư bến tàu 300.000 tấn, hình thành trung tâm logistics của khu vực.
Đường cao tốc đi qua sẽ giải quyết ngay vấn đề giao thông kết nối. Giao thông thuận lợi vừa là cú hích về hạ tầng, đồng thời cũng mở ra không gian phát triển Ninh Thuận và các tỉnh lân cận.
Với việc hàng loạt dự án giao thông lớn đang triển khai như sân bay Phan Thiết, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và Cam Lâm - Vĩnh Hảo, cùng với dự án cải tạo mở rộng đường ven biển qua địa bàn tỉnh sẽ tạo sự đồng bộ về hệ thống giao thông liên vùng.
Đường cao tốc là ước mơ bao đời nay của người dân Bình Thuận. Đây sẽ là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt về kinh tế biển cho địa phương.
Tuyến đường cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Bình Thuận với tổng chiều dài hơn 160kmvận hành theo hướng giao thông thông minh, tốc độ có thể lên đến 120km/h. Tuyến có nhiều nút giao liên thông các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, có thể kết nối dễ dàng, thuận tiện với các trung tâm đô thị, các khu du lịch, các cụm công nghiệp và đầu mối giao thông khác trên địa bàn. Có thể nói, kỳ vọng của địa phương là rất lớn.
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương là tuyến cao tốc đầu tiên kết nối Long An với TP.HCM. Từ khi tuyến đường này đưa vào khai thác, Long An đã hình thành nên các khu công nghiệp, khu đô thị, đặc biệt là các huyện tiếp giáp TP.HCM như Đức Hòa, Đức Huệ, Tân An. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 22 khu công nghiệp, nhiều nhà đầu tư bất động sản về Long An để xây dựng các khu đô thị tầm cỡ.
Long An huy động mọi nguồn lực đầu tư hoàn thành 3 công trình trọng điểm trong giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể, công trình đường tỉnh 830E, hoàn thiện đường vành đai thành phố Tân An và đường tỉnh 827E.
Đặc biệt, tuyến QL50B được xem là đường trục nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổng vốn đầu tư đoạn Long An hơn 18.673 tỷ đồng, trong đó phần GPMB trên 13.857 tỷ đồng. Tỉnh đang xúc tiến các thủ tục trình Bộ GTVT phê duyệt, khi có mặt bằng sạch sẽ triển khai thi công giai đoạn 1.
Từ sau khi cầu Rạch Miễu đưa vào khai thác năm 2009, kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đã có nhiều đổi thay rõ nét, nhiều khu đô thị mới ở hai bên tuyến QL60 được xây dựng. Các KCN đã và đang được hình thành như: KCN Giao Long trên 100ha; KCN An Hiệp 72ha. Sắp tới, có thêm KCN Phú Thuận trên 231ha với tổng mức đầu tư trên 2.126 tỷ đồng.
Cầu Rạch Miễu 2 mới được khởi công cuối tháng 3/2022, nhưng đã mở ra cơ hội phát triển cho các huyện phía Nam của tỉnh. Ở cụm công nghiệp Tân Thành Bình (Mỏ Cày Bắc), Công ty May Việt Vương đã có nhà máy với khoảng 2.200 lao động làm việc, sắp tới sẽ nâng công suất và thu hút 5.000 lao động. Doanh nghiệp Thanh Tân cũng quyết định đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ dừa tại huyện Mỏ Cày Nam.
Bến Tre đang phối hợp với Vĩnh Long để kêu gọi đầu tư cầu Đình Khao theo hình thức PPP, mở rộng QL57, kêu gọi đầu tư tuyến đường ven biển từ TP.HCM đi Cà Mau…
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang có nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang thi công như sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết và tuyến Dầu Giây - Tân Phú đang chuẩn bị đầu tư. Cùng với đó dự án đường Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành đang xúc tiến chuẩn bị triển khai.
Đồng Nai cũng đang phối hợp với TP.HCM, Bình Dương… xúc tiến các bước chuẩn bị đầu tư Vành đai 3, 4.
Các dự án này sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giúp hệ thống giao thông Đồng Nai đồng bộ, không chỉ trong tỉnh mà còn là đầu mối giao thông quan trọng, chắc chắn sẽ tạo ra động lực để cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển.
Đón đầu cơ hội, nhiều dự án đã được tỉnh quy hoạch và đang ráo riết thực hiện để sớm triển khai, trong đó có các tuyến đường tỉnh có kết nối với sân bay Long Thành. Tỉnh cũng phối hợp với các tỉnh lân cận để triển khai những dự án giao thông kết nối vùng như cầu Bạch Đằng 2 (nối với tỉnh Bình Dương), cầu Phước An (nối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cầu Mỏ Vẹt (nối với tỉnh Lâm Đồng)...
Điều cần nhất nhất hiện nay vẫn là xây dựng cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho hạ tầng giao thông.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận