Khát khao cống hiến, niềm đam mê cháy bỏng với nghề đã thôi thúc nhiều kỹ sư gác lại lợi ích vật chất, niềm vui cá nhân để gắn bó với đại công trường Bắc - Nam đầy nắng, gió và cả những suy tư khó nói thành lời.

img

Buổi chiều 18/5, sau gần 3 tiếng “mục sở thị” quá trình thi công hầm Trường Vinh thuộc gói thầu XL01, chúng tôi tiếp tục hành trình đến với gói thầu XL03 trong cùng dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu.

Nói là một dự án thành phần, song quãng đường di chuyển giữa hai gói thầu cách nhau chừng hơn 20km, thời gian hơn nửa tiếng đồng hồ.

17h mới rời xe bước xuống công địa gói thầu XL03, tại Km 410+200, chúng tôi thấy hàng chục kỹ sư, công nhân của nhà thầu Vinaconex vẫn hăng say đắp đất nền đường K95.

“Sau khi khơi thông được tuyến đường công vụ, đoạn tuyến do Vinaconex đảm nhận (Km 409+500 - Km 419+600) đang đẩy mạnh thi công nền và xử lý giếng cát.

Mục tiêu đến ngày 30/7 sẽ hoàn thành đắp đỉnh K95, tiến tới thi công và hoàn thành lớp base trong năm 2022”, kỹ sư Cao Văn Toàn, phụ trách tư vấn kỹ thuật thi công của nhà thầu chia sẻ và thừa nhận, 10 năm qua kể từ khi bước vào nghề, chưa có dự án nào có tiến độ “căng” như cao tốc Bắc - Nam.

“Một nửa số kỹ sư, công nhân trên công trường này hỏi hôm nay thứ mấy có khi không nhớ vì họ không có khái niệm ngày làm, ngày nghỉ. Có những buổi sáng 5h30 đã phải nhận đất, nhận cát thi công. Khung thời gian làm việc có khi trải dài đến 20 tiếng/ngày, ca này nghỉ thì ca kia thay”, kỹ sư Toàn kể.

Nắng thì lăn lộn, mưa thì lóc cóc với đủ nỗi lo. Những ngày “động trời”, người nông dân còn có thể trú mưa nhưng với ngành xây dựng, không ra hiện trường thì hỏng hết.

“Ngay tại công trường cao tốc Bắc - Nam, mỗi khi mưa lớn, nhiệm vụ của nhà thầu là phải đảm bảo vấn đề thoát nước cho đồng ruộng của nhân dân ở khu vực cầu, cống. Mưa xong phải bay ngay flycam xem chỗ nào ngập úng để điều lực lượng khơi thông.

Nỗi lo sau đó dành cho vật liệu. Cát, xi măng không cẩn thận sẽ trôi và hỏng. Sắt thép chưa làm xong không che đậy lại sẽ hỏng hết mặt. Mưa xong lại phải tính cách khắc phục bề mặt nền đường với thời gian nhanh nhất, khi tiến độ được xác lập từng ngày”, kỹ sư Toàn nói.

Trước khi mang tinh thần nhiệt huyết đến cao tốc Bắc - Nam, chính Toàn là một trong những kỹ sư từ bỏ “cuộc chơi” với những tháng ngày rong ruổi nắng, gió công trường, với xe lu, máy ủi, với lán trại tạm bợ.

Bước chân vào nghề xây dựng từ năm 2009, để lại dấu chân ở nhiều công trình, đến năm 2020, chàng kỹ sư sinh năm 1987 quyết định dừng lại đam mê ở tuổi 33.

“Người ta thường bảo, trong cuộc sống, đánh đổi cái này sẽ được cái khác nhưng đánh đổi với nghề giao thông vô cùng “đắt”. Là bụi bặm đất đá, biền biệt xa nhà và cả nguy cơ đổ vỡ mái ấm.

Thời gian dịch, nửa năm không được về nhà. Kỹ sư, công nhân chỉ biết đi làm rồi về ở với nhau theo quy chế quân đội. Nhiều anh em lúc ở công trường rất mạnh mẽ nhưng khi ngồi vui, nhấp vài ba chén rượu, họ mới tâm sự vợ sắp bỏ rồi khóc rưng rức.

Vợ kêu chán, tâm lý của bản thân ít nhiều bị tác động. Cân đối lại khi về quê có thể kiếm được mức thu nhập bằng với nghề, thế là năm 2020 tôi quyết định giã từ công trường về thị trấn Diễn Châu (Nghệ An) mở cửa hàng đồ điện”, anh Toàn nhớ lại.

Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau đó, cao tốc Bắc - Nam nối lại “duyên nghề” cho Toàn.

“Vinaconex trúng gói thầu tại dự án Nghi Sơn - Diễn Châu, anh em thân tín hò gọi: Có công trình trên địa bàn Nghệ An, tao thấy mày cũng yêu quê, có vào làm cùng không?

Công trường dự án chỉ cách nhà chừng 30km. Hơn 10 năm làm xây dựng mới được làm dự án đầu tiên ở quê hương, lại là con đường xuyên dọc đất nước. Lý do ấy tạo động lực cho tôi quay lại”, anh Toàn giãi bày.

“Nhưng rồi xong công trình này, anh có đi tiếp?”, người kỹ sư 35 tuổi lặng thinh sau câu hỏi ấy, ánh mắt đượm buồn nhìn về hướng đoàn xe lu: “Gắn bó hay không là chuyện ở thì tương lai. Nghề giao thông làm vất vả nhưng rất hiếm khi được xã hội ghi nhận...”.

Túc trực ở gói thầu XL10 cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45, kỹ sư giám sát kỹ thuật Trần Văn Tuyến thuộc nhà thầu Xuân Trường dễ khiến người đối diện cảm thấy anh “già” hơn năm sinh 1981 của mình.

Chăm chú quan sát công tác lu lèn đỉnh cấp phối đá dăm tại Km285, anh cho biết, lớp rải base cực kỳ quan trọng, rất dễ hư hỏng kết cấu trong quá trình lu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

“Công trình trải dài, mỗi kỹ sư kỹ thuật phải giám sát một đoạn tuyến dài 2 - 3km. Từ sáng sớm đến tối mịt không dám bỏ công trường vì sợ sai sót. Đó là lý do nhà ở thị trấn Me (Ninh Bình) cách công trường chỉ hơn 40km nhưng cả tuần chỉ về tranh thủ được một ngày.

Có khi về đến nhà đến 21-22h, sáng hôm sau lại 6h dậy đi để kịp giao ban buổi sáng với chỉ huy công trường lúc 6h45”, anh Tuyến kể.

Anh thổ lộ, không như nhiều người nghĩ, sau 14 - 15 năm gắn bó với công ty sau nhiều lần tăng lương, thu nhập hiện tại cũng chỉ được 11 - 12 triệu đồng/tháng (tính cả tiền tăng ca đêm). Trừ tiền ăn, tiền xăng, mỗi tháng chắt bóp lắm cũng chỉ cầm về đưa vợ được 8 - 9 triệu đồng.

“Nhiều khi ngồi nói vui, cuộc đời giám sát chỉ hơn thợ xây là không phải cầm bay, phải động tay làm, nhìn ngoài tưởng hào nhoáng nhưng thu nhập còn thua cả công nhân lái lu và tương đương anh tài xế Grab”, anh tâm tư.

Tâm tư là vậy, song anh cũng kịp góp nhặt cho mình những niềm vui nho nhỏ. Đó là vượt qua tiêu chuẩn tuyển chọn của doanh nghiệp. Xuất hiện ở cao tốc Bắc - Nam này là những người được cân nhắc rất kỹ càng về chuyên môn và nghiệp vụ. “Được lựa chọn đến đây mình cũng thấy phấn khởi bởi năng lực được lãnh đạo công ty ghi nhận và mình cũng được làm đúng nghề”, anh chia sẻ.

img

Buổi chiều 18/5, sau gần 3 tiếng “mục sở thị” quá trình thi công hầm Trường Vinh thuộc gói thầu XL01, chúng tôi tiếp tục hành trình đến với gói thầu XL03 trong cùng dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu.

Nói là một dự án thành phần, song quãng đường di chuyển giữa hai gói thầu cách nhau chừng hơn 20km, thời gian hơn nửa tiếng đồng hồ.

17h mới rời xe bước xuống công địa gói thầu XL03, tại Km 410+200, chúng tôi thấy hàng chục kỹ sư, công nhân của nhà thầu Vinaconex vẫn hăng say đắp đất nền đường K95.

“Sau khi khơi thông được tuyến đường công vụ, đoạn tuyến do Vinaconex đảm nhận (Km 409+500 - Km 419+600) đang đẩy mạnh thi công nền và xử lý giếng cát.

Mục tiêu đến ngày 30/7 sẽ hoàn thành đắp đỉnh K95, tiến tới thi công và hoàn thành lớp base trong năm 2022”, kỹ sư Cao Văn Toàn, phụ trách tư vấn kỹ thuật thi công của nhà thầu chia sẻ và thừa nhận, 10 năm qua kể từ khi bước vào nghề, chưa có dự án nào có tiến độ “căng” như cao tốc Bắc - Nam.

“Một nửa số kỹ sư, công nhân trên công trường này hỏi hôm nay thứ mấy có khi không nhớ vì họ không có khái niệm ngày làm, ngày nghỉ. Có những buổi sáng 5h30 đã phải nhận đất, nhận cát thi công. Khung thời gian làm việc có khi trải dài đến 20 tiếng/ngày, ca này nghỉ thì ca kia thay”, kỹ sư Toàn kể.

Nắng thì lăn lộn, mưa thì lóc cóc với đủ nỗi lo. Những ngày “động trời”, người nông dân còn có thể trú mưa nhưng với ngành xây dựng, không ra hiện trường thì hỏng hết.

“Ngay tại công trường cao tốc Bắc - Nam, mỗi khi mưa lớn, nhiệm vụ của nhà thầu là phải đảm bảo vấn đề thoát nước cho đồng ruộng của nhân dân ở khu vực cầu, cống. Mưa xong phải bay ngay flycam xem chỗ nào ngập úng để điều lực lượng khơi thông.

Nỗi lo sau đó dành cho vật liệu. Cát, xi măng không cẩn thận sẽ trôi và hỏng. Sắt thép chưa làm xong không che đậy lại sẽ hỏng hết mặt. Mưa xong lại phải tính cách khắc phục bề mặt nền đường với thời gian nhanh nhất, khi tiến độ được xác lập từng ngày”, kỹ sư Toàn nói.

Trước khi mang tinh thần nhiệt huyết đến cao tốc Bắc - Nam, chính Toàn là một trong những kỹ sư từ bỏ “cuộc chơi” với những tháng ngày rong ruổi nắng, gió công trường, với xe lu, máy ủi, với lán trại tạm bợ.

Bước chân vào nghề xây dựng từ năm 2009, để lại dấu chân ở nhiều công trình, đến năm 2020, chàng kỹ sư sinh năm 1987 quyết định dừng lại đam mê ở tuổi 33.

“Người ta thường bảo, trong cuộc sống, đánh đổi cái này sẽ được cái khác nhưng đánh đổi với nghề giao thông vô cùng “đắt”. Là bụi bặm đất đá, biền biệt xa nhà và cả nguy cơ đổ vỡ mái ấm.

Thời gian dịch, nửa năm không được về nhà. Kỹ sư, công nhân chỉ biết đi làm rồi về ở với nhau theo quy chế quân đội. Nhiều anh em lúc ở công trường rất mạnh mẽ nhưng khi ngồi vui, nhấp vài ba chén rượu, họ mới tâm sự vợ sắp bỏ rồi khóc rưng rức.

Vợ kêu chán, tâm lý của bản thân ít nhiều bị tác động. Cân đối lại khi về quê có thể kiếm được mức thu nhập bằng với nghề, thế là năm 2020 tôi quyết định giã từ công trường về thị trấn Diễn Châu (Nghệ An) mở cửa hàng đồ điện”, anh Toàn nhớ lại.

Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau đó, cao tốc Bắc - Nam nối lại “duyên nghề” cho Toàn.

“Vinaconex trúng gói thầu tại dự án Nghi Sơn - Diễn Châu, anh em thân tín hò gọi: Có công trình trên địa bàn Nghệ An, tao thấy mày cũng yêu quê, có vào làm cùng không?

Công trường dự án chỉ cách nhà chừng 30km. Hơn 10 năm làm xây dựng mới được làm dự án đầu tiên ở quê hương, lại là con đường xuyên dọc đất nước. Lý do ấy tạo động lực cho tôi quay lại”, anh Toàn giãi bày.

“Nhưng rồi xong công trình này, anh có đi tiếp?”, người kỹ sư 35 tuổi lặng thinh sau câu hỏi ấy, ánh mắt đượm buồn nhìn về hướng đoàn xe lu: “Gắn bó hay không là chuyện ở thì tương lai. Nghề giao thông làm vất vả nhưng rất hiếm khi được xã hội ghi nhận...”.

Túc trực ở gói thầu XL10 cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45, kỹ sư giám sát kỹ thuật Trần Văn Tuyến thuộc nhà thầu Xuân Trường dễ khiến người đối diện cảm thấy anh “già” hơn năm sinh 1981 của mình.

Chăm chú quan sát công tác lu lèn đỉnh cấp phối đá dăm tại Km285, anh cho biết, lớp rải base cực kỳ quan trọng, rất dễ hư hỏng kết cấu trong quá trình lu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

“Công trình trải dài, mỗi kỹ sư kỹ thuật phải giám sát một đoạn tuyến dài 2 - 3km. Từ sáng sớm đến tối mịt không dám bỏ công trường vì sợ sai sót. Đó là lý do nhà ở thị trấn Me (Ninh Bình) cách công trường chỉ hơn 40km nhưng cả tuần chỉ về tranh thủ được một ngày.

Có khi về đến nhà đến 21-22h, sáng hôm sau lại 6h dậy đi để kịp giao ban buổi sáng với chỉ huy công trường lúc 6h45”, anh Tuyến kể.

Anh thổ lộ, không như nhiều người nghĩ, sau 14 - 15 năm gắn bó với công ty sau nhiều lần tăng lương, thu nhập hiện tại cũng chỉ được 11 - 12 triệu đồng/tháng (tính cả tiền tăng ca đêm). Trừ tiền ăn, tiền xăng, mỗi tháng chắt bóp lắm cũng chỉ cầm về đưa vợ được 8 - 9 triệu đồng.

“Nhiều khi ngồi nói vui, cuộc đời giám sát chỉ hơn thợ xây là không phải cầm bay, phải động tay làm, nhìn ngoài tưởng hào nhoáng nhưng thu nhập còn thua cả công nhân lái lu và tương đương anh tài xế Grab”, anh tâm tư.

Tâm tư là vậy, song anh cũng kịp góp nhặt cho mình những niềm vui nho nhỏ. Đó là vượt qua tiêu chuẩn tuyển chọn của doanh nghiệp. Xuất hiện ở cao tốc Bắc - Nam này là những người được cân nhắc rất kỹ càng về chuyên môn và nghiệp vụ. “Được lựa chọn đến đây mình cũng thấy phấn khởi bởi năng lực được lãnh đạo công ty ghi nhận và mình cũng được làm đúng nghề”, anh chia sẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.