Khó khăn lắm sau nhiều cuộc hẹn “căn” thời tiết thuận lợi, chúng tôi mới có thể tiếp cận công trường các gói thầu XL5, XL6 đoạn qua địa huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) vào những ngày cuối tháng 5/2022.

Từ ngã An Lỗ QL1 rẽ vào tỉnh lộ 11B, đi gần 15km, dễ dàng nhận thấy nền đường cao tốc Cam Lộ- La Sơn chạy dọc khu dân cư, bao quanh núi đồi.

Anh Thái Duy Liên, Chỉ huy trưởng nhà thầu Tổng công ty 36-CTCP (liên danh gói thầu XL6, đoạn Km 52+500 - Km 60+800) cười tươi, đang trực tiếp đôn đốc mũi lu lèn nền đường K95 đoạn Km 56 - Km 57.

Sáng sớm ngày 26/5, anh Liên cùng anh Võ Duy Hưng, Phó phòng Dự án 2 (Ban QLDA đường HCM cẩn thận dò các phần mềm thời tiết trên điện thoại thông minh. Ngoài bản tin địa phương, anh em cập nhật thêm các ứng dụng khác trong và ngoài nước, kể cả phần mềm trả phí để có thông tin kịp thời.

“Hôm nay dự báo không mưa nên đơn vị tăng cường đôn đốc, triển khai thi công đồng loạt cả công trường”, anh Hưng nói.

Niềm vui lan tỏa trên công trường, bởi đây là ngày nắng hiếm hoi thứ 2 sau trận mưa gần nhất vào chiều 24/5, khiến công trường dừng thi công hơn 20 tiếng. Tổng công ty 36 “dàn trận” 10 xe lu, 1 xe san gạt, 1 máy ủi, 40 phương tiện vận chuyển đất đắp từ mỏ Hiền Sỹ (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền) nối nhau ra vào.

Các mũi thi công gia cố cố mái, cầu cống… được nhà thầu triển khai đồng loạt trên tuyến. Mặc nắng gắt, lái máy lu Hoàng Hồng Thắng (58 tuổi, quê huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, nhà thầu Tổng công ty 36) gạt mồ hôi: “Mệt nhưng vui vì có nắng mới lu lèn được. Tuần rồi anh em chỉ biết “ngồi chơi xơi nước” vì thời tiết bất lợi”.

Thêm mỗi giờ nắng, khối lượng đất đắp tăng nhanh theo mũi thi công trôi chảy. Nhưng chưa kịp mừng, anh Liên bất giác giật mình bởi tiếng sét vang vọng, vội đánh xe máy về phía mũi lu lèn.

16h chiều 26/5, mây đen ầm ập kéo đến, phủ sẫm bầu trời trên xã Phong Sơn. “Chết rồi, mưa là cái chắc!”, giọng anh Liên ngắt quãng.

Vị chỉ huy trưởng chưa kịp chỉ đạo máy móc tạm ngưng hoạt động, rút về bãi tập kết, trời đã đổ mưa, mỗi lúc thêm xối xả. Cả đoạn tuyến sắp hoàn thiện nền đất K95 biến dạng, sình lầy khi thiết bị đi qua. Công nhân lầm lũi đội mưa vào lán trại, công trường ngưng bặt tiếng máy, khác hẳn với khí thế thi công rầm rập ít phút trước.

Phút chốc, trận mưa lan ra khắp khu vực Phong Điền về phía TP Huế, kèm theo giông lốc, gió giật. Chỉ riêng công trường XL6, các mũi thi công lu lèn nền đất K98, cấp phối đá dăm của các nhà thầu Đèo Cả, Công ty Thành Phát, Công ty Nhạc Sơn… đồng loạt “đứng bánh”.

Gạt nước mưa thấm đầy trên mặt, giọng anh Trần Hoài Nam, chỉ huy trưởng nhà thầu Công ty CP Xây dựng Đèo Cả gói XL6 (đoạn Km 52+590 - Km 54+737) thêm lo: “Chúng tôi chỉ còn hơn 300m nền đất K98 nhưng cả tháng nay chưa thể hoàn thiện vì mưa quá nhiều. Chỉ cần một giờ mưa, anh em phải chờ thêm cả ngày nắng tạnh mới có thể thi công trở lại”.

Ông Tạ Gia Mạnh Hưng, Trưởng phòng dự án 2 (Ban QLDA đường HCM) cho hay, dự án vào cao điểm chạy nước rút hoàn thiện nền đường, tiến độ rất áp lực nhưng thời tiết quá bất lợi. Giờ này năm ngoái, Huế đang “nắng vỡ đầu” nhưng lúc đó công trường khan hiếm cả triệu khối vật liệu đất đắp.

“Từ tháng 4/2022 vừa qua, sau hàng loạt nỗ lực vào cuộc của Bộ GTVT, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhà thầu Thành Phát được phê duyệt nguồn cung vật liệu mới đã tháo gỡ vấn đề đất đắp nhưng lại trùng vào đúng thời điểm mưa trái mùa”, ông Hưng nói.

Hàng chục năm gắn bó nghề khoáng sản, ông Trần Như Dục, Giám đốc Công ty TNHH Quý Hưng (chủ mỏ đất Hiền Sỹ, thôn Hiền Sỹ, xã Phong Sơn) bất ngờ vì thời tiết Huế năm nay quá “dị thường”. Bình thường mùa mưa ở Huế từ tháng 7, 8, tuy nhiên năm nay mưa trái mùa sớm và kéo dài, gây cả ngập lụt ngay trong tháng 4.

Cẩn thận đưa cuốn nhật ký thi công, ghi chép từng ngày mưa nắng trên công trường, anh Liên cho hay, 5 tháng đầu năm nay, đoạn tuyến thi công dự án chưa đầy 50 ngày không mưa, mỗi tháng chỉ có khoảng 7 - 10 ngày nắng.

“Mỗi ngày nắng, đơn vị tăng ca đạt 4.500m3 đất đắp, với khối lượng 60.000m3 đất K95, K98 còn lại, chỉ cần thời tiết thuận lợi, chúng tôi “đánh gọn” trong 2 tuần. Nhưng mưa nắng thất thường thế này, rất khó hẹn ngày cán đích”, anh Liên ngao ngán.

Theo anh Liên, để đối phó, trước mắt đơn vị tăng các mũi cầu cống, tập kết cấp phối đá dăm về công trường, luôn luôn sẵn sàng để tăng ca khi điều kiện thi công đảm bảo.

Ông Tạ Gia Mạnh Hưng cho hay, chia sẻ áp lực thời tiết với đơn vị thi công nhưng Ban thường xuyên đôn đốc và kiểm đếm chặt tiến độ hàng ngày với từng nhà thầu, mũi thi công.

Phó giám đốc Ban QLDA đường HCM Lê Văn Sáu chia sẻ, các đơn vị bám sát dự báo thời tiết trong tuần, tháng để có phương án cụ thể. Tuy nhiên, diễn biến mưa bất thường, sai lệch giữa dự báo và thực tế nên làm lỡ nhịp của cả bộ máy nhân lực, thiết bị, cung cấp vật liệu. Bên cạnh lý do khách quan này, nếu các nhà thầu không đảm bảo năng lực, đổ lỗi cho thời tiết, chậm chuyển biến sẽ bị kiểm điểm, xử lý.

Hơn 12 giờ khuya, anh Liên trở mình liên tục trên chiếc giường đơn trong lán trại, vọng tiếng thở dài trắc trở. Thêm ngày mưa là thêm những đêm mất ngủ cùng “tấn áp lực” đè lên vai những người đứng mũi chịu sào trên công trường.

Tròn 40 tuổi, kinh qua nhiều dự án giao thông trọng điểm, nhưng anh Liên chưa bao giờ gặp khó như thi công đoạn tuyến cao tốc này. Hết nỗi lo vật liệu, giờ đến rào cản thời tiết, mưa trên trời và “bão” giá. Mỗi ngày mưa khiến tiến độ thi công “giậm chân tại chỗ”, nhà thầu phát sinh thêm hàng loạt chi phí nhân công, khấu hao thiết bị, biến động giá vật liệu, nhiên liệu…

Anh Liên nhẩm tính, hơn nửa năm nay, sản lượng công trường mới chỉ thực hiện hơn tỷ đồng nhưng nhà thầu bỏ ra vài ba tỷ để duy trì thi công. Trong số 10 xe lu, có 4 chiếc thuê ngoài với giá hơn 50 triệu đồng/xe. Mưa hay nắng, làm hay nghỉ, nhà thầu vẫn phải trả đủ cho đối tác.

Anh Đặng Quang Học, Phụ trách tài chính nhà thầu Tổng công ty 36, gói thầu XL6 cho hay, thời điểm đấu thầu (năm 2020), giá dầu lúc đó có 16.000 đồng/lít nhưng nay đã tăng thêm 10.000 đồng mỗi lít.

Với các xe lu chuyên dụng như của Tổng công ty 36, mỗi giờ hoạt động sẽ ngốn 10 lít, một ngày tăng ca (12 tiếng) sẽ tăng tiền dầu thêm 1,2 triệu đồng. 10 xe lu thêm 12 triệu đồng. Cả tháng nếu triển khai thuận lợi, tiền dầu mất thêm hàng chục triệu đồng. Hay như giá sắt giai đoạn đầu triển khai chỉ khoảng 16.000 đồng/kg nay đã tăng lên 22.000 đồng/kg.

“Giờ lỗ chắc rồi nhưng nhà thầu vẫn huy động thêm 4 xe lu trong tuần tới để tăng ca, kíp, bù tiến độ”, anh Liên nói.

Chung nỗi lo, anh Trần Hoài Nam, Chỉ huy trưởng nhà thầu Công ty CP Xây dựng Đèo Cả gói XL6 cho hay, từ tháng 9/2021 đến nay, đơn vị mới đạt sản lượng hơn 1,1 tỷ đồng nhờ hạng mục cấp phối đá dăm.

Trong khi đó chỉ riêng chi phí lương, ăn ở cho bộ máy vận hành mất 250 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể chi phí máy móc, khấu hao thiết bị.

“Với năng lực, kinh nghiệm triển khai dự án giao thông lớn của mình, ngay từ đầu Đèo Cả tự tin đặt mục tiêu hoàn thiện đoạn tuyến của mình vào cuối tháng 5/2022. Nhưng giờ mưa làm vỡ mộng, công trường vẫn đang làm nền móng.

Mỗi ngày, anh em chỉ biết “canh trời”, đo đếm từng thời điểm nắng ráo để đẩy tiến độ”, anh Nam vừa dứt lời, cũng là lúc trận mưa chiều 27/5 bất ngờ ập đến. Mưa nặng hạt đổ nước lênh láng công trường. Thêm ngày mưa thứ 4 trong tuần!

Khó khăn lắm sau nhiều cuộc hẹn “căn” thời tiết thuận lợi, chúng tôi mới có thể tiếp cận công trường các gói thầu XL5, XL6 đoạn qua địa huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) vào những ngày cuối tháng 5/2022.

Từ ngã An Lỗ QL1 rẽ vào tỉnh lộ 11B, đi gần 15km, dễ dàng nhận thấy nền đường cao tốc Cam Lộ- La Sơn chạy dọc khu dân cư, bao quanh núi đồi.

Anh Thái Duy Liên, Chỉ huy trưởng nhà thầu Tổng công ty 36-CTCP (liên danh gói thầu XL6, đoạn Km 52+500 - Km 60+800) cười tươi, đang trực tiếp đôn đốc mũi lu lèn nền đường K95 đoạn Km 56 - Km 57.

Sáng sớm ngày 26/5, anh Liên cùng anh Võ Duy Hưng, Phó phòng Dự án 2 (Ban QLDA đường HCM cẩn thận dò các phần mềm thời tiết trên điện thoại thông minh. Ngoài bản tin địa phương, anh em cập nhật thêm các ứng dụng khác trong và ngoài nước, kể cả phần mềm trả phí để có thông tin kịp thời.

“Hôm nay dự báo không mưa nên đơn vị tăng cường đôn đốc, triển khai thi công đồng loạt cả công trường”, anh Hưng nói.

Niềm vui lan tỏa trên công trường, bởi đây là ngày nắng hiếm hoi thứ 2 sau trận mưa gần nhất vào chiều 24/5, khiến công trường dừng thi công hơn 20 tiếng. Tổng công ty 36 “dàn trận” 10 xe lu, 1 xe san gạt, 1 máy ủi, 40 phương tiện vận chuyển đất đắp từ mỏ Hiền Sỹ (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền) nối nhau ra vào.

Các mũi thi công gia cố cố mái, cầu cống… được nhà thầu triển khai đồng loạt trên tuyến. Mặc nắng gắt, lái máy lu Hoàng Hồng Thắng (58 tuổi, quê huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, nhà thầu Tổng công ty 36) gạt mồ hôi: “Mệt nhưng vui vì có nắng mới lu lèn được. Tuần rồi anh em chỉ biết “ngồi chơi xơi nước” vì thời tiết bất lợi”.

Thêm mỗi giờ nắng, khối lượng đất đắp tăng nhanh theo mũi thi công trôi chảy. Nhưng chưa kịp mừng, anh Liên bất giác giật mình bởi tiếng sét vang vọng, vội đánh xe máy về phía mũi lu lèn.

16h chiều 26/5, mây đen ầm ập kéo đến, phủ sẫm bầu trời trên xã Phong Sơn. “Chết rồi, mưa là cái chắc!”, giọng anh Liên ngắt quãng.

Vị chỉ huy trưởng chưa kịp chỉ đạo máy móc tạm ngưng hoạt động, rút về bãi tập kết, trời đã đổ mưa, mỗi lúc thêm xối xả. Cả đoạn tuyến sắp hoàn thiện nền đất K95 biến dạng, sình lầy khi thiết bị đi qua. Công nhân lầm lũi đội mưa vào lán trại, công trường ngưng bặt tiếng máy, khác hẳn với khí thế thi công rầm rập ít phút trước.

Phút chốc, trận mưa lan ra khắp khu vực Phong Điền về phía TP Huế, kèm theo giông lốc, gió giật. Chỉ riêng công trường XL6, các mũi thi công lu lèn nền đất K98, cấp phối đá dăm của các nhà thầu Đèo Cả, Công ty Thành Phát, Công ty Nhạc Sơn… đồng loạt “đứng bánh”.

Gạt nước mưa thấm đầy trên mặt, giọng anh Trần Hoài Nam, chỉ huy trưởng nhà thầu Công ty CP Xây dựng Đèo Cả gói XL6 (đoạn Km 52+590 - Km 54+737) thêm lo: “Chúng tôi chỉ còn hơn 300m nền đất K98 nhưng cả tháng nay chưa thể hoàn thiện vì mưa quá nhiều. Chỉ cần một giờ mưa, anh em phải chờ thêm cả ngày nắng tạnh mới có thể thi công trở lại”.

Ông Tạ Gia Mạnh Hưng, Trưởng phòng dự án 2 (Ban QLDA đường HCM) cho hay, dự án vào cao điểm chạy nước rút hoàn thiện nền đường, tiến độ rất áp lực nhưng thời tiết quá bất lợi. Giờ này năm ngoái, Huế đang “nắng vỡ đầu” nhưng lúc đó công trường khan hiếm cả triệu khối vật liệu đất đắp.

“Từ tháng 4/2022 vừa qua, sau hàng loạt nỗ lực vào cuộc của Bộ GTVT, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhà thầu Thành Phát được phê duyệt nguồn cung vật liệu mới đã tháo gỡ vấn đề đất đắp nhưng lại trùng vào đúng thời điểm mưa trái mùa”, ông Hưng nói.

Hàng chục năm gắn bó nghề khoáng sản, ông Trần Như Dục, Giám đốc Công ty TNHH Quý Hưng (chủ mỏ đất Hiền Sỹ, thôn Hiền Sỹ, xã Phong Sơn) bất ngờ vì thời tiết Huế năm nay quá “dị thường”. Bình thường mùa mưa ở Huế từ tháng 7, 8, tuy nhiên năm nay mưa trái mùa sớm và kéo dài, gây cả ngập lụt ngay trong tháng 4.

Cẩn thận đưa cuốn nhật ký thi công, ghi chép từng ngày mưa nắng trên công trường, anh Liên cho hay, 5 tháng đầu năm nay, đoạn tuyến thi công dự án chưa đầy 50 ngày không mưa, mỗi tháng chỉ có khoảng 7 - 10 ngày nắng.

“Mỗi ngày nắng, đơn vị tăng ca đạt 4.500m3 đất đắp, với khối lượng 60.000m3 đất K95, K98 còn lại, chỉ cần thời tiết thuận lợi, chúng tôi “đánh gọn” trong 2 tuần. Nhưng mưa nắng thất thường thế này, rất khó hẹn ngày cán đích”, anh Liên ngao ngán.

Theo anh Liên, để đối phó, trước mắt đơn vị tăng các mũi cầu cống, tập kết cấp phối đá dăm về công trường, luôn luôn sẵn sàng để tăng ca khi điều kiện thi công đảm bảo.

Ông Tạ Gia Mạnh Hưng cho hay, chia sẻ áp lực thời tiết với đơn vị thi công nhưng Ban thường xuyên đôn đốc và kiểm đếm chặt tiến độ hàng ngày với từng nhà thầu, mũi thi công.

Phó giám đốc Ban QLDA đường HCM Lê Văn Sáu chia sẻ, các đơn vị bám sát dự báo thời tiết trong tuần, tháng để có phương án cụ thể. Tuy nhiên, diễn biến mưa bất thường, sai lệch giữa dự báo và thực tế nên làm lỡ nhịp của cả bộ máy nhân lực, thiết bị, cung cấp vật liệu. Bên cạnh lý do khách quan này, nếu các nhà thầu không đảm bảo năng lực, đổ lỗi cho thời tiết, chậm chuyển biến sẽ bị kiểm điểm, xử lý.

Hơn 12 giờ khuya, anh Liên trở mình liên tục trên chiếc giường đơn trong lán trại, vọng tiếng thở dài trắc trở. Thêm ngày mưa là thêm những đêm mất ngủ cùng “tấn áp lực” đè lên vai những người đứng mũi chịu sào trên công trường.

Tròn 40 tuổi, kinh qua nhiều dự án giao thông trọng điểm, nhưng anh Liên chưa bao giờ gặp khó như thi công đoạn tuyến cao tốc này. Hết nỗi lo vật liệu, giờ đến rào cản thời tiết, mưa trên trời và “bão” giá. Mỗi ngày mưa khiến tiến độ thi công “giậm chân tại chỗ”, nhà thầu phát sinh thêm hàng loạt chi phí nhân công, khấu hao thiết bị, biến động giá vật liệu, nhiên liệu…

Anh Liên nhẩm tính, hơn nửa năm nay, sản lượng công trường mới chỉ thực hiện hơn tỷ đồng nhưng nhà thầu bỏ ra vài ba tỷ để duy trì thi công. Trong số 10 xe lu, có 4 chiếc thuê ngoài với giá hơn 50 triệu đồng/xe. Mưa hay nắng, làm hay nghỉ, nhà thầu vẫn phải trả đủ cho đối tác.

Anh Đặng Quang Học, Phụ trách tài chính nhà thầu Tổng công ty 36, gói thầu XL6 cho hay, thời điểm đấu thầu (năm 2020), giá dầu lúc đó có 16.000 đồng/lít nhưng nay đã tăng thêm 10.000 đồng mỗi lít.

Với các xe lu chuyên dụng như của Tổng công ty 36, mỗi giờ hoạt động sẽ ngốn 10 lít, một ngày tăng ca (12 tiếng) sẽ tăng tiền dầu thêm 1,2 triệu đồng. 10 xe lu thêm 12 triệu đồng. Cả tháng nếu triển khai thuận lợi, tiền dầu mất thêm hàng chục triệu đồng. Hay như giá sắt giai đoạn đầu triển khai chỉ khoảng 16.000 đồng/kg nay đã tăng lên 22.000 đồng/kg.

“Giờ lỗ chắc rồi nhưng nhà thầu vẫn huy động thêm 4 xe lu trong tuần tới để tăng ca, kíp, bù tiến độ”, anh Liên nói.

Chung nỗi lo, anh Trần Hoài Nam, Chỉ huy trưởng nhà thầu Công ty CP Xây dựng Đèo Cả gói XL6 cho hay, từ tháng 9/2021 đến nay, đơn vị mới đạt sản lượng hơn 1,1 tỷ đồng nhờ hạng mục cấp phối đá dăm.

Trong khi đó chỉ riêng chi phí lương, ăn ở cho bộ máy vận hành mất 250 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể chi phí máy móc, khấu hao thiết bị.

“Với năng lực, kinh nghiệm triển khai dự án giao thông lớn của mình, ngay từ đầu Đèo Cả tự tin đặt mục tiêu hoàn thiện đoạn tuyến của mình vào cuối tháng 5/2022. Nhưng giờ mưa làm vỡ mộng, công trường vẫn đang làm nền móng.

Mỗi ngày, anh em chỉ biết “canh trời”, đo đếm từng thời điểm nắng ráo để đẩy tiến độ”, anh Nam vừa dứt lời, cũng là lúc trận mưa chiều 27/5 bất ngờ ập đến. Mưa nặng hạt đổ nước lênh láng công trường. Thêm ngày mưa thứ 4 trong tuần!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.