img img

Xưa nay chưa có dự án giao thông lớn nào bàn giao 100% mặt bằng sạch trước khi làm. Nhưng với đại dự án cao tốc Bắc - Nam, chuyện tưởng chừng như không thể đã trở thành có thể.

img

Nhấp ngụm chè chát, Cường “còng” xoa cái trán nhăn, làn da đen và mái tóc hoa râm chậm rãi: “Chuyện gì chứ GPMB nhiều chuyện lắm! 1.080 hộ qua thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa là 1.080 câu chuyện. Mà hay cái chẳng chuyện nào giống chuyện nào!”.

Cường “còng” là cái tên anh em bạn bè đặt cho vị Giám đốc Ban GPMB thị xã Nghi Sơn Mai Cao Cường. Cái tên này xuất phát từ tư thế đi hơi còng của anh, nhưng cũng là để nói về việc phải “còng lưng” gánh GPMB của 11 dự án thu hồi đất đang triển khai ở thị xã. Và cao tốc Bắc - Nam chỉ là 1 trong hơn chục dự án đó.

Vừa định bắt đầu câu chuyện, chị văn thư bước vào nhẹ nhàng dặn: “Hộp bút tuần này của anh, em để trên bàn nhé”.

“1 hộp 1 tuần, sao anh dùng tốn thế. Mua lọ mực bơm hay dùng máy tính có phải tiết kiệm không?”, tôi nói đùa.

“Không được! Bút này chủ yếu để ký. Có văn bản điện tử và chữ ký số nhưng GPMB vẫn cần giấy. Nào là biên bản kiểm kê, thông báo niêm yết tài sản, quyết định thu hồi đất... mỗi hộ tối thiểu là 8 văn bản. Còn bình quân mỗi tháng bản in, photo khoảng 30.000 văn bản. Mọi người hay trêu nói tôi là người tốn giấy nhất Việt Nam!”, anh cười.

Chỉ nói về số văn bản giấy tờ là đủ hiểu khối lượng công việc đồ sộ của GPMB. Ấy vậy mà khi nhắc tới các điểm găng về mặt bằng thì anh Cường lại đọc vanh vách: Hộ ông này khiếu nại xác định nguồn gốc đất, hộ ông kia xin thêm suất tái định cư... Với tinh thần “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, mỗi hộ ít nhất giám đốc ban đến 1 lần, còn trung bình cứ vướng là tối thiểu 4 lần.

Đó là chưa kể, các đoàn của lãnh đạo tỉnh, thị xã, phòng ban và các tổ chức đoàn xuống đối thoại trả lời trực tiếp các chính sách cho dân. Họ giống như những anh “mõ làng”. Chỉ khi dân hiểu, mặt bằng thông thì họ mới yên tâm được.

Tương tự tại Nghệ An, để GPMB cho 78km đường cao tốc, tỉnh này phải huy động cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, cho đến từng cán bộ ở thôn, xóm, thậm chí nhờ cả các tổ chức đoàn thể, tôn giáo cùng vào cuộc. Nhờ đó, nhiều điểm nóng được giải quyết và vui nhất là 100% người dân đồng thuận, không nơi nào phải tổ chức cưỡng chế.

Trực tiếp đi tới xã Hưng Yên Nam, nơi các hộ phải GPMB chủ yếu là đồng bào Công giáo, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng ban GPMB huyện Hưng Nguyên cho biết: “Ở đây tưởng khó mà lại dễ. Nếu so với một số khu vực khác của huyện Hưng Nguyên thì ở đây là nhanh nhất”.

“Có được kết quả này là nhờ vào sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền địa phương cho đến Ban chỉ huy các xóm. Đồng thời, đó là sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các linh mục, hội đồng giám mục; sự đồng hành, chia sẻ của bà con giáo dân”, ông Phan Anh Nam, Chủ tịch UBND xã Hưng Yên Nam chia sẻ.

Cần phải nhấn mạnh rằng, ở Hưng Yên Nam, cả 2 khu tái định cư mới thực hiện xong và bàn giao cho người dân xây dựng được cách đây chừng hơn 2 tháng. Vậy mà có những hộ dân như hộ ông Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Trọng Đính, Phạm Mạnh Cầm… sẵn sàng dọn dẹp đồ đạc ra ngoài dựng lán, chấp nhận sống tạm bợ để nhường đất cho dự án.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Ban Hội đồng Mục Vụ giáo xứ Trang Nứa (xã Hưng Yên Nam) kể: “Lúc đầu người dân không đồng tình vì còn băn khoăn về mức giá đền bù. Thế nhưng, sau khi được cán bộ GPMB giải thích, bà con đều đồng thuận. Tại các buổi lễ nguyện ở nhà thờ, Cha cũng thường xuyên động viên bà con chấp hành, tạo điều kiện thuận lợi để dự án sớm được triển khai, hoàn thành”.

Ngồi “tán chuyện” được một hồi, chúng tôi đi vào “việc chính”, đó là GPMB cao tốc rút ra được kinh nghiệm gì? Nghe đến đây, anh Cường định thần rồi nhẩm tính: Tổng cả 2 dự án thành phần qua địa bàn dài 22,8km với hơn 1.000 hộ dân ảnh hưởng.

Trong 2 dự án thì chỉ có dự án Nghi Sơn - Diễn Châu đi qua địa bàn 2 tỉnh nên được Thủ tướng phê chuẩn khung chính sách đặc thù trong việc cắt giảm một số thủ tục, thời gian xử lý nhanh. Còn tại dự án QL45 - Nghi Sơn thì gặp không ít khó khăn.

Cũng theo anh Cường, dự án đi qua thị xã Nghi Sơn chủ yếu là các xã miền núi, xã khó khăn. Trước đây, các xã không quản lý sát sao để người dân xây dựng vi phạm nhiều. Bên cạnh đó, người dân cũng không chủ động làm các thủ tục chuyển đổi, cấp quyền sử dụng vì lúc bấy giờ đất đai không có giá trị.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân đi làm công nhân, kinh doanh nên hầu hết đất nông nghiệp như bỏ hoang. Khi thực hiện thu hồi, lực lượng chức năng lại phải xem xét các hồ sơ qua các thời kỳ rồi tách đất nông nghiệp ra để đền bù.

“Thống kê phải có tới 131 hộ dân thuộc diện cưỡng chế thu hồi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải đến từng nhà để vận động, ban ngày không gặp thì chờ gặp ban đêm, có hôm làm việc ở nhà dân đến 1 giờ sáng.

Bản thân tôi phải trực tiếp đi để giải quyết, xử lý, không để cho cán bộ cấp dưới đi vì họ không quyết định được. Chỉ còn 22 hộ xây nhà trên đất nông nghiệp nên phải cưỡng chế. Kết quả, từ tháng 12/2019 đến hết năm 2021, thị xã Nghi Sơn đã hoàn thành công tác GPMB”, anh Cường chia sẻ.

Theo anh, để dự án hoàn thành đúng tiến độ được giao, đối với khu nghĩa trang, mồ mả của người dân phải có tính toán, bố trí nguồn vốn làm trước hạ tầng; đối với dự án công thì cần có cơ chế đặc thù trong giải quyết các thủ tục. Đơn cử như xây tái định cư là 1 dự án tách biệt thì khi thu hồi đất cũng phải triển khai song hành (không để đợi đến 1 năm sau mới làm) và phải linh hoạt về vốn.

Trong khi đó, ông Trần Minh Hải, Phó chủ tịch UBND xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu (địa phương đầu tiên về đích GPMB cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt) cho rằng, bài học đầu tiên rút ra là tính công khai, minh bạch và dân chủ. Ví dụ việc rà soát để hỗ trợ những khẩu ăn theo trong gia đình thuộc diện GPMB. Địa phương phải cùng với xóm rà rất kỹ, sau đó niêm yết danh sách để nhân dân giám sát. Sau thời gian không có ý kiến nào thì mới chốt danh sách.

“Bài học thứ 2 là sự tận tụy, làm việc hết mình vì nhân dân. Tôi còn nhớ như in vào giữa năm 2021, lúc đó chỉ còn 1 hộ cuối cùng chưa chưa nhận tiền đền bù. Tổ công tác xã về nhà họp không biết bao nhiêu lần để giải thích, vận động nhưng hộ này vẫn không lung lay.

Sau đó, xã đã xin ý kiến huyện cho hộ này chuyển lên tái định cư và được huyện đồng ý. Lúc này, gia đình lại thay đổi ý kiến, chỉ nhận tiền mà không lên tái định cư nữa!”, ông Hải kể.

Nhấp ngụm chè chát, Cường “còng” xoa cái trán nhăn, làn da đen và mái tóc hoa râm chậm rãi: “Chuyện gì chứ GPMB nhiều chuyện lắm! 1.080 hộ qua thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa là 1.080 câu chuyện. Mà hay cái chẳng chuyện nào giống chuyện nào!”.

Cường “còng” là cái tên anh em bạn bè đặt cho vị Giám đốc Ban GPMB thị xã Nghi Sơn Mai Cao Cường. Cái tên này xuất phát từ tư thế đi hơi còng của anh, nhưng cũng là để nói về việc phải “còng lưng” gánh GPMB của 11 dự án thu hồi đất đang triển khai ở thị xã. Và cao tốc Bắc - Nam chỉ là 1 trong hơn chục dự án đó.

Vừa định bắt đầu câu chuyện, chị văn thư bước vào nhẹ nhàng dặn: “Hộp bút tuần này của anh, em để trên bàn nhé”.

“1 hộp 1 tuần, sao anh dùng tốn thế. Mua lọ mực bơm hay dùng máy tính có phải tiết kiệm không?”, tôi nói đùa.

“Không được! Bút này chủ yếu để ký. Có văn bản điện tử và chữ ký số nhưng GPMB vẫn cần giấy. Nào là biên bản kiểm kê, thông báo niêm yết tài sản, quyết định thu hồi đất... mỗi hộ tối thiểu là 8 văn bản. Còn bình quân mỗi tháng bản in, photo khoảng 30.000 văn bản. Mọi người hay trêu nói tôi là người tốn giấy nhất Việt Nam!”, anh cười.

Chỉ nói về số văn bản giấy tờ là đủ hiểu khối lượng công việc đồ sộ của GPMB. Ấy vậy mà khi nhắc tới các điểm găng về mặt bằng thì anh Cường lại đọc vanh vách: Hộ ông này khiếu nại xác định nguồn gốc đất, hộ ông kia xin thêm suất tái định cư... Với tinh thần “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, mỗi hộ ít nhất giám đốc ban đến 1 lần, còn trung bình cứ vướng là tối thiểu 4 lần.

Đó là chưa kể, các đoàn của lãnh đạo tỉnh, thị xã, phòng ban và các tổ chức đoàn xuống đối thoại trả lời trực tiếp các chính sách cho dân. Họ giống như những anh “mõ làng”. Chỉ khi dân hiểu, mặt bằng thông thì họ mới yên tâm được.

Tương tự tại Nghệ An, để GPMB cho 78km đường cao tốc, tỉnh này phải huy động cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, cho đến từng cán bộ ở thôn, xóm, thậm chí nhờ cả các tổ chức đoàn thể, tôn giáo cùng vào cuộc. Nhờ đó, nhiều điểm nóng được giải quyết và vui nhất là 100% người dân đồng thuận, không nơi nào phải tổ chức cưỡng chế.

Trực tiếp đi tới xã Hưng Yên Nam, nơi các hộ phải GPMB chủ yếu là đồng bào Công giáo, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng ban GPMB huyện Hưng Nguyên cho biết: “Ở đây tưởng khó mà lại dễ. Nếu so với một số khu vực khác của huyện Hưng Nguyên thì ở đây là nhanh nhất”.

“Có được kết quả này là nhờ vào sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền địa phương cho đến Ban chỉ huy các xóm. Đồng thời, đó là sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các linh mục, hội đồng giám mục; sự đồng hành, chia sẻ của bà con giáo dân”, ông Phan Anh Nam, Chủ tịch UBND xã Hưng Yên Nam chia sẻ.

Cần phải nhấn mạnh rằng, ở Hưng Yên Nam, cả 2 khu tái định cư mới thực hiện xong và bàn giao cho người dân xây dựng được cách đây chừng hơn 2 tháng. Vậy mà có những hộ dân như hộ ông Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Trọng Đính, Phạm Mạnh Cầm… sẵn sàng dọn dẹp đồ đạc ra ngoài dựng lán, chấp nhận sống tạm bợ để nhường đất cho dự án.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Ban Hội đồng Mục Vụ giáo xứ Trang Nứa (xã Hưng Yên Nam) kể: “Lúc đầu người dân không đồng tình vì còn băn khoăn về mức giá đền bù. Thế nhưng, sau khi được cán bộ GPMB giải thích, bà con đều đồng thuận. Tại các buổi lễ nguyện ở nhà thờ, Cha cũng thường xuyên động viên bà con chấp hành, tạo điều kiện thuận lợi để dự án sớm được triển khai, hoàn thành”.

Ngồi “tán chuyện” được một hồi, chúng tôi đi vào “việc chính”, đó là GPMB cao tốc rút ra được kinh nghiệm gì? Nghe đến đây, anh Cường định thần rồi nhẩm tính: Tổng cả 2 dự án thành phần qua địa bàn dài 22,8km với hơn 1.000 hộ dân ảnh hưởng.

Trong 2 dự án thì chỉ có dự án Nghi Sơn - Diễn Châu đi qua địa bàn 2 tỉnh nên được Thủ tướng phê chuẩn khung chính sách đặc thù trong việc cắt giảm một số thủ tục, thời gian xử lý nhanh. Còn tại dự án QL45 - Nghi Sơn thì gặp không ít khó khăn.

Cũng theo anh Cường, dự án đi qua thị xã Nghi Sơn chủ yếu là các xã miền núi, xã khó khăn. Trước đây, các xã không quản lý sát sao để người dân xây dựng vi phạm nhiều. Bên cạnh đó, người dân cũng không chủ động làm các thủ tục chuyển đổi, cấp quyền sử dụng vì lúc bấy giờ đất đai không có giá trị.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân đi làm công nhân, kinh doanh nên hầu hết đất nông nghiệp như bỏ hoang. Khi thực hiện thu hồi, lực lượng chức năng lại phải xem xét các hồ sơ qua các thời kỳ rồi tách đất nông nghiệp ra để đền bù.

“Thống kê phải có tới 131 hộ dân thuộc diện cưỡng chế thu hồi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải đến từng nhà để vận động, ban ngày không gặp thì chờ gặp ban đêm, có hôm làm việc ở nhà dân đến 1 giờ sáng.

Bản thân tôi phải trực tiếp đi để giải quyết, xử lý, không để cho cán bộ cấp dưới đi vì họ không quyết định được. Chỉ còn 22 hộ xây nhà trên đất nông nghiệp nên phải cưỡng chế. Kết quả, từ tháng 12/2019 đến hết năm 2021, thị xã Nghi Sơn đã hoàn thành công tác GPMB”, anh Cường chia sẻ.

Theo anh, để dự án hoàn thành đúng tiến độ được giao, đối với khu nghĩa trang, mồ mả của người dân phải có tính toán, bố trí nguồn vốn làm trước hạ tầng; đối với dự án công thì cần có cơ chế đặc thù trong giải quyết các thủ tục. Đơn cử như xây tái định cư là 1 dự án tách biệt thì khi thu hồi đất cũng phải triển khai song hành (không để đợi đến 1 năm sau mới làm) và phải linh hoạt về vốn.

Trong khi đó, ông Trần Minh Hải, Phó chủ tịch UBND xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu (địa phương đầu tiên về đích GPMB cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt) cho rằng, bài học đầu tiên rút ra là tính công khai, minh bạch và dân chủ. Ví dụ việc rà soát để hỗ trợ những khẩu ăn theo trong gia đình thuộc diện GPMB. Địa phương phải cùng với xóm rà rất kỹ, sau đó niêm yết danh sách để nhân dân giám sát. Sau thời gian không có ý kiến nào thì mới chốt danh sách.

“Bài học thứ 2 là sự tận tụy, làm việc hết mình vì nhân dân. Tôi còn nhớ như in vào giữa năm 2021, lúc đó chỉ còn 1 hộ cuối cùng chưa chưa nhận tiền đền bù. Tổ công tác xã về nhà họp không biết bao nhiêu lần để giải thích, vận động nhưng hộ này vẫn không lung lay.

Sau đó, xã đã xin ý kiến huyện cho hộ này chuyển lên tái định cư và được huyện đồng ý. Lúc này, gia đình lại thay đổi ý kiến, chỉ nhận tiền mà không lên tái định cư nữa!”, ông Hải kể.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.