Chạy dọc đoạn đường bê tông gần QL217 vào thôn Gia Miêu, xã Hà Long (Hà Trung, Thanh Hóa), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những ngôi nhà cao tầng khang trang. Hỏi ra mới biết, đây là khu tái định cư của các hộ dân ở xã Hà Long sau khi nhường đất cho dự án cao tốc Bắc - Nam.

Cầm chiếc cuốc xới từng thớ đất để cải tạo lại vườn rau, bà Mai Thị Dinh (62 tuổi) chia sẻ, nhà bà trước đây có 4 - 5 thế hệ ở cùng trên mảnh đất rộng chừng 540m2 ở phía sâu trong thôn Gia Miêu. Khi đường cao tốc đi qua, gia đình bà là hộ đầu tiên ký nhận tiền, nhường đất cho dự án.

“Chồng tôi nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Hà Long nên mình phải gương mẫu. Ra đây tuy có thiệt thòi về diện tích đất ở, nhưng với số tiền đền bù hơn 1 tỷ đồng thì cũng đủ để cất một căn nhà mái Thái trên nền đất 223m2.

Do nhà ở hơi chật cho 4 - 5 thế hệ nên vợ chồng người con trai đầu phải xây nhà ở riêng cách xa nhà bố mẹ chừng vài cây số. Ở khu mới, hạ tầng từ điện, nước, đường… đều hiện đại hơn, nhất là lại gần quốc lộ nên cũng dễ buôn bán, làm ăn hơn”, bà Dinh cho biết.

Từ nhà bà Dinh nhìn chếch về hướng Đông - Nam là một ngôi nhà thờ bề thế với màu sơn vàng nổi bật. Đó là nhà thờ họ của gia đình ông Nguyễn Hữu Chước (73 tuổi, ở thôn Gia Miêu), nằm ngay trục đường giao thông chính của khu tái định cư.

Ông Chước kể, trước kia trong làng, nhà ông có 500m2 đất ở, trong đó có khu nhà thờ họ rộng 130m2 đã lâu đời. Khi triển khai dự án, toàn bộ đất đai, nhà cửa và nhà thờ phải di dời.

“Trong làng, gia đình ở rộng rãi, thoải mái hơn nhiều so với bây giờ. Nhưng vì chính sách chung của Nhà nước, chúng tôi phải chấp nhận. Ra khu tái định cư, chúng tôi được ưu tiên cho tách hộ và mua được 3 suất đất, mỗi suất 200m2. Đường sá được đầu tư rộng rãi, xe cộ đi lại thuận lợi, dễ tìm”, ông Chước cho biết thêm.

Dạo quanh “khu đô thị mới” ở đây mới thấy, từng dãy nhà 2 - 3 tầng nối liền nhau thẳng tắp. Tất cả đều được xây theo lối kiến trúc biệt thự hiện đại, có đầy đủ tiện nghi, vỉa hè, cây xanh... trông chẳng khác nào một khu phố Tây. Nằm gần với quốc lộ nên dù là khu dân cư mới nhưng các dịch vụ buôn bán tấp nập.

Bà Quách Thị Tươi (80 tuổi, dân tộc Mường, ở thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long) móm mém cười: “Ra đây hơi buồn một chút vì đều là hàng xóm mới cả, chưa quen lắm. Đất ở đây không rộng bằng nơi ở cũ, không có vườn tược nên nhiều lúc cũng buồn tay, buồn chân. Nhưng cứ ở trong làng thì biết bao giờ thấy được vỉa hè lát đá, hệ thống nước sạch chạy ngầm!”.

Khác với Hà Long, xã Tân Trường (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) có khối lượng GPMB tương đối lớn, phải di dời nhiều công trình như trụ sở xã, trường mầm non, tiểu học, chợ và 70 hộ dân.

Quan sát thực tế cho thấy, ở khu tái định cư xã Tân Trường thì chưa đông đúc người dân đến ở như xã Hà Long. Đếm sơ bộ cũng chỉ có khoảng hơn 10 nhà, có hộ đang mới bắt đầu xây dựng.

Theo người dân, nơi tái định cư đang còn hạn chế về hạ tầng kỹ thuật như điện, nước. Để có điện, trước mắt phải đấu nhờ từ trường học cấp 1 gần đó. Nước sạch thì chưa có nên giờ phải dùng tạm nguồn nước máy.

Ông Mai Cao Cường, Giám đốc Ban GPMB của thị xã Nghi Sơn cho biết, đã vận dụng tất cả các khung chính sách để làm sao người dân được hưởng lợi nhất, chí ít phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ.

“Có những nơi, chúng tôi còn hỗ trợ vận chuyển tài sản cho người dân. Khu tái định cư nào chưa có điện, nước thì hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Ở một số khu như ở Tân Trường, hệ thống điện đã có nhưng do vướng về công tác bàn giao của ngành điện nên hơi chậm. Với hệ thống nước sạch thì hiện cũng đang xây dựng đường ống”, ông Cường cho biết thêm.

“Cuộc sống nơi ở mới này thì không phải bàn nữa. Từ hạ tầng điện, nước, đường, mạng Internet đều được đầu tư rất bài bản. Nói chung là rất văn minh, hiện đại. Ở tuổi này, có mơ tôi cũng không dám nghĩ mình có cuộc sống như hiện tại…”, ông Lê Bơu (SN 1958, ở xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai) vừa dẫn chúng tôi đi tham quan nơi ở mới khu tái định cư dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, vừa nói.

Ngôi nhà mái bằng thơm mùi sơn mới của gia đình ông Bơu được xây dựng theo phong cách tân cổ điển, với 2 phòng ngủ, 1 phòng khách. Nhà bám mặt đường rộng gần chục mét, cạnh trường mầm non, trụ sở xã và QL48D nên từ sinh hoạt đến làm ăn kinh tế đều rất thuận lợi.

“Vợ chồng tôi là hộ đầu tiên của xã nhận đất tái định cư nên được lựa chọn vị trí. Khi đó, tôi chọn ngay ô 2 mặt tiền đầu làng. Con tôi ra sau phải bốc thăm ở lối trong.

Sau vợ chồng quyết định đổi cho con trai ra ở trên đó để tiện làm ăn. Nó đang làm quán cà phê và cửa hàng tạp hóa, không phải “chân lấm tay bùn” như chúng tôi nữa”, ông Bơu kể.

Xa xa, hàng chục ngôi nhà hai tầng, ba tầng khang trang đang mọc lên san sát. Một khu phố mới đang thành hình, cùng đó là những ấp ủ, toan tính cũng như hy vọng của hàng trăm con người về một cuộc sống mới. Nhìn thực tại, ít ai nghĩ đã có lúc địa phương như bế tắc khi người dân không chịu chuyển sang nơi ở mới.

Không giống những nơi khác, xã Quỳnh Vinh nằm ngay cửa Nam hầm Trường Vinh. Chỉ khi mặt bằng ở đây được thông thì hàng triệu khối đất, đá tận dụng ở núi Mồng Gà mới có thể vận chuyển ra làm các đoạn bên ngoài. Vì vậy, việc GPMB chậm tại đây không chỉ ảnh hưởng tới gói thầu này mà còn cả các gói thầu khác.

Đã không biết bao nhiêu lần, cấp ủy và chính quyền xã Quỳnh Vinh phải lặn lội cả đêm để tuyên truyền, vận động người dân. Thế nhưng, câu trả lời nhận được vẫn là sự im lặng và cái lắc đầu.

Để động viên những người tiên phong đến nơi ở mới, xã Quỳnh Vinh đã cho phép những hộ này được chọn vị trí tái định cư. Và rồi, một hộ, hai hộ… đến xây nhà. Thấy rõ cuộc sống nơi ở mới tốt hơn, những người còn bám trụ cứ thế lần lượt chấp hành, nhường đất, nhường nhà cho dự án.

“Thời gian đầu, tôi cũng băn khoăn và có ý kiến giá đền bù khá thấp. Cộng với tư tưởng chờ đợi xem Nhà nước có tăng thêm tiền đền bù hay có thay đổi nào không... Tuy nhiên, khi được xã cho chọn vị trí tái định cư, tôi quyết ngay. Biết thế đi ngay từ đầu, chắc còn tốt hơn nữa!”, ông Bơu tiếc nuối.

Tâm trạng của ông Bơu cũng là tâm trạng của nhiều hộ dân khi về nơi ở mới, nhường đất để Nhà nước làm cao tốc.

Chị Thái Thị Khởi (SN 1982, ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu) kể, trước đây gia đình chị ở tận trong xóm 5, ngay sau ngọn núi Ong, trước mặt là đồng lúa mênh mông.

“Lúc đầu, tôi cũng băn khoăn. Khi cán bộ xã đến vận động, được trực tiếp dẫn lên xem khu tái định cư này, tôi liền đồng ý ngay. Ở đây nằm trên trục đường chính, gần trụ sở xã, trường học, chợ… rất thuận tiện”, chị Khởi kể.

Ngồi bên cạnh, ông Trần Minh Hải, Phó chủ tịch UBND xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu tiếp lời: “Niềm vui của chị Khởi cũng là niềm vui chung của 21 hộ dân trong xã chuyển lên nơi ở mới”.

Dứt lời, ông Hải dắt tôi ra ngoài, chỉ về phía hàng loạt cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ, tiệm cắt tóc, làm nail, quán tạp hóa… khung cảnh chẳng khác nào một khu phố sầm uất ở đô thị lớn…

img

Chạy dọc đoạn đường bê tông gần QL217 vào thôn Gia Miêu, xã Hà Long (Hà Trung, Thanh Hóa), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những ngôi nhà cao tầng khang trang. Hỏi ra mới biết, đây là khu tái định cư của các hộ dân ở xã Hà Long sau khi nhường đất cho dự án cao tốc Bắc - Nam.

Cầm chiếc cuốc xới từng thớ đất để cải tạo lại vườn rau, bà Mai Thị Dinh (62 tuổi) chia sẻ, nhà bà trước đây có 4 - 5 thế hệ ở cùng trên mảnh đất rộng chừng 540m2 ở phía sâu trong thôn Gia Miêu. Khi đường cao tốc đi qua, gia đình bà là hộ đầu tiên ký nhận tiền, nhường đất cho dự án.

“Chồng tôi nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Hà Long nên mình phải gương mẫu. Ra đây tuy có thiệt thòi về diện tích đất ở, nhưng với số tiền đền bù hơn 1 tỷ đồng thì cũng đủ để cất một căn nhà mái Thái trên nền đất 223m2.

Do nhà ở hơi chật cho 4 - 5 thế hệ nên vợ chồng người con trai đầu phải xây nhà ở riêng cách xa nhà bố mẹ chừng vài cây số. Ở khu mới, hạ tầng từ điện, nước, đường… đều hiện đại hơn, nhất là lại gần quốc lộ nên cũng dễ buôn bán, làm ăn hơn”, bà Dinh cho biết.

Từ nhà bà Dinh nhìn chếch về hướng Đông - Nam là một ngôi nhà thờ bề thế với màu sơn vàng nổi bật. Đó là nhà thờ họ của gia đình ông Nguyễn Hữu Chước (73 tuổi, ở thôn Gia Miêu), nằm ngay trục đường giao thông chính của khu tái định cư.

Ông Chước kể, trước kia trong làng, nhà ông có 500m2 đất ở, trong đó có khu nhà thờ họ rộng 130m2 đã lâu đời. Khi triển khai dự án, toàn bộ đất đai, nhà cửa và nhà thờ phải di dời.

“Trong làng, gia đình ở rộng rãi, thoải mái hơn nhiều so với bây giờ. Nhưng vì chính sách chung của Nhà nước, chúng tôi phải chấp nhận. Ra khu tái định cư, chúng tôi được ưu tiên cho tách hộ và mua được 3 suất đất, mỗi suất 200m2. Đường sá được đầu tư rộng rãi, xe cộ đi lại thuận lợi, dễ tìm”, ông Chước cho biết thêm.

Dạo quanh “khu đô thị mới” ở đây mới thấy, từng dãy nhà 2 - 3 tầng nối liền nhau thẳng tắp. Tất cả đều được xây theo lối kiến trúc biệt thự hiện đại, có đầy đủ tiện nghi, vỉa hè, cây xanh... trông chẳng khác nào một khu phố Tây. Nằm gần với quốc lộ nên dù là khu dân cư mới nhưng các dịch vụ buôn bán tấp nập.

Bà Quách Thị Tươi (80 tuổi, dân tộc Mường, ở thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long) móm mém cười: “Ra đây hơi buồn một chút vì đều là hàng xóm mới cả, chưa quen lắm. Đất ở đây không rộng bằng nơi ở cũ, không có vườn tược nên nhiều lúc cũng buồn tay, buồn chân. Nhưng cứ ở trong làng thì biết bao giờ thấy được vỉa hè lát đá, hệ thống nước sạch chạy ngầm!”.

Khác với Hà Long, xã Tân Trường (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) có khối lượng GPMB tương đối lớn, phải di dời nhiều công trình như trụ sở xã, trường mầm non, tiểu học, chợ và 70 hộ dân.

Quan sát thực tế cho thấy, ở khu tái định cư xã Tân Trường thì chưa đông đúc người dân đến ở như xã Hà Long. Đếm sơ bộ cũng chỉ có khoảng hơn 10 nhà, có hộ đang mới bắt đầu xây dựng.

Theo người dân, nơi tái định cư đang còn hạn chế về hạ tầng kỹ thuật như điện, nước. Để có điện, trước mắt phải đấu nhờ từ trường học cấp 1 gần đó. Nước sạch thì chưa có nên giờ phải dùng tạm nguồn nước máy.

Ông Mai Cao Cường, Giám đốc Ban GPMB của thị xã Nghi Sơn cho biết, đã vận dụng tất cả các khung chính sách để làm sao người dân được hưởng lợi nhất, chí ít phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ.

“Có những nơi, chúng tôi còn hỗ trợ vận chuyển tài sản cho người dân. Khu tái định cư nào chưa có điện, nước thì hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Ở một số khu như ở Tân Trường, hệ thống điện đã có nhưng do vướng về công tác bàn giao của ngành điện nên hơi chậm. Với hệ thống nước sạch thì hiện cũng đang xây dựng đường ống”, ông Cường cho biết thêm.

“Cuộc sống nơi ở mới này thì không phải bàn nữa. Từ hạ tầng điện, nước, đường, mạng Internet đều được đầu tư rất bài bản. Nói chung là rất văn minh, hiện đại. Ở tuổi này, có mơ tôi cũng không dám nghĩ mình có cuộc sống như hiện tại…”, ông Lê Bơu (SN 1958, ở xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai) vừa dẫn chúng tôi đi tham quan nơi ở mới khu tái định cư dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, vừa nói.

Ngôi nhà mái bằng thơm mùi sơn mới của gia đình ông Bơu được xây dựng theo phong cách tân cổ điển, với 2 phòng ngủ, 1 phòng khách. Nhà bám mặt đường rộng gần chục mét, cạnh trường mầm non, trụ sở xã và QL48D nên từ sinh hoạt đến làm ăn kinh tế đều rất thuận lợi.

“Vợ chồng tôi là hộ đầu tiên của xã nhận đất tái định cư nên được lựa chọn vị trí. Khi đó, tôi chọn ngay ô 2 mặt tiền đầu làng. Con tôi ra sau phải bốc thăm ở lối trong.

Sau vợ chồng quyết định đổi cho con trai ra ở trên đó để tiện làm ăn. Nó đang làm quán cà phê và cửa hàng tạp hóa, không phải “chân lấm tay bùn” như chúng tôi nữa”, ông Bơu kể.

Xa xa, hàng chục ngôi nhà hai tầng, ba tầng khang trang đang mọc lên san sát. Một khu phố mới đang thành hình, cùng đó là những ấp ủ, toan tính cũng như hy vọng của hàng trăm con người về một cuộc sống mới. Nhìn thực tại, ít ai nghĩ đã có lúc địa phương như bế tắc khi người dân không chịu chuyển sang nơi ở mới.

Không giống những nơi khác, xã Quỳnh Vinh nằm ngay cửa Nam hầm Trường Vinh. Chỉ khi mặt bằng ở đây được thông thì hàng triệu khối đất, đá tận dụng ở núi Mồng Gà mới có thể vận chuyển ra làm các đoạn bên ngoài. Vì vậy, việc GPMB chậm tại đây không chỉ ảnh hưởng tới gói thầu này mà còn cả các gói thầu khác.

Đã không biết bao nhiêu lần, cấp ủy và chính quyền xã Quỳnh Vinh phải lặn lội cả đêm để tuyên truyền, vận động người dân. Thế nhưng, câu trả lời nhận được vẫn là sự im lặng và cái lắc đầu.

Để động viên những người tiên phong đến nơi ở mới, xã Quỳnh Vinh đã cho phép những hộ này được chọn vị trí tái định cư. Và rồi, một hộ, hai hộ… đến xây nhà. Thấy rõ cuộc sống nơi ở mới tốt hơn, những người còn bám trụ cứ thế lần lượt chấp hành, nhường đất, nhường nhà cho dự án.

“Thời gian đầu, tôi cũng băn khoăn và có ý kiến giá đền bù khá thấp. Cộng với tư tưởng chờ đợi xem Nhà nước có tăng thêm tiền đền bù hay có thay đổi nào không... Tuy nhiên, khi được xã cho chọn vị trí tái định cư, tôi quyết ngay. Biết thế đi ngay từ đầu, chắc còn tốt hơn nữa!”, ông Bơu tiếc nuối.

Tâm trạng của ông Bơu cũng là tâm trạng của nhiều hộ dân khi về nơi ở mới, nhường đất để Nhà nước làm cao tốc.

Chị Thái Thị Khởi (SN 1982, ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu) kể, trước đây gia đình chị ở tận trong xóm 5, ngay sau ngọn núi Ong, trước mặt là đồng lúa mênh mông.

“Lúc đầu, tôi cũng băn khoăn. Khi cán bộ xã đến vận động, được trực tiếp dẫn lên xem khu tái định cư này, tôi liền đồng ý ngay. Ở đây nằm trên trục đường chính, gần trụ sở xã, trường học, chợ… rất thuận tiện”, chị Khởi kể.

Ngồi bên cạnh, ông Trần Minh Hải, Phó chủ tịch UBND xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu tiếp lời: “Niềm vui của chị Khởi cũng là niềm vui chung của 21 hộ dân trong xã chuyển lên nơi ở mới”.

Dứt lời, ông Hải dắt tôi ra ngoài, chỉ về phía hàng loạt cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ, tiệm cắt tóc, làm nail, quán tạp hóa… khung cảnh chẳng khác nào một khu phố sầm uất ở đô thị lớn…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.