Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 trên toàn thế giới, có không ít bác sĩ người Việt, gốc Việt đã và đang tham gia điều trị cho bệnh nhân các nước sở tại. Vượt qua những thời khắc dữ dội, hiểm nguy nhất, họ đã góp phần cứu biết bao người khỏi lằn ranh sinh tử. TS. BS. Lê Ngọc Hòa Nhã là một trong số đó.

img

“Hôm qua là những ai? Hôm nay ai chuẩn bị ra đi? Ngày mai ai có tiên lượng sẽ không qua khỏi?”.

Đây là 3 câu hỏi chua chát mà TS. BS. Lê Ngọc Hòa Nhã và những đồng nghiệp của mình tại Bệnh viện Đại học Y Semmelweis, Thủ đô Budapest, Hungary đều hỏi nhau mỗi lần giao ban.

Thời điểm nóng nhất thì mỗi ngày trung bình mỗi cánh ICU (khu chăm sóc tích cực) có khoảng 3 - 4 người mất. Đau xót hơn cả trong đó có những thanh niên trẻ, có người sinh năm 1999.

Bản thân bác sĩ Nhã mắc Covid-19 đến 2 lần và đều bị lây nhiễm từ bệnh nhân. Ngay sau khi hồi phục, chị đều đi hiến huyết tương cứu bệnh nhân. Ngoài ra, trong trận chiến này, chị đã không ít lần chứng kiến các đồng nghiệp ngã xuống.

“Thật ra ai cũng nghĩ các bác sĩ nhìn thấy cái chết quen rồi, nhưng không phải vậy. Khi mình đã nỗ lực cứu sống một sinh mạng nhưng bất lực nhìn lằn ngang của điện tim đồ thì mới thấy đau lòng. Bởi, đi theo những bệnh nhân từ lúc nhập viện cho tới lúc rời đi - phần lớn người phải vào phòng ICU đều kết thúc đau lòng ở nhà xác - chúng tôi xem những bệnh nhân đó như người nhà”, BS. Nhã chia sẻ.

Được biết, với chuyên ngành Nội soi tiêu hóa, tại Khoa Tiêu hóa, Phân viện Nội tổng quát và Huyết học, ĐH Y Semmelweis, TS. BS. Lê Ngọc Hòa Nhã được phân nhiệm vụ chữa trị các bệnh nhân Covid-19 trong hơn 1 năm (từ ngày 20/3/2020 - 30/5/2021). Lúc đầu, chị làm tại Khoa Covid-19 thường và đến đợt bùng dịch tháng 3/2021 tại Hungary thì chuyển vào làm việc tại khu bệnh nhân nặng với toàn bộ bệnh nhân đều thở máy.

Trung bình mỗi tháng, bác sĩ Nhã và các đồng nghiệp của mình phải trực 7 - 8 ca. Mỗi ca trực sẽ kéo dài 24 giờ. Những ngày không trực thì chị và đồng nghiệp làm việc từ 7h sáng đến 5h chiều.

BS. Nhã kể, mỗi khoa Covid-19 tại Hungary đều có 3 vùng: Xanh lá (nơi làm việc và sinh hoạt của nhân viên y tế, hoàn toàn khử trùng sạch sẽ), xám (nơi thay đồ bảo hộ), đỏ (nơi bệnh nhân nằm).

Khi vào khu đỏ thì mọi ăn uống, vệ sinh của các bác sĩ đều phải tạm dừng trong suốt quá trình. Vì vậy, chiếc bỉm trở thành bạn đồng hành quen thuộc để các nhân viên y tế có thể giải quyết các việc riêng một cách thuận tiện.

Trước khi vào khu đỏ, BS. Nhã và các đồng nghiệp cũng phải đi qua buồng phun xịt (như rửa xe ô tô), sau khi rời khu đỏ vào khu xám cũng phải đi qua buồng này. Thời gian phun xịt cũng phải 10 - 15 phút.

Trong suốt các ca trực, BS. Nhã và các đồng nghiệp hầu như không được ngủ vì bệnh nhân vào liên tục. Trường ĐH Y nơi chị công tác huy động toàn bộ các khoa, tổng cộng hơn 1.200 giường bệnh, trong đó khu ICU tổng cộng 5 tầng, mỗi tầng là 2 cánh, mỗi cánh 30 giường. Đối với đất nước nhỏ bé và dân số chỉ 10 triệu người thì con số này cũng đã là quá tải đối với ngành y tế.

Hiện tại, dịch Covid-19 tại Hungary cũng đang dần được kiểm soát hơn, BS. Nhã cũng quay lại viện chính để công tác. Nhưng lúc nào chị cũng trong tư thế sẵn sàng.

img

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình với ba mẹ đều là bác sĩ, từ nhỏ, chị Lê Ngọc Hòa Nhã (SN 1984) luôn mơ ước sau này lớn lên sẽ làm nghề cứu người giống như ba mẹ.

Cô nữ sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) thường xuyên đạt kết quả cao trong các kỳ thi và nhận được học bổng của Đại học Quốc gia Singapore và một trường đại học tại Canada. Tuy nhiên, chị quyết định bỏ lại những suất học bổng này và tham gia ứng tuyển Đại học Y khoa Debrecen (Hungary) và được tuyển thẳng.

Năng động và chăm chỉ, chị luôn nằm trong nhóm sinh viên xuất sắc của trường và cũng là gương mặt khá quen thuộc với giới trẻ Việt tại Hungary thông qua việc tham gia tích cực hoạt động văn hóa - xã hội của Hội Sinh viên Việt Nam và cộng đồng người Việt. Hiện tại, TS. Lê Ngọc Hòa Nhã đang công tác tại Viện Nội soi xâm lấn, Đại học Semmelweis, Budapest.

Trong cuộc chiến Covid-19, bác sĩ Hòa Nhã cùng với nhóm của mình đã đưa nhiều trường hợp người Việt từ “cửa tử” trở về. Trong đó, có trường hợp của một bạn trẻ người Việt mà chị nhớ mãi.

“Ngày bạn ấy nhập vào khoa ICU, tôi đọc kết quả chụp phổi và thử máu mà chỉ biết lắc đầu. Tôi đã phải trải qua những giây phút kinh khủng của đời làm thầy thuốc, đó là thông báo cho gia đình bạn ấy tiên lượng xấu”, chị kể

Tuy nhận định không tốt nhưng đội ngũ y, bác sĩ đã miệt mài tìm mọi phương pháp điều trị. Rất mừng là bệnh nhân đáp ứng điều trị và cai máy. Sau đó, bệnh nhân được đưa đến khoa Covid-19 thường để theo dõi hậu chăm sóc đặc biệt.

“Lúc đón bạn ở cổng khoa, nhìn khuôn mặt đờ đẫn sau cơn mê dài mà tôi rất thương. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp bạn ấy trong bộ đồng phục bệnh viện chứ không kín mít trong đồ bảo hộ.

img

Ánh mắt bạn ấy sáng lên khi nghe tôi nói tiếng Việt. Bạn cũng nói chuyện với tôi bằng tiếng mẹ đẻ mặc dù giọng đặc quánh vì thở nội khí quản khá lâu. Sau đó, dù bận ở khoa ICU, tôi vẫn tranh thủ chạy sang thăm bạn ấy, chứng kiến sức khỏe của bạn khá lên từng ngày, tôi vui lắm. Gần 1 tuần thở máy và hơn 2 tuần nằm theo dõi hậu cai máy thở, bạn ấy đã trở về với gia đình”, nữ bác sĩ trẻ nhớ lại.

Sau đó, gia đình bệnh nhân đã gửi quà, những món đặc sản của Việt Nam như cà phê, phở gói, chả giò tới bệnh viện. Các bác sĩ hai khoa chia nhau, ai cũng vui và khen bệnh nhân Việt Nam dễ thương.

“Chính những bệnh nhân kiên cường như người bạn cùng quê Việt Nam ấy đã cho những bác sĩ như chúng tôi một niềm tin, một tia hy vọng trong cuộc chiến khốc liệt với dịch bệnh”, BS. Hòa Nhã chia sẻ.

Được biết, từ đợt dịch Covid-19 đầu tiên xảy ra tại Hungary, BS. Hòa Nhã đã chủ động lập trang sức khoẻ tư vấn về Covid-19 với tên gọi “Sức Khỏe Cộng Đồng Việt Nam Tại Hungary” trên cả nền tảng Facebook và YouTube.

Ở đó, chị thường xuyên chia sẻ, cung cấp thông tin sức khỏe đến với cộng đồng người Việt Nam tại Hungary, từ cách phòng, chống Covid-19, tiêm vaccine, hỗ trợ tâm lý mùa dịch; chia sẻ những thông tin hữu ích cho các F0, F1 đang cách ly tại nhà cho đến các bệnh khác.

Theo BS. Nhã, một số bà con Việt kiều tại Hungary vẫn còn hạn chế nhất định về mặt ngôn ngữ, kênh thông tin này sẽ rất hữu ích với bà con. “Ở đâu có cộng đồng Việt Nam, dù là nhỏ thì ở đó cũng có Tổ quốc mình”, BS. Nhã chia sẻ về cảm xúc của mình.

img

“Hôm qua là những ai? Hôm nay ai chuẩn bị ra đi? Ngày mai ai có tiên lượng sẽ không qua khỏi?”.

Đây là 3 câu hỏi chua chát mà TS. BS. Lê Ngọc Hòa Nhã và những đồng nghiệp của mình tại Bệnh viện Đại học Y Semmelweis, Thủ đô Budapest, Hungary đều hỏi nhau mỗi lần giao ban.

Thời điểm nóng nhất thì mỗi ngày trung bình mỗi cánh ICU (khu chăm sóc tích cực) có khoảng 3 - 4 người mất. Đau xót hơn cả trong đó có những thanh niên trẻ, có người sinh năm 1999.

Bản thân bác sĩ Nhã mắc Covid-19 đến 2 lần và đều bị lây nhiễm từ bệnh nhân. Ngay sau khi hồi phục, chị đều đi hiến huyết tương cứu bệnh nhân. Ngoài ra, trong trận chiến này, chị đã không ít lần chứng kiến các đồng nghiệp ngã xuống.

“Thật ra ai cũng nghĩ các bác sĩ nhìn thấy cái chết quen rồi, nhưng không phải vậy. Khi mình đã nỗ lực cứu sống một sinh mạng nhưng bất lực nhìn lằn ngang của điện tim đồ thì mới thấy đau lòng. Bởi, đi theo những bệnh nhân từ lúc nhập viện cho tới lúc rời đi - phần lớn người phải vào phòng ICU đều kết thúc đau lòng ở nhà xác - chúng tôi xem những bệnh nhân đó như người nhà”, BS. Nhã chia sẻ.

Được biết, với chuyên ngành Nội soi tiêu hóa, tại Khoa Tiêu hóa, Phân viện Nội tổng quát và Huyết học, ĐH Y Semmelweis, TS. BS. Lê Ngọc Hòa Nhã được phân nhiệm vụ chữa trị các bệnh nhân Covid-19 trong hơn 1 năm (từ ngày 20/3/2020 - 30/5/2021). Lúc đầu, chị làm tại Khoa Covid-19 thường và đến đợt bùng dịch tháng 3/2021 tại Hungary thì chuyển vào làm việc tại khu bệnh nhân nặng với toàn bộ bệnh nhân đều thở máy.

Trung bình mỗi tháng, bác sĩ Nhã và các đồng nghiệp của mình phải trực 7 - 8 ca. Mỗi ca trực sẽ kéo dài 24 giờ. Những ngày không trực thì chị và đồng nghiệp làm việc từ 7h sáng đến 5h chiều.

BS. Nhã kể, mỗi khoa Covid-19 tại Hungary đều có 3 vùng: Xanh lá (nơi làm việc và sinh hoạt của nhân viên y tế, hoàn toàn khử trùng sạch sẽ), xám (nơi thay đồ bảo hộ), đỏ (nơi bệnh nhân nằm).

Khi vào khu đỏ thì mọi ăn uống, vệ sinh của các bác sĩ đều phải tạm dừng trong suốt quá trình. Vì vậy, chiếc bỉm trở thành bạn đồng hành quen thuộc để các nhân viên y tế có thể giải quyết các việc riêng một cách thuận tiện.

Trước khi vào khu đỏ, BS. Nhã và các đồng nghiệp cũng phải đi qua buồng phun xịt (như rửa xe ô tô), sau khi rời khu đỏ vào khu xám cũng phải đi qua buồng này. Thời gian phun xịt cũng phải 10 - 15 phút.

Trong suốt các ca trực, BS. Nhã và các đồng nghiệp hầu như không được ngủ vì bệnh nhân vào liên tục. Trường ĐH Y nơi chị công tác huy động toàn bộ các khoa, tổng cộng hơn 1.200 giường bệnh, trong đó khu ICU tổng cộng 5 tầng, mỗi tầng là 2 cánh, mỗi cánh 30 giường. Đối với đất nước nhỏ bé và dân số chỉ 10 triệu người thì con số này cũng đã là quá tải đối với ngành y tế.

Hiện tại, dịch Covid-19 tại Hungary cũng đang dần được kiểm soát hơn, BS. Nhã cũng quay lại viện chính để công tác. Nhưng lúc nào chị cũng trong tư thế sẵn sàng.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình với ba mẹ đều là bác sĩ, từ nhỏ, chị Lê Ngọc Hòa Nhã (SN 1984) luôn mơ ước sau này lớn lên sẽ làm nghề cứu người giống như ba mẹ.

Cô nữ sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) thường xuyên đạt kết quả cao trong các kỳ thi và nhận được học bổng của Đại học Quốc gia Singapore và một trường đại học tại Canada. Tuy nhiên, chị quyết định bỏ lại những suất học bổng này và tham gia ứng tuyển Đại học Y khoa Debrecen (Hungary) và được tuyển thẳng.

Năng động và chăm chỉ, chị luôn nằm trong nhóm sinh viên xuất sắc của trường và cũng là gương mặt khá quen thuộc với giới trẻ Việt tại Hungary thông qua việc tham gia tích cực hoạt động văn hóa - xã hội của Hội Sinh viên Việt Nam và cộng đồng người Việt. Hiện tại, TS. Lê Ngọc Hòa Nhã đang công tác tại Viện Nội soi xâm lấn, Đại học Semmelweis, Budapest.

Trong cuộc chiến Covid-19, bác sĩ Hòa Nhã cùng với nhóm của mình đã đưa nhiều trường hợp người Việt từ “cửa tử” trở về. Trong đó, có trường hợp của một bạn trẻ người Việt mà chị nhớ mãi.

“Ngày bạn ấy nhập vào khoa ICU, tôi đọc kết quả chụp phổi và thử máu mà chỉ biết lắc đầu. Tôi đã phải trải qua những giây phút kinh khủng của đời làm thầy thuốc, đó là thông báo cho gia đình bạn ấy tiên lượng xấu”, chị kể.

Tuy nhận định không tốt nhưng đội ngũ y, bác sĩ đã miệt mài tìm mọi phương pháp điều trị. Rất mừng là bệnh nhân đáp ứng điều trị và cai máy. Sau đó, bệnh nhân được đưa đến khoa Covid-19 thường để theo dõi hậu chăm sóc đặc biệt.

“Lúc đón bạn ở cổng khoa, nhìn khuôn mặt đờ đẫn sau cơn mê dài mà tôi rất thương. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp bạn ấy trong bộ đồng phục bệnh viện chứ không kín mít trong đồ bảo hộ.

Ánh mắt bạn ấy sáng lên khi nghe tôi nói tiếng Việt. Bạn cũng nói chuyện với tôi bằng tiếng mẹ đẻ mặc dù giọng đặc quánh vì thở nội khí quản khá lâu. Sau đó, dù bận ở khoa ICU, tôi vẫn tranh thủ chạy sang thăm bạn ấy, chứng kiến sức khỏe của bạn khá lên từng ngày, tôi vui lắm. Gần 1 tuần thở máy và hơn 2 tuần nằm theo dõi hậu cai máy thở, bạn ấy đã trở về với gia đình”, nữ bác sĩ trẻ nhớ lại.

Sau đó, gia đình bệnh nhân đã gửi quà, những món đặc sản của Việt Nam như cà phê, phở gói, chả giò tới bệnh viện. Các bác sĩ hai khoa chia nhau, ai cũng vui và khen bệnh nhân Việt Nam dễ thương.

“Chính những bệnh nhân kiên cường như người bạn cùng quê Việt Nam ấy đã cho những bác sĩ như chúng tôi một niềm tin, một tia hy vọng trong cuộc chiến khốc liệt với dịch bệnh”, BS. Hòa Nhã chia sẻ. Được biết, từ đợt dịch Covid-19 đầu tiên xảy ra tại Hungary, BS. Hòa Nhã đã chủ động lập trang sức khoẻ tư vấn về Covid-19 với tên gọi “Sức Khỏe Cộng Đồng Việt Nam Tại Hungary” trên cả nền tảng Facebook và YouTube.

Ở đó, chị thường xuyên chia sẻ, cung cấp thông tin sức khỏe đến với cộng đồng người Việt Nam tại Hungary, từ cách phòng, chống Covid-19, tiêm vaccine, hỗ trợ tâm lý mùa dịch; chia sẻ những thông tin hữu ích cho các F0, F1 đang cách ly tại nhà cho đến các bệnh khác.

Theo BS. Nhã, một số bà con Việt kiều tại Hungary vẫn còn hạn chế nhất định về mặt ngôn ngữ, kênh thông tin này sẽ rất hữu ích với bà con. “Ở đâu có cộng đồng Việt Nam, dù là nhỏ thì ở đó cũng có Tổ quốc mình”, BS. Nhã chia sẻ về cảm xúc của mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.