Những ngày cuối cùng của năm 2022, Phó chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng bất ngờ bị bắt cùng hàng loạt cán bộ sứ quán (Bộ Ngoại giao) vì liên quan vụ “chuyến bay giải cứu”. Thông tin này tiếp tục truyền đi thông điệp cuộc chiến chống tham nhũng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động không có vùng cấm. Không chỉ vậy, cuộc chiến ấy đang rực lửa...

Ngày 21/12/2022, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai và Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC). Kết luận điều tra vụ án khiến nhiều người giật mình, thậm chí choáng váng vì số tiền cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn “lót tay” cho cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành, cựu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái lên tới 14,5 tỷ đồng/người, gấp cả chục lần tiền lương cả cuộc đời đi làm của một cán bộ bình thường.

Trong đại án Việt Á, tính tới cuối tháng 11/2022, gần 100 người đã bị bắt tạm giam, trong đó có tới 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức, gồm cả cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và lãnh đạo, cán bộ Tỉnh ủy, UBND, CDC, sở y tế… nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước.

Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định bị can Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã thu lãi 4.000 tỷ đồng và chi “bôi trơn” khoảng 800 tỷ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm, trong đó có những cá nhân nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng…

Đó chỉ là một vài trong số nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp được điều tra, xử lý theo quy định pháp luật và đưa ra trước ánh sáng công luận trong những năm qua.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 67 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 7 Ủy viên Trung ương Đảng, 6 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.

Đặc biệt, lần đầu tiên Trung ương cho thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đối với 3 Ủy viên Trung ương Đảng. Các địa phương đã miễn nhiệm 1 Chủ tịch HĐND tỉnh, 2 Chủ tịch UBND tỉnh theo các quy định về miễn nhiệm, từ chức, bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, cho thấy cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là không ngừng nghỉ.

Đặc biệt những vụ án được dư luận quan tâm như: Vụ Việt Á, vụ án “những chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, vụ án Tân Hoàng Minh, vụ án FLC… được các cơ quan tích cực mở rộng điều tra, xử lý không có vùng cấm, không có ngoại lệ với bất kể ai

Trao đổi với PV Báo Giao thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương) Nguyễn Đức Hà cho rằng, kể từ năm 2013, khi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tiêu cực được kiện toàn bộ máy với số lượng, thành phần cơ cấu hợp lý hơn, Ban trực thuộc Bộ Chính trị, đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban thì công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được kết quả tích cực và có tính đột phá.

Công cuộc “đốt lò” đã được thực hiện theo đúng tinh thần “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, và không chịu sự tác động, sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào”.

Liên quan đến vụ Việt Á, ngay từ quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã kịp thời phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các đối tượng thuộc Công ty Việt Á trị giá hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội và các địa phương khác; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến...

Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 cho thấy, điểm sáng trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng năm 2022 là việc thu hồi tài sản thất thoát ngay từ giai đoạn thụ lý điều tra. Trong năm 2022, số tài sản tham nhũng đã thu hồi tăng hơn 11.895 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 290,5% so với năm 2021.

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Phó Chủ tịch Hội luật gia tỉnh Đồng Tháp cho biết, công tác thu hồi tài sản tham nhũng có chuyển biến tích cực, bởi trong các vụ án tham nhũng, việc thu hồi tài sản là trọng tâm, cốt lõi. Tuy nhiên, nếu tính tổng số phải thi hành thì tỷ lệ thi hành xong chỉ đạt 17,8% - một tỷ lệ khá thấp. Số tiền còn lại chưa thu hồi được trong các vụ án tham nhũng lên tới hơn 73.000 tỷ đồng.

Theo ông Hòa, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân căn cơ, cốt lõi nhất là sau khi bị phát hiện, đối tượng sai phạm đã tẩu tán hết tài sản, khi cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc, bắt giữ đối tượng, kê biên, phong tỏa tài sản thì đã không còn nữa. Do đó, muốn thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả cao, khi phát hiện phải phong tỏa ngay tài sản bất động sản, tài sản trong ngân hàng của đối tượng vi phạm. Nếu phát hiện có hành vi tẩu tán, chuyển nhượng, bán tài sản đó cho những đối tượng khác cũng phải phong tỏa tài sản các đối tượng có liên quan.

“Bên cạnh đó, cần động viên khuyến khích người thân đối tượng vi phạm hoàn trả lại những tài sản tham nhũng mà bị thất thoát. Ví dụ như vụ Nguyễn Đức Chung, khi tòa tuyên án, người thân ông Chung đã mang đến nộp để giảm hình phạt tù”, ông Hòa nêu ý kiến.

Một trong những điểm nhấn trong công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 là việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành đã thành lập Ban Chỉ đạo này.

Theo ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh được xem là “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo Trung ương nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, tồn đọng, những vấn đề tiêu cực, tham nhũng ở địa phương.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hà nhìn nhận: “Không có giải pháp nào nhanh hơn, tốt hơn để chấm dứt tình trạng “trên nóng dưới lạnh” chính là giải quyết vấn đề tại chỗ. Nếu việc gì cũng chờ Trung ương về địa phương thì sẽ không giải quyết hết được”.

Theo ông Hà, thực tế chỉ trong một thời gian ngắn thành lập chúng ta đã nhận thấy sự hiệu quả của mô hình này. Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh thành đã “chia lửa” với Trung ương trong việc chủ động tấn công, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Tại không ít tỉnh, thành phố Ban chỉ đạo này đã tích cực đôn đốc các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm những tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên sai phạm.

P.Đ

Rõ ràng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta đã và đang làm rất thực chất, xử lý rất nghiêm minh, không có vùng cấm. Rất nhiều cán bộ đã phải nhận mức án hàng chục năm, thậm chí là chung thân hay bị đề nghị tử hình. Tuy nhiên, có một số cán bộ dường như không xem đó là tấm gương để tránh xa tham nhũng, tiêu cực.

Do đó, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để bảo đảm các cán bộ không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng. Trong đó, không thể tham nhũng có nghĩa là khi giao cho cán bộ vị trí, quyền lực nào đó thì đồng nghĩa với việc phải có cơ chế giám sát, kiểm tra. Từ những vụ án như Việt Á, hay vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao… cho thấy cần có một cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ, nghiêm minh để cán bộ không thể lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cá nhân.

Còn để không dám tham nhũng có nghĩa là phải xử lý nghiêm minh, để có tính răn đe chính cán bộ mắc khuyết điểm, sai phạm và cảnh tỉnh những cán bộ khác không mắc phải những khuyết điểm tương tự.

Để cán bộ không muốn, không cần tham nhũng thì phải sử dụng nhiều biện pháp như giáo dục chính trị tư tưởng để ai cũng hiểu được việc tham nhũng là hành động xấu xa, trái với đạo đức, pháp luật. Cùng với đó là chế độ lương thưởng phù hợp với năng lực, phẩm chất của cán bộ, đảng viên; thể chế hóa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Cái gốc để ngăn chặn tham nhũng là cần cải thiện một cách quyết liệt về công tác cán bộ, từ việc lựa chọn đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm đề bạt và khen thưởng, xử lý nghiêm… để có một đội ngũ cán bộ thấm nhuần chủ trương, đường lối của Đảng, ý thức được trách nhiệm trước pháp luật, có đạo đức để không sử dụng quyền lực của mình “ăn” trên xương máu của người dân.

Muốn làm tốt công tác cán bộ phải có cơ chế kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm túc.

Đồng thời, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức cần được xem xét để đảm bảo họ có thể tận tâm cống hiến mà không mảy may nghĩ đến tham nhũng.

Năm 2022, chứng kiến sự tăng cường, đẩy mạnh của Việt Nam trong công tác chống tham nhũng, tiêu cực kéo dài gần thập kỷ. Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam đã tác động đến rất nhiều cơ quan, ban ngành trong Chính phủ, kể cả Cảnh sát biển và cả các doanh nghiệp tư nhân.

Trọng tâm chính là “nhổ tận gốc” tham nhũng liên quan tới đại dịch Covid-19 như những hành vi trục lợi từ mua sắm bộ kit xét nghiệm, những chuyến bay giải cứu. Nói rộng ra, trong 10 năm qua, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam mang đến những kết quả rõ rệt khi rất nhiều quan chức từ Bộ Chính trị, Trung ương Đảng cho đến các Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Bí thư cấp tỉnh, cấp huyện bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự.

Những nỗ lực đó khiến cộng đồng quốc tế thực sự bất ngờ và phải chú ý tới sự quyết liệt của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng. Không có cá nhân hay tổ chức nào có thể được “miễn” điều tra, truy tố nếu có tội.

Trong tiếng Anh, có một câu thành ngữ thế này: “The proof is in the pudding” (Kết quả cuối cùng là điều duy nhất đánh giá chất lượng, tính trung thực/chính xác của người hoặc vật). Nói cách khác, thành công được quyết định bởi sự chuẩn bị và kết quả cuối cùng.

Thực tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng đều đặn từ 8,9 tỷ USD vào năm 2013 lên 20,4 tỷ USD trong năm 2019, mức cao kỷ lục. Tuy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm trong năm đầu đại dịch Covid-19, nhưng trong 9 tháng đầu năm 2022, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 15,1% so với năm 2021 lên 19,68 tỷ USD.

Sự nhìn nhận tích cực của các doanh nghiệp về chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam chính là một trong những yếu tố để giải thích cho thành công chung của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Ngày 30/12/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bất thường, cho ý kiến về công tác nhân sự.

Tại phiên họp này, Trung ương thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Đình Thành, nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai. Trước đó, ông Thành và ông Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Nhận hối lộ” trong vụ án AIC.

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương diễn ra sáng 3/10/2022, Trung ương quyết định cho 3 ủy viên Trung ương thôi tham gia Ban Chấp hành khóa XIII gồm các ông: Nguyễn Thành Phong, Phó Ban Kinh tế Trung ương; Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương. Trước đó, các nhân sự này đều đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo vì những sai phạm trong quá trình công tác.

Trong năm 2022, có 3 ủy viên Trung ương bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến vụ Việt Á gồm: Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và cựu Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng. Một quan chức khác bị bắt trong vụ án này là cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc.

Tính đến cuối tháng 11/2022, có 67 cán bộ diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ, trong đó có 7 ủy viên Trung ương, 6 nguyên ủy viên Trung ương.

Ngoài vụ Việt Á, nhiều quan chức cũng “ngã ngựa” do liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu, điển hình là cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan; Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Ngô Hồng Nam…

Ngày 21/12/2022, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai và Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC). Kết luận điều tra vụ án khiến nhiều người giật mình, thậm chí choáng váng vì số tiền cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn “lót tay” cho cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành, cựu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái lên tới 14,5 tỷ đồng/người, gấp cả chục lần tiền lương cả cuộc đời đi làm của một cán bộ bình thường.

Trong đại án Việt Á, tính tới cuối tháng 11/2022, gần 100 người đã bị bắt tạm giam, trong đó có tới 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức, gồm cả cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và lãnh đạo, cán bộ Tỉnh ủy, UBND, CDC, sở y tế… nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước.

Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định bị can Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã thu lãi 4.000 tỷ đồng và chi “bôi trơn” khoảng 800 tỷ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm, trong đó có những cá nhân nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng…

Đó chỉ là một vài trong số nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp được điều tra, xử lý theo quy định pháp luật và đưa ra trước ánh sáng công luận trong những năm qua.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 67 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 7 Ủy viên Trung ương Đảng, 6 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.

Đặc biệt, lần đầu tiên Trung ương cho thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đối với 3 Ủy viên Trung ương Đảng. Các địa phương đã miễn nhiệm 1 Chủ tịch HĐND tỉnh, 2 Chủ tịch UBND tỉnh theo các quy định về miễn nhiệm, từ chức, bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, cho thấy cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là không ngừng nghỉ.

Đặc biệt những vụ án được dư luận quan tâm như: Vụ Việt Á, vụ án “những chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, vụ án Tân Hoàng Minh, vụ án FLC… được các cơ quan tích cực mở rộng điều tra, xử lý không có vùng cấm, không có ngoại lệ với bất kể ai

Trao đổi với PV Báo Giao thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương) Nguyễn Đức Hà cho rằng, kể từ năm 2013, khi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tiêu cực được kiện toàn bộ máy với số lượng, thành phần cơ cấu hợp lý hơn, Ban trực thuộc Bộ Chính trị, đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban thì công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được kết quả tích cực và có tính đột phá.

Công cuộc “đốt lò” đã được thực hiện theo đúng tinh thần “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, và không chịu sự tác động, sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào”.

Liên quan đến vụ Việt Á, ngay từ quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã kịp thời phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các đối tượng thuộc Công ty Việt Á trị giá hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội và các địa phương khác; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến...

Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 cho thấy, điểm sáng trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng năm 2022 là việc thu hồi tài sản thất thoát ngay từ giai đoạn thụ lý điều tra. Trong năm 2022, số tài sản tham nhũng đã thu hồi tăng hơn 11.895 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 290,5% so với năm 2021.

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Phó Chủ tịch Hội luật gia tỉnh Đồng Tháp cho biết, công tác thu hồi tài sản tham nhũng có chuyển biến tích cực, bởi trong các vụ án tham nhũng, việc thu hồi tài sản là trọng tâm, cốt lõi. Tuy nhiên, nếu tính tổng số phải thi hành thì tỷ lệ thi hành xong chỉ đạt 17,8% - một tỷ lệ khá thấp. Số tiền còn lại chưa thu hồi được trong các vụ án tham nhũng lên tới hơn 73.000 tỷ đồng.

Theo ông Hòa, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân căn cơ, cốt lõi nhất là sau khi bị phát hiện, đối tượng sai phạm đã tẩu tán hết tài sản, khi cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc, bắt giữ đối tượng, kê biên, phong tỏa tài sản thì đã không còn nữa. Do đó, muốn thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả cao, khi phát hiện phải phong tỏa ngay tài sản bất động sản, tài sản trong ngân hàng của đối tượng vi phạm. Nếu phát hiện có hành vi tẩu tán, chuyển nhượng, bán tài sản đó cho những đối tượng khác cũng phải phong tỏa tài sản các đối tượng có liên quan.

“Bên cạnh đó, cần động viên khuyến khích người thân đối tượng vi phạm hoàn trả lại những tài sản tham nhũng mà bị thất thoát. Ví dụ như vụ Nguyễn Đức Chung, khi tòa tuyên án, người thân ông Chung đã mang đến nộp để giảm hình phạt tù”, ông Hòa nêu ý kiến.

Một trong những điểm nhấn trong công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 là việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành đã thành lập Ban Chỉ đạo này.

Theo ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh được xem là “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo Trung ương nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, tồn đọng, những vấn đề tiêu cực, tham nhũng ở địa phương.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hà nhìn nhận: “Không có giải pháp nào nhanh hơn, tốt hơn để chấm dứt tình trạng “trên nóng dưới lạnh” chính là giải quyết vấn đề tại chỗ. Nếu việc gì cũng chờ Trung ương về địa phương thì sẽ không giải quyết hết được”.

Theo ông Hà, thực tế chỉ trong một thời gian ngắn thành lập chúng ta đã nhận thấy sự hiệu quả của mô hình này. Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh thành đã “chia lửa” với Trung ương trong việc chủ động tấn công, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Tại không ít tỉnh, thành phố Ban chỉ đạo này đã tích cực đôn đốc các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm những tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên sai phạm.

P.Đ

Rõ ràng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta đã và đang làm rất thực chất, xử lý rất nghiêm minh, không có vùng cấm. Rất nhiều cán bộ đã phải nhận mức án hàng chục năm, thậm chí là chung thân hay bị đề nghị tử hình. Tuy nhiên, có một số cán bộ dường như không xem đó là tấm gương để tránh xa tham nhũng, tiêu cực.

Do đó, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để bảo đảm các cán bộ không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng. Trong đó, không thể tham nhũng có nghĩa là khi giao cho cán bộ vị trí, quyền lực nào đó thì đồng nghĩa với việc phải có cơ chế giám sát, kiểm tra. Từ những vụ án như Việt Á, hay vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao… cho thấy cần có một cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ, nghiêm minh để cán bộ không thể lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cá nhân.

Còn để không dám tham nhũng có nghĩa là phải xử lý nghiêm minh, để có tính răn đe chính cán bộ mắc khuyết điểm, sai phạm và cảnh tỉnh những cán bộ khác không mắc phải những khuyết điểm tương tự.

Để cán bộ không muốn, không cần tham nhũng thì phải sử dụng nhiều biện pháp như giáo dục chính trị tư tưởng để ai cũng hiểu được việc tham nhũng là hành động xấu xa, trái với đạo đức, pháp luật. Cùng với đó là chế độ lương thưởng phù hợp với năng lực, phẩm chất của cán bộ, đảng viên; thể chế hóa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Cái gốc để ngăn chặn tham nhũng là cần cải thiện một cách quyết liệt về công tác cán bộ, từ việc lựa chọn đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm đề bạt và khen thưởng, xử lý nghiêm… để có một đội ngũ cán bộ thấm nhuần chủ trương, đường lối của Đảng, ý thức được trách nhiệm trước pháp luật, có đạo đức để không sử dụng quyền lực của mình “ăn” trên xương máu của người dân.

Muốn làm tốt công tác cán bộ phải có cơ chế kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm túc.

Đồng thời, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức cần được xem xét để đảm bảo họ có thể tận tâm cống hiến mà không mảy may nghĩ đến tham nhũng.

Năm 2022, chứng kiến sự tăng cường, đẩy mạnh của Việt Nam trong công tác chống tham nhũng, tiêu cực kéo dài gần thập kỷ. Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam đã tác động đến rất nhiều cơ quan, ban ngành trong Chính phủ, kể cả Cảnh sát biển và cả các doanh nghiệp tư nhân.

Trọng tâm chính là “nhổ tận gốc” tham nhũng liên quan tới đại dịch Covid-19 như những hành vi trục lợi từ mua sắm bộ kit xét nghiệm, những chuyến bay giải cứu. Nói rộng ra, trong 10 năm qua, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam mang đến những kết quả rõ rệt khi rất nhiều quan chức từ Bộ Chính trị, Trung ương Đảng cho đến các Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Bí thư cấp tỉnh, cấp huyện bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự.

Những nỗ lực đó khiến cộng đồng quốc tế thực sự bất ngờ và phải chú ý tới sự quyết liệt của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng. Không có cá nhân hay tổ chức nào có thể được “miễn” điều tra, truy tố nếu có tội.

Trong tiếng Anh, có một câu thành ngữ thế này: “The proof is in the pudding” (Kết quả cuối cùng là điều duy nhất đánh giá chất lượng, tính trung thực/chính xác của người hoặc vật). Nói cách khác, thành công được quyết định bởi sự chuẩn bị và kết quả cuối cùng.

Thực tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng đều đặn từ 8,9 tỷ USD vào năm 2013 lên 20,4 tỷ USD trong năm 2019, mức cao kỷ lục. Tuy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm trong năm đầu đại dịch Covid-19, nhưng trong 9 tháng đầu năm 2022, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 15,1% so với năm 2021 lên 19,68 tỷ USD.

Sự nhìn nhận tích cực của các doanh nghiệp về chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam chính là một trong những yếu tố để giải thích cho thành công chung của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Ngày 30/12/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bất thường, cho ý kiến về công tác nhân sự.

Tại phiên họp này, Trung ương thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Đình Thành, nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai. Trước đó, ông Thành và ông Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Nhận hối lộ” trong vụ án AIC.

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương diễn ra sáng 3/10/2022, Trung ương quyết định cho 3 ủy viên Trung ương thôi tham gia Ban Chấp hành khóa XIII gồm các ông: Nguyễn Thành Phong, Phó Ban Kinh tế Trung ương; Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương. Trước đó, các nhân sự này đều đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo vì những sai phạm trong quá trình công tác.

Trong năm 2022, có 3 ủy viên Trung ương bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến vụ Việt Á gồm: Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và cựu Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng. Một quan chức khác bị bắt trong vụ án này là cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc.

Tính đến cuối tháng 11/2022, có 67 cán bộ diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ, trong đó có 7 ủy viên Trung ương, 6 nguyên ủy viên Trung ương.

Ngoài vụ Việt Á, nhiều quan chức cũng “ngã ngựa” do liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu, điển hình là cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan; Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Ngô Hồng Nam…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.