“Alo, an toàn chưa?”, “An toàn”…, “3…2…1… nổ…đoàng”, tiếng mìn nổ xé toang màn đêm và như muốn làm tung lồng ngực của những người bên cạnh. Đó là không khí diễn ra hàng ngày tại hầm Thung Thi - công trình hầm lớn nhất và là một trong những hạng mục quan trọng nhất của tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45.

0h26 phút, tiếng mìn dứt, những màn khói khét lẹt bủa vây mù mịt cũng là lúc 4, 5 công nhân bước xuống hầm vòm ngược nhánh hầm trái cửa Nam tìm cho mình một góc để ngả lưng sau hơn 6 tiếng miệt mài hạ nền hầm.

“Với ca làm việc tối, đây là thời gian quý giá nhất. Kéo dài 12 tiếng (từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau, thông thường, các công nhân sẽ được nghỉ giữa giờ 1 - 1,5 tiếng vào lúc 23h30.

Quy định là vậy, song, việc nghỉ ngơi cũng nối tiếp nhau, ai gọn trước việc thì vào nghỉ trước, dở dang công việc vào nghỉ sau”, anh Vương Thanh Hà, Phó chỉ huy trưởng thi công hầm Thung Thi (Tập đoàn Đèo Cả), người gắn bó với công trình từ những ngày đầu chia sẻ.

Rảo bước từ cửa Nam sang cửa Bắc của nhánh hầm phải, vừa để mắt đến các tổ công nhân thi công đổ bê tông vỏ hầm trên ván khuôn, anh Hà kể, cam kết rút ngắn thời gian thi công 3 tháng với Thủ tướng đã ấn định, tiến độ giờ đây được đong đếm từng giờ chứ không phải từng ngày. Sức nóng trong mỗi ống hầm được tất cả gần 200 kỹ sư, công nhân cảm nhận thấy rõ.

“Mình là cấp chỉ huy, nhiều khi sốt ruột lại đảo liên tục quanh hầm, quãng đường đi bộ giám sát tại công trình có thời điểm ước đến 15 - 16km”, anh Hà chia sẻ.

Nhìn lại công trình đang đến giai đoạn nước rút, vị phó chỉ huy trưởng nhớ về thời gian đầu đến công địa triển khai công trình: “Hai tháng đầu tiếp cận quả đồi trồng keo nơi làm hầm cũng là lúc trời đổ mưa, sống trong điều kiện điện phải chạy máy phát giữa rừng sâu, nước thì vào nhà dân xin qua ngày, nhà cửa phải dựng từ đầu, cảm giác không khác gì đi khai hoang!”.

Còn đối với chàng trai Trương Quân Công (SN 1993 quê ở Đô Lương, Nghệ An), ký ức ở hầm Thung Thi là quãng thời gian dài đằng đẵng làm 12 tiếng liên tục, một tuần làm ca đêm, tuần kế tiếp lại làm ca ngày.

Khi được hỏi chuyện vợ con, Quân chỉ cười và lắc đầu: “Chưa có gì cả, vì lúc người ta nhắn tin hỏi han, mình lại bắt đầu vào ca làm việc, chẳng thể trò chuyện. Ở công trường dần rồi cũng ngại yêu. Điều duy nhất nghĩ đến bây giờ là cố bám lấy công việc, ổn định với mức lương 12 triệu/tháng để chia sẻ gánh nặng kinh tế với bố mẹ ở quê”, Quân nói.

Đến với công trường cao tốc Bắc - Nam từ hầm Thung Thi, kỹ sư Nguyễn Tiến Thành (Tập đoàn Đèo Cả) vẫn không quên khoảng thời gian hơn 10 tháng đằng đẵng bám hầm không được gặp gia đình, vợ con.

Thời điểm 30/4/2021, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại, việc di chuyển giữa các tỉnh gần như đóng băng, hai tháng làm chỉ huy giám sát ở hầm Thung Thi thực hiện “quy chế quân đội”, một cung đường một điểm đến.

Dịch chưa hạ nhiệt, ngày 10/12/2021 anh tiếp tục nhận lệnh điều chuyển vào làm Phó giám đốc điều hành, tăng cường lực lượng cho hầm Trường Vinh tại dự án thành phần Nghi Sơn - Diễn Châu.

Tiến độ được chốt ngày 30/4/2022 bắt buộc phải thông một ống hầm, với vai trò chỉ huy, anh phải tiếp tục ở lại lên kế hoạch tổng thể và ở xuyên Tết quản lý giám sát thi công cửa hầm. Đến ngày 15/1 Âm lịch, cửa hầm bên trái được mở suôn sẻ, sau gần 10 tháng đi biền biệt, anh mới xin nghỉ phép một tuần để về thăm gia đình.

Đi sâu vào cuộc sống nơi công trường, những điều kỳ bí dần hé lộ, trong cuộc trò chuyện với các kỹ sư của Tập đoàn Đèo Cả, chúng tôi hiểu được để dựng lên công trình hầm kỳ vĩ giữa núi rừng không chỉ là mồ hôi, sức lực của con người mà còn có những quy ước buộc phải tuân thủ.

“Không cho phụ nữ vào hầm, không ăn thịt chó, không để xảy ra chuyện trai gái trong phạm vi thi công hầm xuyên núi là quy định kỹ sư, công nhân Đèo Cả phải tuân thủ”, kỹ sư Thành nói.

“Vén màn” bí mật của những quy định này, với cách hiểu lờ mờ của bản thân, anh Thành cho biết: Việc làm hầm ở Việt Nam theo tín ngưỡng của Nhật Bản. Họ cho rằng, thần núi chủ trì hầm là một phụ nữ. Người này không muốn những phụ nữ khác lên khu vực mình cai quản, đó là lý do của việc không cho phụ nữ vào trong hầm.

Theo “tục” đó, có những nhà báo là phụ nữ vào ghi nhận hoạt động thi công, anh em cũng phải nói khéo hướng dẫn vào khu vực cách cửa hầm 20 - 30m để chứng kiến toàn cảnh. Thậm chí, có những quan chức là phụ nữ khi đến khu vực làm hầm, ban điều hành cũng phải trao đổi trước để họ… đứng nhìn từ xa.

“Về quy định cấm ăn thịt chó, hiểu đơn giản, đào hầm là công việc phần âm, phải kiêng cho lành. Chó trong công trường chỉ nuôi không thịt. Mọi thứ được kiêng kỹ càng để làm sao bước lên thi công hầm không bị lấn cấn”, ông Thành nói và tiết lộ, khi chính thức mở cửa hầm, đơn vị thi công cũng phải thực hiện nghi lễ rót rượu lên đỉnh hầm bằng cách khoan một lỗ nhỏ ở trung tâm hầm, người đóng vai trò chủ chốt trong thi công hầm (chỉ huy trưởng, thợ khoan giỏi...) sẽ lên rót rượu vào lỗ được khoan ấy để xin phép khai mở hầm.

Mang câu chuyện này đến hầm Tam Điệp, hầm Thần Vũ, đại diện ban điều hành công trình cũng thừa nhận. Các kỹ sư ở đây chia sẻ làm hầm đòi hỏi kỹ thuật cao, ngoài việc tuân thủ “kỷ luật sắt” về kỹ thuật, an toàn lao động, anh em luôn cố gắng “có kiêng có lành”, một số quy ước không quy định ở văn bản nào nhưng tự bảo nhau tuân thủ.

Tiếp chuyện chúng tôi dọc tuyến hầm, thi thoảng, kỹ sư Vương Thanh Hà lại nhấc điện thoại nhận những cuộc gọi hỏi về vật tư, kỹ thuật thi công.

Lạ thay, công cụ nghe máy của vị phó chỉ huy trưởng không phải là chiếc loa gắn trên màn điện thoại mà là chiếc tai nghe có dây.

Ngầm đoán sự tò mò của phóng viên, anh nói: “Trong hầm kín mà, máy móc có lúc nào ngơi nghỉ, tiếng máy khoan rền rã, tiếng nổ mìn ngay nhánh hầm bên cạnh (hầm trái), chỉ có cách nhét tai nghe vào hai tai mới có thể nghe rõ thông tin đầu dây bên kia trao đổi.

“Làm đêm suốt thế này, cuộc sống sinh hoạt của anh chắc sẽ bị đảo lộn đôi phần”, chúng tôi gặng hỏi.

“Không phải đôi phần mà là thay đổi lớn”, anh Hà cho biết, đã 3 tháng nay chỉ trực ca đêm. Hiện tại, anh gần như không có thói quen ngủ tối kể cả đi làm hay không.

Ngồi tại căn phòng khách tại lán trại hầm Trường Vinh, Phó giám đốc điều hành Nguyễn Tiến Thành đón chúng tôi bằng nụ cười tươi rói. Song, so với cuộc gặp gỡ khoảng một năm về trước, giọng anh khàn đi rõ rệt, mỗi câu nói dài hơi, những tiếng ho khù khụ lại xuất hiện xen ngang câu chuyện.

“Công việc chỉ đạo kỹ thuật hiện trường, chỉ dẫn cho công nhân thi công thường trao đổi trực tiếp trong hầm. Trong môi trường ồn ào ấy, để giao tiếp được buộc phải to, rõ. Kể cả khi có bộ đàm, việc nói chuyện cũng phải nói to, dứt khoát, ngắn gọn.

Nói to thành quen, giờ chẳng thể nói nhỏ. Nhưng đó cũng chỉ là bệnh nghề nghiệp, quan trọng nhất là mình truyền đạt công nhân hiểu được, thi công hiệu quả”, vừa cười, anh Thành vừa lý giải.

“Alo, an toàn chưa?”, “An toàn”…, “3…2…1… nổ…đoàng”, tiếng mìn nổ xé toang màn đêm và như muốn làm tung lồng ngực của những người bên cạnh. Đó là không khí diễn ra hàng ngày tại hầm Thung Thi - công trình hầm lớn nhất và là một trong những hạng mục quan trọng nhất của tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45.

0h26 phút, tiếng mìn dứt, những màn khói khét lẹt bủa vây mù mịt cũng là lúc 4, 5 công nhân bước xuống hầm vòm ngược nhánh hầm trái cửa Nam tìm cho mình một góc để ngả lưng sau hơn 6 tiếng miệt mài hạ nền hầm.

“Với ca làm việc tối, đây là thời gian quý giá nhất. Kéo dài 12 tiếng (từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau, thông thường, các công nhân sẽ được nghỉ giữa giờ 1 - 1,5 tiếng vào lúc 23h30.

Quy định là vậy, song, việc nghỉ ngơi cũng nối tiếp nhau, ai gọn trước việc thì vào nghỉ trước, dở dang công việc vào nghỉ sau”, anh Vương Thanh Hà, Phó chỉ huy trưởng thi công hầm Thung Thi (Tập đoàn Đèo Cả), người gắn bó với công trình từ những ngày đầu chia sẻ.

Rảo bước từ cửa Nam sang cửa Bắc của nhánh hầm phải, vừa để mắt đến các tổ công nhân thi công đổ bê tông vỏ hầm trên ván khuôn, anh Hà kể, cam kết rút ngắn thời gian thi công 3 tháng với Thủ tướng đã ấn định, tiến độ giờ đây được đong đếm từng giờ chứ không phải từng ngày. Sức nóng trong mỗi ống hầm được tất cả gần 200 kỹ sư, công nhân cảm nhận thấy rõ.

“Mình là cấp chỉ huy, nhiều khi sốt ruột lại đảo liên tục quanh hầm, quãng đường đi bộ giám sát tại công trình có thời điểm ước đến 15 - 16km”, anh Hà chia sẻ.

Nhìn lại công trình đang đến giai đoạn nước rút, vị phó chỉ huy trưởng nhớ về thời gian đầu đến công địa triển khai công trình: “Hai tháng đầu tiếp cận quả đồi trồng keo nơi làm hầm cũng là lúc trời đổ mưa, sống trong điều kiện điện phải chạy máy phát giữa rừng sâu, nước thì vào nhà dân xin qua ngày, nhà cửa phải dựng từ đầu, cảm giác không khác gì đi khai hoang!”.

Còn đối với chàng trai Trương Quân Công (SN 1993 quê ở Đô Lương, Nghệ An), ký ức ở hầm Thung Thi là quãng thời gian dài đằng đẵng làm 12 tiếng liên tục, một tuần làm ca đêm, tuần kế tiếp lại làm ca ngày.

Khi được hỏi chuyện vợ con, Quân chỉ cười và lắc đầu: “Chưa có gì cả, vì lúc người ta nhắn tin hỏi han, mình lại bắt đầu vào ca làm việc, chẳng thể trò chuyện. Ở công trường dần rồi cũng ngại yêu. Điều duy nhất nghĩ đến bây giờ là cố bám lấy công việc, ổn định với mức lương 12 triệu/tháng để chia sẻ gánh nặng kinh tế với bố mẹ ở quê”, Quân nói.

Đến với công trường cao tốc Bắc - Nam từ hầm Thung Thi, kỹ sư Nguyễn Tiến Thành (Tập đoàn Đèo Cả) vẫn không quên khoảng thời gian hơn 10 tháng đằng đẵng bám hầm không được gặp gia đình, vợ con.

Thời điểm 30/4/2021, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại, việc di chuyển giữa các tỉnh gần như đóng băng, hai tháng làm chỉ huy giám sát ở hầm Thung Thi thực hiện “quy chế quân đội”, một cung đường một điểm đến.

Dịch chưa hạ nhiệt, ngày 10/12/2021 anh tiếp tục nhận lệnh điều chuyển vào làm Phó giám đốc điều hành, tăng cường lực lượng cho hầm Trường Vinh tại dự án thành phần Nghi Sơn - Diễn Châu.

Tiến độ được chốt ngày 30/4/2022 bắt buộc phải thông một ống hầm, với vai trò chỉ huy, anh phải tiếp tục ở lại lên kế hoạch tổng thể và ở xuyên Tết quản lý giám sát thi công cửa hầm. Đến ngày 15/1 Âm lịch, cửa hầm bên trái được mở suôn sẻ, sau gần 10 tháng đi biền biệt, anh mới xin nghỉ phép một tuần để về thăm gia đình.

Đi sâu vào cuộc sống nơi công trường, những điều kỳ bí dần hé lộ, trong cuộc trò chuyện với các kỹ sư của Tập đoàn Đèo Cả, chúng tôi hiểu được để dựng lên công trình hầm kỳ vĩ giữa núi rừng không chỉ là mồ hôi, sức lực của con người mà còn có những quy ước buộc phải tuân thủ.

“Không cho phụ nữ vào hầm, không ăn thịt chó, không để xảy ra chuyện trai gái trong phạm vi thi công hầm xuyên núi là quy định kỹ sư, công nhân Đèo Cả phải tuân thủ”, kỹ sư Thành nói.

“Vén màn” bí mật của những quy định này, với cách hiểu lờ mờ của bản thân, anh Thành cho biết: Việc làm hầm ở Việt Nam theo tín ngưỡng của Nhật Bản. Họ cho rằng, thần núi chủ trì hầm là một phụ nữ. Người này không muốn những phụ nữ khác lên khu vực mình cai quản, đó là lý do của việc không cho phụ nữ vào trong hầm.

Theo “tục” đó, có những nhà báo là phụ nữ vào ghi nhận hoạt động thi công, anh em cũng phải nói khéo hướng dẫn vào khu vực cách cửa hầm 20 - 30m để chứng kiến toàn cảnh. Thậm chí, có những quan chức là phụ nữ khi đến khu vực làm hầm, ban điều hành cũng phải trao đổi trước để họ… đứng nhìn từ xa.

“Về quy định cấm ăn thịt chó, hiểu đơn giản, đào hầm là công việc phần âm, phải kiêng cho lành. Chó trong công trường chỉ nuôi không thịt. Mọi thứ được kiêng kỹ càng để làm sao bước lên thi công hầm không bị lấn cấn”, ông Thành nói và tiết lộ, khi chính thức mở cửa hầm, đơn vị thi công cũng phải thực hiện nghi lễ rót rượu lên đỉnh hầm bằng cách khoan một lỗ nhỏ ở trung tâm hầm, người đóng vai trò chủ chốt trong thi công hầm (chỉ huy trưởng, thợ khoan giỏi...) sẽ lên rót rượu vào lỗ được khoan ấy để xin phép khai mở hầm.

Mang câu chuyện này đến hầm Tam Điệp, hầm Thần Vũ, đại diện ban điều hành công trình cũng thừa nhận. Các kỹ sư ở đây chia sẻ làm hầm đòi hỏi kỹ thuật cao, ngoài việc tuân thủ “kỷ luật sắt” về kỹ thuật, an toàn lao động, anh em luôn cố gắng “có kiêng có lành”, một số quy ước không quy định ở văn bản nào nhưng tự bảo nhau tuân thủ.

Tiếp chuyện chúng tôi dọc tuyến hầm, thi thoảng, kỹ sư Vương Thanh Hà lại nhấc điện thoại nhận những cuộc gọi hỏi về vật tư, kỹ thuật thi công.

Lạ thay, công cụ nghe máy của vị phó chỉ huy trưởng không phải là chiếc loa gắn trên màn điện thoại mà là chiếc tai nghe có dây.

Ngầm đoán sự tò mò của phóng viên, anh nói: “Trong hầm kín mà, máy móc có lúc nào ngơi nghỉ, tiếng máy khoan rền rã, tiếng nổ mìn ngay nhánh hầm bên cạnh (hầm trái), chỉ có cách nhét tai nghe vào hai tai mới có thể nghe rõ thông tin đầu dây bên kia trao đổi.

“Làm đêm suốt thế này, cuộc sống sinh hoạt của anh chắc sẽ bị đảo lộn đôi phần”, chúng tôi gặng hỏi.

“Không phải đôi phần mà là thay đổi lớn”, anh Hà cho biết, đã 3 tháng nay chỉ trực ca đêm. Hiện tại, anh gần như không có thói quen ngủ tối kể cả đi làm hay không.

Ngồi tại căn phòng khách tại lán trại hầm Trường Vinh, Phó giám đốc điều hành Nguyễn Tiến Thành đón chúng tôi bằng nụ cười tươi rói. Song, so với cuộc gặp gỡ khoảng một năm về trước, giọng anh khàn đi rõ rệt, mỗi câu nói dài hơi, những tiếng ho khù khụ lại xuất hiện xen ngang câu chuyện.

“Công việc chỉ đạo kỹ thuật hiện trường, chỉ dẫn cho công nhân thi công thường trao đổi trực tiếp trong hầm. Trong môi trường ồn ào ấy, để giao tiếp được buộc phải to, rõ. Kể cả khi có bộ đàm, việc nói chuyện cũng phải nói to, dứt khoát, ngắn gọn.

Nói to thành quen, giờ chẳng thể nói nhỏ. Nhưng đó cũng chỉ là bệnh nghề nghiệp, quan trọng nhất là mình truyền đạt công nhân hiểu được, thi công hiệu quả”, vừa cười, anh Thành vừa lý giải.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.