Tư vấn

Eurofighter "nâng tầm" Typhoon nhằm cạnh tranh với đối thủ Su-35

19/07/2015, 06:43
image

Eurofighter đang khẩn trương thực hiện Chương trình tăng cường khả năng linh hoạt cho tiêm kích Typhoon nhằm cạnh tranh được với Su-35.

2.1
Theo thông tin được nhà sản xuất Eurofighter công khai, việc Chương trình tăng cường khả năng linh hoạt (EFEM) được khởi động vì lí do cạnh tranh với tiêm kích Su-35 và EFEM đã hoàn thành việc thử nghiệm Bộ nâng cấp khí động học (AMK). Theo viên phi công lái thử nghiệm, chiếc máy bay đã vận hành tốt hơn mong đợi. Với AMK, khả năng tấn công ở góc khuất đã tăng lên 45% và khả năng quay tròn cũng được tối đa hoá lên 100%.
2.2
Cải thiện độ linh hoạt có nghĩa là chiếc máy bay sẽ mang được nhiều vũ khí hạng nặng hơn. Vì vậy, Typhoon có khả năng mang thêm được tên lửa không đối không, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất hoặc bom dẫn đường chính xác.
2.3
Tiêm kích Tyhoon được thiết kế với kiểu dáng khác biệt rất lớn với Su-35 với kiểu cánh tam giác kết hợp cánh mũi cung cấp khả năng linh hoạt cao, lực cản thấp, tăng lực nâng.
2.4
Điều làm nên sự mạnh mẽ của tiêm kích Typhoon chính là khả năng “phá vỡ bức tường âm thanh” mà không cần sử dụng buồng đốt lần 2. Theo tạp chí Jane"s, hiện nay trên thế giới chỉ có Typhoon và F-22 là 2 chiến đấu cơ có khả năng đó.
2.5
Chiến đấu cơ Typhoon được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại như: hệ thống radar đa chế độ ECR 90 CAPTOR có khả năng phát hiện mục tiêu kích cỡ tiêm kích ở cự ly 160km, theo dõi đồng thời 20 mục tiêu cùng lúc; hệ thống theo dõi mục tiêu hồng ngoại bị động PIRATE; hệ thống chiến tranh điện tử…
2.6
Tuy nhiên, chừng ấy là chưa đủ khiến tiêm kích "cuồng phong châu Âu" tạo nên sự khác biệt nhiều với Su-35 của Nga, theo nhận định của Tạp chí quốc phòng National Interest (Mỹ).
2.7
Đồng thời, National Interest đã thực hiện phân tích so sánh tính năng giữa tiêm kích Typhoon của châu Âu với Su-35 Nga. Qua đó, hiệu quả tác chiến của tiêm kích Su-35 vượt trội Typhoon và có tỉ lệ lớn giành thắng lợi trong cuộc chiến trên không.
2.8
Theo kết quả phân tích, hệ thống radar của tiêm kích đa năng Su-35 có nhiều điểm mạnh hơn Typhoon. Máy bay tiêm kích Su-35 của Nga trang bị radar mạng pha thụ động, không chủ động phát chùm sóng vô tuyến điện, mà nhận sóng bức xạ từ đối phương và dẫn đường cho tên lửa tấn công nguồn bức xạ này. Trong khi tiêm kích Typhoon của châu Âu sử dụng radar mảng pha chủ động, chủ động phóng chùm vô tuyến điện.
2.9
Nếu so sánh hai hệ thống radar này, có thể thấy máy bay Su-35 chiếm ưu thế hơn hẳn vì nó không thể lộ mình, còn máy bay chiến đấu của châu Âu sẽ gây ra cuộc tấn công từ hỏa lực của đối phương. Về tầm trinh sát radar, thì tiêm kích Su-35 có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa đến 400km, còn Typhoon không quá 300km.
2.10
Tạp chí National Interest cũng chỉ ra, máy bay tiêm kích Su-35 của Nga sử dụng động cơ vectơ lực đẩy, có thể hoàn thành các động tác “nhào lộn” nguy hiểm trên không, trong khi tính năng cơ động của máy bay Typhoon tuy tốt, nhưng chắc chắn một điều không phải là mạnh.
2.11
National Interest khẳng định rằng, hiệu quả tác chiến của Su-35 chiếm ưu thế rất rõ khi đối đầu với máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu cả về tính năng cơ động và hỏa lực mạnh (mang 8 tấn vũ khí so với 7,5 tấn của Typhoon), theo Đất Việt.


Cận cảnh sức mạnh tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon:

 Nguồn video: YouTube

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.