Di Hòa Viên hay cung điện mùa hè nằm ở quận Haidian ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Địa điểm này nằm cách trung tâm thành phố 15km về phía Tây Bắc. |
Đây là một kiệt tác thiết kế vườn cổ điển mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa. Tên của Di Hòa Viên có nghĩa là khu vườn gìn giữ sự hài hòa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Di Hòa Viên vẫn được bảo tồn rất tốt, gần như giữ nguyên kiến trúc ban đầu. |
Di Hòa Viên mang vẻ đẹp cổ kính, tĩnh lặng với khung cảnh rất nên thơ. Được xây dựng cách đây khoảng 800 năm từ triều đại nhà Kim (1115 - 1234), kể từ đó khu vườn này được các triều đại kế tiếp nhau tiếp tục xây dựng và phát triển thành một khu phức hợp lớn vô cùng lộng lẫy. |
Di Hòa Viên được mở cửa cho khách du lịch tham quan lần đầu tiên vào năm 1924 và năm 1998, cung điện này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Di Hòa Viên hiện đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Bắc Kinh nói riêng cũng như Trung Quốc nói chung. |
Diện tích của Di Hòa Viên rất rộng với đồi Trường Sinh và hồ Côn Minh. Theo quan điểm phong thủy, đây là hướng “tựa sơn hướng thủy” rất tốt trong văn hóa phương Đông, tạo thế vững như núi, vững như nước. Ngọn đồi Trường Sinh với độ cao 60m có nhiều công trình kiến trúc nguy nga được xây dựng nối tiếp nhau. |
Cung điện mùa hè này được chia thành 3 khu vực: Khu vực chính là nơi Thái hậu Từ Hi đã gặp gỡ các quan lại và triều thần, khu vực phía trước của đồi Trường sinh là các tòa nhà bao gồm cung điện, hội trường, hành lang dài hun hút và vườn hoa... |
Phần thứ 3 là Khu vực phía sau của Đồi Trường sinh. Nói chung, đến thăm Di Hòa Viên, bạn sẽ thấy cuộc sống xa hoa của hoàng gia và quan lại Trung Quốc ngày xưa như thế nào. Di Hòa Viên chính là biểu tượng cho phong cách sống của hoàng gia. |
Có thể nói, Di Hòa Viên không chỉ đẹp, lộng lẫy, uy nghi về kiến trúc mà còn mang ý nghĩa về phong thủy của người Trung Quốc. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu bí mật ở đây nhưng vẫn chưa tìm ra được hết ý nghĩa thiết kế của nó. |
Với một quần thể rộng lớn bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo, các sảnh, bái đường, cung điện…các công trình ở đây chủ yếu được xây dựng nhằm mục đích thư giãn, là nơi giải trí cho vua chúa và gia đình hoàng gia. |
Nếu không biết, khi đến đây lần đầu tiên, bạn sẽ nghĩ Di Hòa Viên là thắng cảnh thiên nhiên nhưng thực chất không phải vậy, tất cả đều do bàn tay con người tạo dựng nên. |
Cây cầu bằng đá trắng nằm bên rặng liễu rủ là một trong những khung cảnh lãng mạn, êm đềm của Di Hòa Viên. |
Trên đỉnh đồi Trường Sinh là Bài Vân điện và tháp Phật Hương cao 9 tầng với tượng Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay ở bên trong. Bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Di Hòa Viên từ trên cao tại đây. |
Cổng Đông cung nằm ở phía đông của Di Hòa Viên, cổng chính dẫn vào Cung điện mùa hè và quay mặt về hướng Đông, là nơi các hoàng đế nhà Thanh tiến hành các công việc quốc sự và nghỉ ngơi, bao gồm sảnh tiếp tân, cung điện, sân khấu lớn và vườn hoa… với kiến trúc và nghệ thuật tinh xảo. |
Hồ Côn Minh có diện tích rộng lớn lên đến 220 ha, chiếm 3/4 cung điện mùa hè Bắc Kinh. Dọc theo bờ hồ là hành lang dài 728m được chia thành nhiều đoạn khác nhau. Nhìn từ trên cao, hồ Côn Minh có hình dáng như một quả đào lớn với cuống là dòng sông cho nước chảy vào hồ qua cửa tây (Tây Đàm). |
Chiếc thuyền đá này được đóng vào năm thứ 20 của triều đại Hoàng đế Càn Long (1755), được làm bằng đá cẩm thạch và được tạo hình theo mô hình thuyền truyền thống của Trung Quốc với chiều dài 36m, toàn bộ thân thuyền được chạm khắc hoa văn hình rồng. |
Một điểm thu hút khách du lịch khác của Di Hòa Viên là Trường lang. Với 273 đoạn và tổng chiều dài lên đến 738m, đây là hành lang dài nhất trong kiến trúc vườn cổ điển Trung Quốc. Không đơn giản chỉ là hành lang, đây còn là một tác phẩm nghệ thuật được kết tinh từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Trung Quốc. |
Cây cầu được làm bằng đá với 17 vòm nối giữa bờ hồ với một hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh. Cây cầu này rộng 8m, dài 150m và là cây cầu dài nhất ở Cung điện mùa hè Bắc Kinh. Cây cầu đối diện với Đồi Trường Sinh, nó giống như một chiếc cổ vươn dài lên phía trên của một con rùa. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận