• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
CSGT kể chuyện

Ghi hình CSGT làm nhiệm vụ để gây “sức ép”

29/01/2015, 09:16

Thay vì chấp hành hiệu lệnh của CSGT, người vi phạm ngay khi xuống xe lập tức dùng điện thoại, camera quay

133
Thượng úy Đào Việt Long

Thượng úy Đào Việt Long, Đội trưởng Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) kể, trong quá trình TTKS, anh gặp không ít những trường hợp như vậy. “Đối với những trường hợp này, cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ đều giải thích, tuyên truyền và yêu cầu người vi phạm tắt máy quay, phối hợp với Tổ công tác chấp hành việc giải quyết vi phạm của mình”, Thượng úy Long cho biết.

Dẫn chứng một trường hợp vừa xảy ra cách đây chưa lâu, Thượng úy Long kể, hôm đó tại nút giao thông phía Bắc cầu Thăng Long - Nội Bài, một trường hợp người điều khiển xe máy BKS tỉnh Thái Nguyên vi phạm đi vào làn đường ô tô. Khi tổ công tác dừng xe kiểm tra, lập tức người này xuống xe, rút ngay điện thoại ra quay chụp ảnh Tổ công tác. Quá trình trao đổi với người vi phạm, CSGT được biết người này lần đầu tiên vi phạm. Sau khi được CSGT giải thích, tuyên truyền việc xe máy lưu thông vào làn đường của xe ô tô là rất nguy hiểm và tiềm ẩn TNGT, người vi phạm đã biết lỗi. Do là người ngoại tỉnh, lần đầu vi phạm nên CSGT chỉ nhắc nhở chứ không xử phạt.

“Việc người dân hay người điều khiển phương tiện chụp, ghi lại hình ảnh Tổ công tác CSGT xử lý vi phạm giao thông trên đường thì phát luật không cấm. Tuy nhiên, cũng phải tùy vào trường hợp cụ thể, vì người điều khiển phương tiện đang là người vi phạm giao thông nên cần phải chấp hành những yêu cầu về kiểm tra, hướng dẫn của lực lượng CSGT để giải quyết vi phạm của mình. Chưa kể, nhiều người đứng giữa đường quay, chụp, cản trở giao thông, gây hiếu kỳ, tiềm ẩn nguy cơ TNGT rất lớn”, Thượng úy Long nói và cho biết, người vi phạm có quyền hỏi trực tiếp Tổ công tác xử lý vi phạm, đồng thời yêu cầu CSGT giải thích lỗi vi phạm.

Theo Thượng úy Long, khi dừng phương tiện của người vi phạm, CSGT đều phải thực hiện đúng quy trình, báo rõ lỗi để người vi phạm biết và yêu cầu người điều khiển phương tiện chấp hành xuất trình GPLX, đăng ký xe và tiến hành lập biên bản. Đối với những trường hợp đã biết mình vi phạm nhưng cố tình không chấp hành thì đều bị xử lý nghiêm. “Hiện tại một số nút giao thông trên địa bàn Hà Nội đã được gắn camera, các camera này sẽ ghi lại toàn bộ hình ảnh, từ việc xử lý của CSGT cho đến các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông”, Thượng úy Long thông tin.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.