Đời sống

Gia Lai hạn hán khốc liệt, người khát cháy, cây chết khô

13/03/2019, 10:16

Hạn hán khốc liệt do hiện tượng El Nino đang diễn ra tại nhiều vùng ở Gia Lai nhất là thời điểm tháng 3/2019...

img
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên, trong tháng 3/2019, ở Gia Lai diện tích hạn sẽ mở rộng hơn và có thể chiếm 40 - 60% diện tích toàn tỉnh này. Nhiều vùng "trung tâm" của nắng nóng như An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Đức Cơ... ​​

Ông Nguyễn Văn Huấn, Phó trưởng phòng Dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên cho biết, nguyên nhân hạn hán là do mùa mưa năm 2018 kết thúc sớm ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngầm, sông suối, hồ đập và ảnh hưởng đến mùa khô năm 2019 tại Tây Nguyên. Theo kết quả dự báo, mùa mưa năm 2019 sẽ đến muộn, vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5. Trong đó, lượng nước trên các sông hồ giảm, lượng dòng chảy thấp.

Riêng ở phía Đông nam tỉnh Gia Lai, từ nay đến giữa tháng 4/2019, mực nước trên các sông ở Gia Lai phổ biến có xu thế giảm; trên sông Ba dao động theo điều tiết của các hồ thủy điện, thủy lợi liên hồ chứa hạ du sông Ba. So với trung bình nguồn nước, lượng dòng chảy trên các sông, suối vùng phía Tây và trung tâm tỉnh Gia Lai ở mức thấp hơn từ 55 - 65%, các vùng phía Đông Nam tỉnh ở mức thấp hơn 5 - 15%, riêng các vùng phía Đông ở mức cao hơn từ 10 - 30%.

Dự đoán trên mô hình dự báo khí tượng thuỷ văn của khu vực Tây Nguyên, trong tháng 3/2019, ở Gia Lai diện tích hạn sẽ mở rộng hơn và có thể chiếm 40 - 60% diện tích toàn tỉnh này.

img
Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó giám đốc Nhà máy đường An Khê (trụ sở tại TX. An Khê, tỉnh Gia Lai) cho biết: Nắng hạn gần 8 tháng qua đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, sản lượng cũng như trữ lượng đường của cây mía - cây trồng chủ lực của các huyện lưu vực sông Ba. Năng suất mía năm nay bị mất khoảng 30% so với năm ngoái".
img
Theo UBND TX. An Khê, có thời điểm nhà máy nước Sài Gòn - An Khê được thiết kế phục vụ gần 15.000 hộ dân) buộc phải dừng hoạt động. Có thời điểm, người dân không có nước sử dụng trong 4 ngày liên tục. Nguyên do là mực nước trong lòng hồ thủy điện An Khê xuống quá thấp, nên không có nước thô để xử lý và cung cấp nước cho người dân. Hiện nay, việc thiếu nước ở An Khê cho sản xuất tạm thời đã được khắc phục do việc điều tiết xả nước hồ thuỷ điện ở mức 4m3/s. Ngoài ra, nhà máy nước đã lắp đặt hệ thống lấy nước giữa lòng hồ thuỷ điện để phục vụ cho người dân. Tuy nhiên, trong thời gian tới với nắng nóng kéo dài thì vấn đề tiết kiệm nước từ các hồ chứa đặt TX. An Khê trong tình thế đáng quan ngại.
img
Ghi nhận thực tế tại tỉnh Gia Lai cho thấy, dù chỉ mới đầu mùa khô, nhưng hàng trăm ha cây trồng của người dân ở Gia Lai đang phải đối mặt với khô hạn thiếu nước tưới. Hình ảnh ghi ở trên cánh đồng ở "thung lũng" xã Ayun, huyện Chư Sê.
img
Nhiều dòng kênh cung cấp nước tưới tại làng Sul, xã Kong Htok (Chư Sê) đang dần cạn kiệt.
img
Nhiều cánh đồng ở khu vực cao tại làng Sul, xã Kong Htok, huyện Chư Sê chỉ còn trơ đá. Những cánh đồng như hoang mạc đầy chết chóc. Do đặc điểm địa hình nên cứ vào mùa khô, các ruộng nương này hầu như bỏ không.
img
Những đứa trẻ ở làn Sul, xã Kong Htok, huyện Chư Sê đi chơi trong một buổi trưa nắng. Sau lưng các em bé là một vườn tiêu khô cháy...
img
Chị Đinh Bih (35 tuổi, trú ở làng Sul, xã Kong Htok, huyện Chư Sê) đang thu hái những chùm tiêu đang chết dần. "Hạn còn dài ngày nên mình hái tiêu để cây không bị chết", chị Đinh Bih nói.
img
Nhiều cây tiêu chết khô sau 3 tháng trời không mưa.
img
Một vườn tiêu ở xã Kong Htok, huyện Chư Sê chết hơn phân nửa. Theo một cán bộ có chức trách ở huyện Chư Sê, thời gian vừa qua nhiều vườn tiêu chết do bị bệnh, cùng với đó là nắng nóng nên người dân bỏ vườn tược mặc cho trời định đoạt.
img
Một người nông dân ở xã Kong Htok, huyện Chư Sê đang cầm trên tay cây tiêu chết do khô.
img
Những cánh đồng khô cháy như sa mạc ở thung lũng Ayun huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
img
Tại xã Ayun, nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số chọn cách xuống các lòng suối để tắm giặt và lấy nước về sử dụng.
img
Nhiều người dân làng Vơng, xã Ayun (Chư Sê) gùi khoảng hơn 10 chai nhựa (chai nước ngọt) xuống lòng suối cách ngôi làng khoảng 400m để lấy nước về dùng.
img
Một người phụ nữ ở làng Vơng đang cọ rửa những cái chai, can nhựa để dùng đựng nước mang về cho gia đình sử dụng.
img
Người dân cũng tận dụng thời gian xuống suối để tắm giặt.
img
Bà Đinh Hyi (43 tuổi, trú ở làng Vơng) lấy nước được lọc trong một khe đá ở giữa lòng suối.
img
img
Người phụ nữ lớn tuổi này đang vượt qua vách vực để tiếp cận dòng suối Vơng.
img
Những đứa trẻ "giải nhiệt" ở chân cầu suối Vơng, xã Ayun, huyện Chư Sê.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.