Thị trường

Giá vàng hôm nay 15/6: Vàng trong nước đồng loạt tăng nhẹ sáng đầu tuần

15/06/2020, 10:00

Giá vàng hôm nay 15/6: Giá vàng tại các thương hiệu trong nước đồng loạt tăng nhẹ khi mở cửa phiên giao dịch sáng đầu tuần.

img
Tuần vừa qua, giá vàng trong nước cũng thuận chiều với đà tăng của thị trường thế giới. Ảnh minh hoạ

Ghi nhận thị trường trong nước sáng đầu tuần (15/6), giá vàng SJC tại công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết cho thị trường TP.HCM với giá 48,46-48,80 triệu đồng/lượng, tăng 40 nghìn đồng chiều mua vào và 30 nghìn đồng chiều bán ra so với thời điểm sáng hôm qua.

Giá vàng SJC trên hệ thống Phú Quý đang ở mức 48,50-48,70 triệu đồng/lượng, tăng 20 nghìn đồng cả hai chiều mua vào và bán ra so với sáng phiên liền trước.

Trên hệ thống Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC ở mức 48,52-48,67 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ 10 nghìn đồng chiều mua vào và 30 nghìn đồng chiều bán ra so với sáng qua. Trong khi đó, giá vàng rồng Thăng Long của thương hiệu này đang giao dịch 47,93-48,48 triệu đồng/lượng, tăng 50 nghìn đồng cả hai chiều mua vào và bán ra so với sáng hôm trước.

Còn giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở 48,52-48,68 triệu đồng/lượng, tăng 20 nghìn đồng chiều mua vào và 30 nghìn đồng bán ra so với cùng thời điểm ngày 14/6.

img
Giá vàng thế giới chưa có biến động nhiều so với thời điểm chốt phiên cuối tuần.

Trên thị trường thế giới, tính đến 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đang đứng tại 1.731,3 USD/ounce, tăng nhẹ gần 1 USD (tương đương 0,05%) so với thời điểm chốt phiên cuối tuần.

Trong tuần này, giá vàng tiếp tục được dự báo "khủng" khi đa số các chuyên gia và nhà đầu tư đều kỳ vọng về đà tăng của kim loại quý.

Cụ thể, có tới 71% chuyên gia ủng hộ xu hướng tăng giá và 29% giữ quan điểm trung lập kéo theo không có ai cho rằng giá vàng giảm.

Còn đối với kết quả khảo sát trực tuyến trên thị trường, 62% nhà đầu tư dự đoán giá vàng sẽ tăng, 24% dự đoán vàng sẽ giảm và 14% nhà đầu tư cho rằng giá vàng đi ngang.

Theo giới phân tích, giá vàng có thể sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi một số yếu tố như những lo ngại về làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai và bất ổn địa chính trị gia tăng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.