Chuyện dọc đường

Giành lại thị phần

15/12/2016, 07:28
image

Vận tải hàng hóa vốn là thế mạnh của ngành đường sắt - điều này không ai phủ nhận.

2

Tàu hàng mác HN3 qua đèo Hải Vân - Ảnh: Ngô Vinh

Vận tải hàng hóa vốn là thế mạnh của ngành đường sắt - điều này không ai phủ nhận. Song, trong suốt một thời gian dài, ngành Đường sắt đã để tuột dần “miếng bánh” thị phần đó vào tay các doanh nghiệp vận tải đường thuỷ, nhất là đường bộ.

Thực tế, có một khoảng thời gian, mảnh đất vận tải hàng hóa nội địa màu mỡ gần như bị đường bộ, đường thủy độc chiếm. Nói như vậy không hề quá, bởi có thời điểm, thị phần vận tải hàng hoá mà đường sắt giành được chỉ dừng ở con số ít ỏi đến không ngờ: 1% trong tổng thị trường vận tải hàng hóa của Việt Nam. 

Không quá khó để truy nguyên nhân thực tế đáng buồn này. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải cũng như chính bản thân ngành Đường sắt đã nhận thức được, bên cạnh chất lượng, cung cách phục vụ chưa đạt yêu cầu, thời gian và giá cước chính là vấn đề cốt lõi. Cụ thể hơn, thời gian vận tải quá dài, giá cước lại không đủ sức cạnh tranh khiến khách hàng dần quay lưng với đường sắt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận béo bở từ vận tải hàng hoá bị tuột khỏi tay đường sắt.

Nỗ lực giành lại những gì đã mất và phát huy hơn nữa lợi thế cạnh tranh trong vận tải hàng hoá, sau một thời gian “ngủ quên”, ngành Đường sắt đã và đang phải tự thay đổi chính mình và việc khai trương đôi tàu hàng tốc hành là một trong những minh chứng rõ nhất. Mất thị phần vì những nguyên nhân nào thì phải giành lại từ việc khắc phục chính những nguyên nhân đó. Việc khai trương những đôi tàu chuyên tuyến Giáp Bát - Sóng Thần với hành trình cố định, chạy suốt, thời gian rút ngắn tối đa nhờ không dừng đỗ, xếp, dỡ hàng, không cắt nối toa xe dọc đường… là một trong những nỗ lực đã và đang đem lại hiệu quả gần như tức thì cho ngành Đường sắt.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.