Công nghệ

Giuseppe Garibaldi: Tàu sân bay hạng siêu nhẹ của hải quân Italy

29/11/2014, 06:45

Giuseppe Garibaldi là một tàu sân bay đầu tiên từng được chế tạo cho Hải quân Italy, cũng là tàu Italy đầu tiên cho phép vận hành máy bay cánh cố định.

Tàu sân bay Giuseppe Garibaldi (số hiệu 551) được đặt lườn ngày 26.3.1981, hoàn thành 11.6.1983, do hãng Fincantieri (Italcantieri) chế tạo tại xưởng đóng tàu Monfalcone trên vịnh Trieste, chính thức hoạt động ngày 30.9. 1985.
Tàu sân bay Giuseppe Garibaldi (số hiệu 551) được đặt lườn ngày 26-3-1981, hoàn thành 11-6-1983, do hãng Fincantieri (Italcantieri) chế tạo tại xưởng đóng tàu Monfalcone trên vịnh Trieste, chính thức hoạt động ngày 30-9-1985 và vào biên chế Hải quân Italia tháng 4-1987.
Tàu được phân loại là tàu sân bay hạng nhẹ chống tàu ngầm, với lượng giãn nước tiêu chuẩn: 10.100 tấn, 13.850 tấn với đầy đủ nhiên liệu. Tàu có chiều dài: 180,2 m; chiều rộng: 33,4 m; mớn nước: 8,2 m. Lượng dãn nước 10 ngàn tấn chỉ hơn chút ít so với nhiều tàu khu trục (7-9 ngàn tấn)
Tàu được phân loại là tàu sân bay hạng nhẹ chống tàu ngầm, với lượng giãn nước tiêu chuẩn: 10.100 tấn, 13.850 tấn với đầy đủ nhiên liệu. Tàu có chiều dài: 180,2 m; chiều rộng: 33,4 m; mớn nước: 8,2 m. Lượng dãn nước 10 ngàn tấn chỉ hơn chút ít so với nhiều tàu khu trục (7-9 ngàn tấn)
Giuseppe Garibaldi số hiệu 551 của Hải quân Italia chính là tàu sân bay nhỏ nhất châu Âu và thứ 2 thế giới, chỉ lớn hơn chiếc Chakri Naruebet của Thái Lan một chút.
Giuseppe Garibaldi số hiệu 551 của Hải quân Italia chính là tàu sân bay nhỏ nhất châu Âu và thứ 2 thế giới, chỉ lớn hơn chiếc Chakri Naruebet của Thái Lan một chút.
Được lắp 4 động cơ đẩy tua bin khí Avio LM2500 (hãng FIAT chế tạo theo giấy phép của General Electric) có tổng công suất 82.000 mã lực; 6 máy phát điện diesel (9,360 KW), bố trí theo cấu hình COGAG. Tốc độ: hơn 30 hải lý. Phạm vi hoạt động 7.000 hải lý (13.000 km) ở tốc độ 20 hải lý (37 km/h). Thủy thủ đoàn: 630 người.
Được lắp 4 động cơ đẩy tua bin khí Avio LM2500 (hãng FIAT chế tạo theo giấy phép của General Electric) có tổng công suất 82.000 mã lực; 6 máy phát điện diesel (9,360 KW), bố trí theo cấu hình COGAG. Tốc độ: hơn 30 hải lý. Phạm vi hoạt động 7.000 hải lý (13.000 km) ở tốc độ 20 hải lý (37 km/h). Thủy thủ đoàn: 630 người.
Cảm biến và hệ thống xử lý: radar tầm xa MM / SPS-768 (RAN 3L); radar cảnh báo sớm SPS-774 (RAN-10S); radar cảnh báo sớm AN / SPS-52C; radar tìm kiếm bề mặt SPS-702 Cora; Radar dẫn đường SPN-749; Radar tiếp cận SPN-728; radar điều khiển hỏa lực RTN-30; radar kiểm soát hỏa lực RTN-10X. Hệ thống sonar lắp trong thân DE 1160 LF. Hệ thống chiến tranh điện tử trên tàu gồm: hệ thống gây nhiễu SLQ-732; phóng mồi Sclar; Hệ thống chống ngư lôi SLAT; mồi bẫy ngư lôi dạng kéo theo tàu SLQ-25 Nixie.
Cảm biến và hệ thống xử lý: radar tầm xa MM / SPS-768 (RAN 3L); radar cảnh báo sớm SPS-774 (RAN-10S); radar cảnh báo sớm AN / SPS-52C; radar tìm kiếm bề mặt SPS-702 Cora; Radar dẫn đường SPN-749; Radar tiếp cận SPN-728; radar điều khiển hỏa lực RTN-30; radar kiểm soát hỏa lực RTN-10X. Hệ thống sonar lắp trong thân DE 1160 LF. Hệ thống chiến tranh điện tử trên tàu gồm: hệ thống gây nhiễu SLQ-732; phóng mồi Sclar; Hệ thống chống ngư lôi SLAT; mồi bẫy ngư lôi dạng kéo theo tàu SLQ-25 Nixie.
Vũ khí trang bị chủ yếu của chiếc tàu sân bay này gồm: 2 bệ phóng đạn tên lửa phòng không Aspide, 4 bệ phóng tên lửa chống hạm Otomat (đã bị gỡ bỏ), 3 pháo nòng đôi Oto Melara 40L70 DARDO cỡ 40 mm và 4 ống phóng ngư lôi 324 mm. Trong ảnh là sơ đồ bố trí vũ khí của tàu.
Vũ khí trang bị chủ yếu của chiếc tàu sân bay này gồm: 2 bệ phóng đạn tên lửa phòng không Aspide, 4 bệ phóng tên lửa chống hạm Otomat (đã bị gỡ bỏ), 3 pháo nòng đôi Oto Melara 40L70 DARDO cỡ 40 mm và 4 ống phóng ngư lôi 324 mm. Trong ảnh là sơ đồ bố trí vũ khí của tàu.
Thiết bị đối phó còn có 2 bộ súng Sclar chuyên bắn đạn khói, đạn mồi bẫy đánh lừa cảm biến hồng ngoại của tên lửa chống hạm, đạn làm nhiễu, súng cối chống ngầm SLQ-25 Nixie, và hệ thống đối phó và trả đũa điện tử ECM.
Thiết bị đối phó còn có 2 bộ súng Sclar chuyên bắn đạn khói, đạn mồi bẫy đánh lừa cảm biến hồng ngoại của tên lửa chống hạm, đạn làm nhiễu, súng cối chống ngầm SLQ-25 Nixie, và hệ thống đối phó và trả đũa điện tử ECM.
Trang bị vũ khí: 2 bệ phóng với 8 ống phóng/bệ loại Mk.29 cho tên lửa đối không Sea Sparrow / Selenia Aspide SAM; 3 pháo bắn nhanh 2 nòng Oto Melara Twin 40L70 Dardo cho phòng thủ cận chiến.
Trang bị vũ khí: 2 bệ phóng với 8 ống phóng/bệ loại Mk.29 cho tên lửa đối không Sea Sparrow / Selenia Aspide SAM; 3 pháo bắn nhanh 2 nòng Oto Melara Twin 40L70 Dardo cho phòng thủ cận chiến.
Cận cảnh pháo nòng đôi Oto Melara 40L70 DARDO cỡ 40 mm bố trí phía đuôi tàu.
Cận cảnh pháo nòng đôi Oto Melara 40L70 DARDO cỡ 40 mm bố trí phía đuôi tàu.
Ban đầu, tàu được trang bị 4 tên lửa chống hạm Otomat Mk 2 SSM. Những tên lửa này đã bị gỡ bỏ vào năm 2003 để cải tiến sàn đáp cho trực thăng và lắp đặt thêm thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh.
Ban đầu, tàu được trang bị 4 tên lửa chống hạm Otomat Mk 2 SSM. Những tên lửa này đã bị gỡ bỏ vào năm 2003 để cải tiến sàn đáp cho trực thăng và lắp đặt thêm thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh.
Boong tàu kiểu nhảy cầu được thiết kế nghiêng 4 độ cho máy bay cất cánh đường băng ngắn (STOL), dài 174 m (571 ft) và rộng 30,4 m (100 ft).
Boong tàu kiểu nhảy cầu được thiết kế nghiêng 4 độ cho máy bay cất cánh đường băng ngắn (STOL), dài 174 m (571 ft) và rộng 30,4 m (100 ft).
9
Giuseppe Garibaldi áp dụng kiểu boong thông thẳng với đường cất cánh kiểu nhảy cầu ngắn, chỉ chuyên chở được trực thăng và các loại máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Tàu có 2 cụm ống phóng ngư lôi ILAS, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi cỡ 324 mm.
Tàu có 2 cụm ống phóng ngư lôi ILAS, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi cỡ 324 mm.
Trực thăng SH-3 Sea King trên boong tàu Giuseppe Garibaldi.
Trực thăng SH-3 Sea King trên boong tàu Giuseppe Garibaldi.
12
Tiêm kích – ném bom trên hạm AV-8B Harrier II trên tàu.
Tiêm kích – ném bom trên hạm AV-8B Harrier II trên tàu.
Máy bay mang theo: 16 chiếc tiêm kích – ném bom trên hạm AV-8B Harrier II và 2 máy bay trực thăng trinh sát - cứu hộ; hoặc 18 trực thăng Augusta SH-3D / AgustaWestland AW101 (ASW, ASH và AEW).
Máy bay mang theo: 16 chiếc tiêm kích – ném bom trên hạm AV-8B Harrier II và 2 máy bay trực thăng trinh sát - cứu hộ; hoặc 18 trực thăng Augusta SH-3D / AgustaWestland AW101 (ASW, ASH và AEW).
Có một đạo luật quy định chỉ có không quân Italy được sử dung máy bay có cánh cố định, hải quân chỉ được sử dụng trực thăng, khiến cho từ khi đi vào hoạt động đến năm 1989, tàu sân bay Giuseppe Garibaldi 551 chỉ mang trực thăng. Sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ vào năm 1989, tàu đã được trang bị máy bay chiến đấu cánh cố định Harrier II.
Có một đạo luật quy định chỉ có không quân Italy được sử dụng máy bay có cánh cố định, hải quân chỉ được sử dụng trực thăng, khiến cho từ khi đi vào hoạt động đến năm 1989, tàu sân bay Giuseppe Garibaldi 551 chỉ mang trực thăng. Sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ vào năm 1989, tàu đã được trang bị máy bay chiến đấu cánh cố định Harrier II.
Giuseppe Garibaldi có thể chở theo phi đội hỗn hợp 16 máy bay gồm trực thăng Augusta SH-3D hoặc AgustaWestland AW101 kết hợp với AV-8B Harrier II .
Giuseppe Garibaldi có thể chở theo phi đội hỗn hợp 16 máy bay gồm trực thăng Augusta SH-3D hoặc AgustaWestland AW101 kết hợp với AV-8B Harrier II.
Tuy nhiên do hầm chứa có kích thước khá khiêm tốn, chỉ có thể tiếp nhận tối đa 12 máy bay nên tối thiểu phải có 4 chiếc đỗ ngoài trời.
Tuy nhiên do hầm chứa có kích thước khá khiêm tốn, chỉ có thể tiếp nhận tối đa 12 máy bay nên tối thiểu phải có 4 chiếc đỗ ngoài trời.
Đường băng trên boong cho phép 6 trực thăng cất hạ cánh cùng lúc, khu vực cất - hạ cánh có kích thước khá lớn so với các loại máy bay mang theo, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của cả loại cường kích cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như AV-8B Harrier.
Đường băng trên boong cho phép 6 trực thăng cất hạ cánh cùng lúc, khu vực cất - hạ cánh có kích thước khá lớn so với các loại máy bay mang theo, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của cả loại cường kích cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như AV-8B Harrier.
Tàu Garibaldi đã tham gia vào các hoạt động chiến đấu tại các cuộc chiến tranh Kosovo, Afghanistan và Libya.
Tàu Garibaldi đã tham gia vào các hoạt động chiến đấu tại các cuộc chiến tranh Kosovo, Afghanistan và Libya.
Giuseppe Garibaldi và tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman hoạt động gần nhau ở Đại Tây Dương trong khi tham gia Majestic Eagle năm 2004 - một cuộc tập trận đa quốc gia ở ngoài khơi bờ biển Ma-rốc.
Giuseppe Garibaldi và tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman hoạt động gần nhau ở Đại Tây Dương trong khi tham gia Majestic Eagle năm 2004 - một cuộc tập trận đa quốc gia ở ngoài khơi bờ biển Ma-rốc.

Thanh Hà (Tổng hợp)  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.