Góp ý... cái cửa lấy gió

14/05/2014, 13:13

Toa xe hàng ăn của đoàn tàu SE 8 (Sài Gòn - Hà Nội) được bố trí các cửa lấy gió ở trên trần toa tàu, có thể tăng giảm lượng gió cũng như điều chỉnh hướng gió.

Để giảm lượng gió thổi vào toa xe, hành khách phải lấy báo để che bớt “cửa” lấy gió
Để giảm lượng gió thổi vào toa xe, hành khách phải lấy báo để che bớt “cửa” lấy gió

Tôi chợt nghĩ đến trên các toa xe có hệ thống điều hòa không khí hiện nay. Gió từ hệ thống điều hòa không khí qua các ống bảo ôn dẫn vào trong toa xe, tới các khoang ngủ... Theo quy định, trên các toa xe có điều hòa không khí của tàu Thống Nhất, nhiệt độ ban ngày để từ 24oC đến 25oC và ban đêm là từ 26oC đến 27oC. Tuy nhiên, các cửa lấy gió ở trên trần toa xe, trong các khoang ngủ của hành khách được thiết kế là tấm tôn đột lỗ hoặc các nan chớp gắn trên trần toa xe. Việc thiết kế cửa lấy gió như vậy không thể điều chỉnh được hướng gió cũng như tăng lượng gió thổi vào trong các toa xe, khoang hành khách ngủ… 


Vào ban đêm, khi nhiệt độ ngoài trời thấp, để giảm lượng gió, hành khách phải lấy báo, tạp chí, tấm vải, mảnh ni lon… kẹp, cài vào các lỗ, nan trên cửa gió để che bớt diện tích, hạn chế lượng gió thổi vào trong toa xe hoặc các khoang ngủ của hành khách. Tuy nhiên, việc kẹp, cài báo, tạp chí, mảnh ni lon… vào cũng không dễ dàng do lượng gió thổi mạnh, tàu rung lắc…


Để thuận tiện cho hành khách sử dụng khi có nhu cầu tăng giảm lượng gió, đổi hướng gió trong toa xe và khoang ngủ, hạn chế tình trạng hành khách phải cài, kẹp mảnh ni lon, giấy báo lên các cửa gió, ngành Đường sắt nên thay các cửa lấy gió bằng các tấm tôn đục lỗ hoặc nan chớp trên các toa xe xe khách bằng thiết bị điều chỉnh, tăng giảm lượng gió, hướng gió như đã lắp trên toa xe hàng ăn. Hơn nữa, về thẩm mỹ, các cửa gió bằng tôn đục lỗ, nan chớp rồi che, bịt, cài bằng giấy báo, mảnh ni lon trông không đẹp mắt, rất nhếch nhác và tạm bợ.

Lê Quang

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.