Thị trường

Hà Nội: Đi chợ truyền thống cần nắm rõ quy định nào?

29/07/2021, 17:31

Hôm nay, 29/7, hai Bộ Công thương - Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến, hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh tại chợ truyền thống.

Không cứng nhắc, linh hoạt theo vùng

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết: “Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ” đã được Bộ Công thương phối hợp xây dựng và Bộ Y tế đã ban hành công văn số 5858/BYT-MT về vấn đề này.

Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành, Bộ Công thương cũng đã có công văn số 4353/BCT-TTTN chỉ đạo Sở Công thương các tỉnh/thành phố để phổ biến, áp dụng...

img

Lần đầu tiên, người dân phường Nhật Tân, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội đi chợ theo phiếu.

Theo đó, hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ áp dụng đối với các địa phương hiện đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng cho các chợ (bao gồm cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ).

Hướng dẫn bao gồm các nội dung yêu cầu nhằm bảo đảm công tác phòng, dịch tại chợ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan gồm: Đơn vị quản lý chợ; Hộ kinh doanh/người kinh doanh/người lao động, khách hàng mua bán tại chợ; Ủy ban nhân dân các cấp được phân cấp quản lý chợ.

“Với vai trò quan trọng của chợ, đây là một hướng dẫn cần thiết giúp địa phương chủ động trong công tác phòng chống dịch tại chợ, nhằm vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch, vừa bảo đảm hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân”, ông Tuấn nói.

Nâng cao tinh thần các địa phương thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, nhưng không cứng nhắc, ông Tuấn lưu ý: Cần có sự linh hoạt theo tình hình thực tế từng địa phương.

Kẻ vạch giãn cách, quản lý Thẻ đi chợ

Tại đây, đại diện Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg với một số nội dung cụ thể.

Đối với Đơn vị Quản lý chợ, phải có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch (PCD); Tổ chức mua hàng theo một chiều; Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách.

Bên cạnh đó, phải ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện, tuân thủ các quy định, khuyến cáo về PCD; Bố trí phòng/khu vực cách ly theo quy định.

Đồng thời, phải đo thân nhiệt tại cửa chợ, bố trí biển báo quy định PCD, nước sát khuẩn tay, khu vực xếp hàng có kẻ vạch giãn cách, thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ, kiểm soát mật độ người vào chợ.

Ngoài ra, người lao động tại chợ sẽ phải lấy mẫu xét nghiệm nhanh định kỳ hàng tuần...

Nhấn mạnh các nhiệm vụ, ông Trần Anh Dũng, Trưởng phòng Quản lý Sức khoẻ môi trường và hoá chất (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) cho biết, đối với Thẻ đi chợ, tùy theo thực tế địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp 1 thẻ có thể đi nhiều chợ.

Về kinh phí test nhanh, tùy theo địa phương để áp dụng. Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 thì áp dụng kinh phí nhà nước là phù hợp.

Còn vấn đề bố trí khu vực cách ly tạm thời, theo ông Dũng, có thể bố trí khu vực bảo đảm giãn cách có khoảng cách tối thiểu trên 2m với các khu vực khác nhằm giảm tiếp xúc…

Đối với khách hàng và người lao động:

1. Không đến chợ nếu có một trong các triệu chứng hoặc đang trong thời gian cách ly.

2. Khai báo y tế hàng ngày. Thực hiện Thông điệp 5K

3. Thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng

4. Đảm bảo an toàn PCD khi di chuyển đến chợ và ngược lại.

5. Người lao động ký cam kết thực hiện, tuân thủ qui định, hướng dẫn PCD và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm

6. Khách hàng đi chợ theo đúng ngày được qui định và nộp Thẻ vào chợ tại cổng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.