• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hà Nội giảm ùn tắc nhờ cấm ô tô Grab, xe hợp đồng

02/07/2018, 10:00

Sau gần 6 tháng Hà Nội cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ trong khung giờ cao điểm, giao thông trên những tuyến đường...

12

Đường phố thông thoáng hơn sau khi Hà Nội cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồitrong giờ cao điểm (Chụp trên phố Láng Hạ lúc 17h30 ngày 1/7) - Ảnh: K.Linh

Giờ cao điểm, đường vẫn thông thoáng

Chiều 29/6, ghi nhận của PV Báo Giao thông, giao thông trên các tuyến phố cấm xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ vốn là “điểm nóng” ùn tắc đã được cải thiện rõ rệt. Có mặt tại trục đường Láng Hạ - Giảng Võ lúc 16h50, thay vì chứng kiến cảnh lưu thông hỗn loạn vào giờ cao điểm trước đây, nhất là tại một số điểm như: Cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà đến cầu vượt Láng Hạ - Láng; ngã tư Giảng Võ - La Thành, ngã tư Giảng Võ - Cát Linh… nay những điểm đen ùn tắc này rất thông thoáng. Việc di chuyển của các phương tiện thuận lợi hơn nhiều.

Có được điều này là do Sở GTVT Hà Nội cắm biển cấm xe taxi, Grab và xe hợp đồng trên tuyến đường nói trên vào giờ cao điểm. Thực tế, từ khi triển khai, các loại phương tiện này thực hiện khá nghiêm do sợ bị phạt, bởi lực lượng CSGT, TTGT thường xuyên có mặt trên đường.

Từ ngày 11/1/2018, Sở GTVT Hà Nội cắm biển cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên 11 tuyến phố giờ cao điểm gồm: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Trường Chinh, Khâm Thiên, cầu Chương Dương (chiều Nguyễn Văn Cừ sang Trần Nhật Duật), Hàng Bài, Phủ Doãn, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Giải Phóng. Các tuyến phố này trước đó cũng đã cấm taxi. Biển báo cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ này được đặt ngay bên cạnh hoặc song song với biển cấm taxi truyền thống. Thời gian cấm từ 6 - 9h và từ 16h30 - 19h30.

Để kiểm chứng, PV tiến hành đặt chuyến đi trên ứng dụng Grab với lộ trình: Số 243, Giảng Võ đến số 222, Cầu Giấy. Tuy nhiên, địa điểm xuất phát trên tuyến đường này đã bị loại bỏ trên hệ thống điện tử của Grab. Thay vào đó, Grab đưa ra một loạt gợi ý các vị trí tài xế có thể đón, tập trung ở các nút giao như: Góc đường Giảng Võ - Núi Trúc, góc đường Giảng Võ - Hào Nam... Khi PV cập nhật lại lộ trình: Ngã tư Giảng Võ - Đê La Thành 1 - số 222, Cầu Giấy, tài xế tên Nguyễn Trường Giang có xe BKS 30E-850.13 mới nhận chuyến.

Sau đó, PV gọi điện thương thảo với lái xe Giang, cam kết sẽ trả thêm tiền nếu được đón tại số 243, Giảng Võ, nhưng lái xe này nhất quyết khước từ lời đề nghị của khách hàng và gợi ý thêm: “Nếu muốn đón ở đó, bạn gọi GrabBike sẽ dễ hơn”.

Tương tự, trên đường Cầu Giấy - Xuân Thủy, giao thông cũng “dễ thở” hơn khi không có sự xuất hiện của taxi, xe hợp đồng trong khung giờ cao điểm. Có mặt trên cung đường này lúc 17h25, quan sát của PV, hàng loạt điểm nóng gây bức xúc người dân trước đây như đoạn: Từ số 180 - 226; từ số 410 đến ngã tư Cầu Giấy - Trần Thái Tông; từ ngã ba Cầu Giấy - Phan Văn Trường đến Đại học Quốc gia Hà Nội... đã không còn ùn tắc. Giờ cao điểm nhưng dọc tuyến đường đều thông thoáng, các phương tiện di chuyển khá thuận lợi.

Tại khu vực này, PV cũng đã vào ứng dụng Grab đặt một chuyến đi từ ngã tư Cầu Giấy - Quan Hoa đến SVĐ Mỹ Đình. Tuy vậy, sau 10 phút chờ đợi hệ thống tìm xe, chuyến đi buộc phải hủy do không có tài xế nào “nhận cuốc”.

Sẽ nhân rộng cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên các tuyến ùn tắc

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc hạn chế hoạt động của taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi trong giờ cao điểm trên một số tuyến đường đã đạt được hiệu quả, kéo giảm ùn tắc giao thông. Ông Tuấn cho rằng, cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ tạo sự công bằng giữa taxi truyền thống và Grab. Trước đây, Sở GTVT đề xuất cấm 13 tuyến phố, nhưng 2 tuyến Mai Xuân Thưởng, Hoàng Hoa Thám, ùn tắc đã giảm nên dỡ bỏ lệnh cấm. “Sau này, nếu tuyến phố nào giảm ùn tắc Sở GTVT Hà Nội sẽ dỡ bỏ biển cấm”, ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho biết, nếu các tuyến đường khác ùn tắc diễn biến phức tạp, Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục xem xét cắm biển cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ để kéo giảm ùn tắc.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Phòng Tham mưu tổng hợp, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, từ khi áp dụng cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ đến nay, lực lượng Thanh tra xử lý được 5 trường hợp vi phạm. Theo ông Tuấn Anh, sau khi Sở GTVT Hà Nội lắp biển cấm, Công ty TNHH Grab đã điều chỉnh bản đồ lái xe không được đi vào tuyến phố cấm theo giờ. Tuy nhiên, do loại hình kinh doanh công nghệ, nên khi không online lại trở thành xe cá nhân. Lực lượng chức năng rất khó phát hiện nếu xe đó không đeo phù hiệu, dán logo ở hai bên cánh cửa.

“Chúng tôi cũng đang đề xuất với Bộ GTVT cho nhận diện chung loại hình xe ứng dụng công nghệ này. Logo dán hai bên cánh cửa phải có kích cỡ không thể tùy tiện dán nhỏ, để lực lượng chức năng dễ phân biệt với xe taxi truyền thống”, ông Tuấn Anh nói.

Vẫn có tài xế Grab bất chấp nhận “cuốc” trong phố cấm

Dù đa phần tài xế taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ tuân thủ nghiêm, không đón khách trong phố cấm, nhưng PV vẫn ghi nhận lái xe ngang nhiên vi phạm. Cụ thể, vào khung giờ cao điểm chiều 29/6, khi đứng trước tòa nhà Vinaconex Láng Hạ, sau nhiều phút chờ đợi PV vẫn đặt được chuyến đi từ số 34, Láng Hạ đến chợ Ngã tư Sở bởi sự chấp thuận của anh Phan Ngọc Khiển, lái xe BKS 30A-727.16.

Di chuyển từ hướng cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà đến đón khách, trên hành trình di chuyển theo hướng: Láng Hạ - Thái Thịnh - Yên Lãng - Láng - Ngã Tư Sở, tài xế Khiển cho rằng, việc cấm chỉ là để cho đội taxi truyền thống đỡ than vãn, thực tế từ lúc thực thi đến giờ, chưa có tài xế Grab Car nào bị xử phạt. “Ông nào có gan vẫn chạy được, nếu không may bị bắt vui vẻ chấp nhận mức phạt 1,6 triệu đồng và tước GPLX 1 tháng”, tài xế Khiển nói và cho biết thêm, việc chạy vào phố cấm của anh diễn ra nhiều lần trước đó.

Đáng nói, dù chiếc Kia Morning của lái xe Khiển được dán đầy đủ logo nhận biết tại góc kính và hông bên trái của xe kèm theo hợp đồng để phía trước vô lăng song trên cả một quãng đường dài di chuyển trên đường Láng Hạ, tài xế này không hề vướng phải bất kỳ sự phát hiện và xử lý nào từ phía lực lượng chức năng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.