Hạ tầng

Hà Nội sẽ xây mới một loạt bến xe khách liên tỉnh

04/04/2016, 06:57

Xe buýt nhanh được quy hoạch lâu dài trên 8 tuyến, khi có lưu lượng lớn sẽ chuyển thành đường sắt đô thị.

15

Hà Nội sắp có thêm bến xe mới phục vụ hành khách hiệu quả hơn - Ảnh: Tạ Tôn

Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg, xe buýt nhanh được quy hoạch lâu dài trên 8 tuyến và 3 tuyến quá độ khi có lưu lượng lớn sẽ chuyển thành đường sắt đô thị hoặc monorail (đường một ray). 

8 tuyến xe buýt nhanh (BRT) gồm: 1- Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa (chiều dài khoảng 14 km); 2- Ngọc Hồi - Phú Xuyên (27 km); 3- Sơn Đồng - Ba Vì (20 km); 4- Phù Đổng - Bát Tràng - Hưng Yên (15 km); 5- Gia Lâm - Mê Linh (30 km); 6- Mê Linh - Sơn Đồng - Yên Nghĩa - Ngọc Hồi - QL5 - Lạc Đạo (53 km); 7- Ba La - Ứng Hòa (29 km); 8- Ứng Hòa - Phú Xuyên (17 km).

Ngoài ra, xây dựng mới các bến xe khách liên tỉnh kết hợp các điểm đầu cuối xe buýt tại mỗi khu vực: Khu đô thị trung tâm gồm: 1- Bến xe (Yên Nghĩa (quận Hà Đông) diện tích khoảng 7 ha; 2- Bến xe phía Đông Bắc (Cổ Bi, huyện Gia Lâm) diện tích khoảng 8 - 10 ha; 3- Bến xe phía Nam (Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) diện tích khoảng 11 ha; 4- Bến xe Đông Anh diện tích khoảng 5,3 ha; 5- Bến xe Phùng (huyện Đan Phượng) diện tích khoảng 8 - 10 ha; 6- Bến xe phía Tây (huyện Quốc Oai) diện tích khoảng 5 - 7 ha; 7- Bến xe phía Bắc (Nội Bài) diện tích khoảng 5 - 7 ha.

Khu đô thị vệ tinh gồm: Bến xe Phú Xuyên diện tích khoảng 5 ha; bến xe Xuân Mai diện tích khoảng 5 ha; bến xe Nam Hòa Lạc diện tích khoảng 5 ha; bến xe Bắc Hòa Lạc diện tích khoảng 5 ha; bến xe Sơn Tây 2 diện tích khoảng 5 ha; bến xe Nam Sóc Sơn diện tích khoảng 5 ha; bến xe Bắc Sóc Sơn diện tích khoảng 5 ha.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.