Hồ sơ tài liệu

Hai chiến dịch bí ẩn thời Chiến tranh lạnh

23/10/2016, 06:15

Bí mật liên quan đến Chiến tranh Lạnh, thời điểm căng thẳng địa chính trị giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô.

1

Về cơ bản, chiến dịch OG là nhằm tạo ra một quân đội bí mật, hoạt động không chính thức sẽ trên tất cả các nước ở khu vực châu Âu

Chiến dịch Gladio

Sau Thế chiến II, Mỹ là quốc gia phải đối mặt với nhiều vấn đề nóng, kể cả trong nước lẫn quốc tế, đặc biệt, vấn đề châu Âu khi Liên Xô nổi lên như một siêu cường.

Để đối phó, Mỹ đã đưa ra áp dụng một kế hoạch, có tên Chiến dịch Gladio (Operation Gladio), gọi tắt  OG, liên quan đến thanh kiếm ngắn nổi tiếng thời La Mã cổ đại. Về cơ bản, chiến dịch OG là nhằm tạo ra một quân đội bí mật, hoạt động không chính thức sẽ trên tất cả các nước ở khu vực châu Âu, mục đích duy nhất là chống chủ nghĩa cộng sản. Nói là bí mật, không chính thức nhưng thực tế dư luận lại biết rất rõ về đội quân này, và sự tồn tại của nó đã được xác nhận. Những chiến tích của đội quân này rất đa dạng như cố gắng ám sát Giáo hoàng, đánh bom quy mô lớn và bắt cóc của một số quan chức cấp cao của chính phủ.... Tóm lại, OG sẵn sàng làm bất cứ điều gì để chống lại chủ nghĩa cộng sản, như giết người, tống tiền, thậm chí cả việc trở thành người cộng sản chân chính dưới vỏ bọc tinh vi. 

Một trong những phân ban nổi tiếng trong chiến dịch OG là một nhóm đặc biệt của Italia, có tên Machiavelli & Assassin"s Creed, trong đó có cả Francesco Cossiga, thủ tướng thứ 42 của Italia cũng tham gia. Hậu quả, Aldo Moro, thủ tướng thứ 38 của Italia, chính khách muốn cho những người cộng sản tham gia trong chính phủ của mình, và ngay lập tức ông đã bị bắt cóc, giết hại. Thi thể Aldo Moro được tìm thấy trong một thùng xe tải đậu bên cạnh hí trường cổ đại.

Sau sự cố nói trên, một cựu đại tá của OG hoạt tại Thụy Sĩ đã gửi  một lá thư cho chính phủ nói rằng ông sẵn sàng "tiết lộ toàn bộ sự thật" về các hoạt động bẩn thỉu của OG. Đáng tiếc, vị đại tá này chưa kịp "manh động" thì xác của ông đã được tìm thấy chết ngay trong tư gia một tháng sau đó. Bị đâm đến chết bằng thanh kiếm của riêng mình, một loạt các tên nhân vật bí ẩn được viết trên ngực nạn nhân mà cảnh sát mãi mãi không thể được giải mã.

100 tên lửa hạt nhân hậu Khủng hoảng tên lửa Cuba nay ở đâu ?

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba là một trong những sự kiện đình đám, nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nhiều giả thiết cho rằng Cuba sợ Mỹ xâm lược, và điều này đã từng diễn ra như vụ Vịnh con lợn, nên Cu Ba đã yêu cầu Nga lắp đặt vũ khí hạt nhân trên khắp lãnh thổ để đối phó nếu bị Mỹ tấn công. Nga chấp nhận nhưng phía Mỹ lại không quan tâm đến sự hủy diệt hàng loạt của các loại vũ khí, Mỹ đã "phong bế" được các loại vũ khí nói trên bằng sức mạnh hạt nhân có sẵn, và ở phút chót Nga và Mỹ đã ngồi lại đàm phán, cho ra đời một thỏa thuận mà Nga phải đưa số tên lửa này ra khỏi lãnh thổ Cuba, còn Mỹ rút các vũ khí tương tự đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và Italia. 

2

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba là một trong những sự kiện đình đám, nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. 

Những gì dư luận được biết đến không thể ngăn chặn được tất cả các loại tên lửa hạt nhân mà các bên sản xuất được. Sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba kết thúc, Nga vẫn còn khoảng 100 tên lửa hạt nhân ở Cuba. Do Mỹ không biết cụ thể nên hai bên đã ký rất nhiều thoả thuận, mặc nhiên không hề nói đến số lượng tên lửa nói trên. Liên Xô quyết định sẽ hợp pháp hoá "cho không" Cuba. Nhưng sau khi có chuyến thăm cấp cao của Liên Xô tới Cuba để tìm hiểu chi tiết, họ mới hiểu ra rằng sự thật không phải như họ nghĩ. Trong những cuộc đàm phán, Cuba đã loại bỏ hoàn toàn vấn đề này, làm cho Nga giận dữ, báo chí ví sự kiện trên giống như hội chứng Short Man Syndrome (Người Lùn) mà người Nga mắc phải. 

Người Nga đã quyết định, nếu số tên lửa nói trên chuyển khỏi Cuba, gần như chắc chắn dẫn đến Chiến tranh thế giới III. Vì vậy, giải pháp tối ưu để làm những gì tốt nhất có thể là nói dối. Còn phía Mỹ thì lại cho rằng, về cơ bản cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã được giải quyết xong.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.