Hồ sơ tài liệu

Hải quân Mỹ phải đối phó với Iran thế nào tại Trung Đông?

15/01/2017, 05:40

Chuyên gia phân tích quân sự chỉ ra 5 lý do Trung Đông ngày càng nguy hiểm hơn đối với Hải quân Mỹ...

Ảnh chung 2

Người Iran cho rằng, sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở vùng Vịnh là không mong muốn và không cần thiết

Trong thời gian gần đây tàu hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thường xuyên xuất hiện, diễn ra nhiều cuộc đụng độ mới tại tại Vịnh Ba Tư, thậm chí sự kiện này còn xuất hiện trong cuộc tranh luận tổng thống lần đầu giữa hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump về sự đáp trả của Nhà Trắng trong tương lai.  Dư luận cho rằng rất có thể hành động này được chống lưng từ phía Iran. Tại sao các nước ở Trung Đông ngày càng trở nên nguy hiểm đối với Hải quân Mỹ, phải chăng 5 lý do dưới đây là thủ phạm chính ?

Thứ nhất: Theo giới bình luận quân sự Mỹ, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào từ lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei và IRGC kể từ sau khi sau thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) được ký vài tháng trước đây thì Washington cũng không thể tin được. Người Iran cho rằng, sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở vùng Vịnh là không mong muốn và không cần thiết, rằng nước CH Hồi giáo sẽ không có những thay đổi cơ bản quan điểm "chống Mỹ". Iran luôn biện minh hành động gây hấn tàu nước ngoài bằng cách khẳng định quyền của họ trong việc bảo vệ vùng Vịnh Ba Tư trước mọi diễn biến thù địch. Tuy hành vi này không chuyên nghiệp, sóng đối với IRGC sự hiện diện của người Mỹ là bất hợp pháp và về cơ bản không xứng đáng tôn trọng.

Việc xuất hiện ngày càng nhiều tàu chiến của IRGC không chỉ nguy hiểm đối với Hải quân Mỹ mà Iran còn cố gắng truyền đi một thông điệp, người nước ngoài nên trở về, rằng, bất kỳ sự cởi mở kinh tế với thế giới do JCPOA mang lại  không tạo ra bất kỳ sự thay đổi chính trị thực sự nào đối với thể chế chính trị tại Iran.

1

Tiềm lực quân sự của Iran ngày càng hùng hậu

 Thứ hai: Quân đội Iran có một chiến lược dài kỳ trong việc hạn chế sự hiện diện của Hải quân và Không quân Mỹ hoạt động gần lãnh thổ Iran. Giới quân sự gọi đây là giải pháp “Chống xâm nhập/Khu vực cấm” (Anti-Access/Area Denial, viết tắt là A2/AD), nhằm vào quân đội Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực. Cách tiếp cận này tương tự như của Trung Quốc và Nga từng theo đuổi trong vài thập kỷ trở lại đây.

Gần đây, Hải quân IRGC đã có rất nhiều nỗ lực, đầu tư vào việc nghiên cứu sản xuất tên lửa hành trình với độ chính xác cao khi tác chiến trong  vùng Vịnh. Ngoài ra, IRGC còn có thêm nhiều tàu ngầm nhỏ, thậm chí cả tàu hai thân cao tốc chở máy bay trực thăng, thiết bị giám sát tầm xa, hệ thống radar và máy bay không người lái rất hiện đại. Hải quân Mỹ vẫn có thể hoạt động và phát huy hiệu quả tấn công  Iran bên ngoài vùng Vịnh Ba Tư, nhưng tại các khu vực an toàn thì Mỹ khó có thể phát huy được tác dụng vốn có.

2-a

 

Thứ ba: Trong khi tiếp cận với phương án AD/A2, học thuyết quân sự và chiến lược của Iran phần lớn vẫn là phòng thủ, gần đây giới lãnh đạo Iran đã nhận thức được những điều bất lợi của chiến lược phòng thủ nên chuyển dần sang thế trận quân sự  mới, trọng tâm hơn đến tấn công. Đầu tháng 9 năm 2016, Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei đã tuyên bố quyền của Iran về sử dụng vũ khí tấn công lẫn vũ khí phòng thủ, đây là thay đổi đáng kể trong phát ngôn của chính phủ Iran kể từ cuộc cách mạng năm 1979. Cuối tháng 9, Tư lệnh Hải quân IRGC, Ali Fadavi cũng đưa ra tuyên bố tương tự, trọng tâm tới chiến lược  "tấn công".

Trong quá khứ, lực lượng IRGC thường áp dụng chiến thuật chặn tàu của Mỹ ở vùng Vịnh Ba Tư thông qua học thuyết phòng thủ ngăn chặn Iran. Nếu Iran chuyển sang "tấn công" và kết hợp "phòng thủ", thì Washington cũng cần phải có chiến lược mới, tăng thêm cưỡng bức nhiều hơn là phản ứng, tuy nhiên tình thế luôn thay đổi, khiến Mỹ khó khăn dự đoán lẫn phản ứng.

3-a

Quân đội Iran đang chuyển dần từ phòng thủ sang thế tấn công

 Thứ tư:  Kể từ khi lực lượng Hezbollah ở Lebanon phóng tên lửa hành trình C-802 tại căn cứ Hải quân của Israel, Địa Trung Hải hồi chiến tranh năm 2006, Mỹ và  đồng minh đã lo ngại về khả năng chống tàu của hải quân IRGC cũng như các đồng minh của IRGC. Tuy lực lượng  al Houthis của Yemen không phải là đối tác đầy đủ với Iran, song hầu hết các loại vũ khí, khí tài của Iran đã được trang bị cho quân đội Yemen và đồng minh của mình.

Cả Hezbollah lẫn IRGC đều tiến hành đào tạo và cung cấp vũ khí cho Houthis. Nếu tên lửa được sử dụng trong vụ tấn công tàu khu trục USS Mason của Mỹ ngày 8 và 12 tháng 10  không được Iran cung cấp, hoặc trợ giúp kỹ thuật thì Hezbollah khó bề thực hiện được những cuộc tấn công nói trên. Bất chấp những nỗ lực ngăn chặn từ Mỹ, Israel, và các quốc gia vùng Vịnh, vũ khí và các phương tiện giết người khác vẫn đang được tuồn cho các đối tác của IRGC, điều này làm tăng nguy cơ hàng hải trong khu vực.

4

Tàu khu trục USS Mason của Mỹ 

 Thứ năm:  Ngày 14/9, Đô đốc Ali Fadavi, Tư lệnh hải quân IRGC tuyên bố, các quan chức Iran đã từ chối chấp thuận yêu cầu Mỹ lặp đi lặp lại trong vòng ba hoặc bốn năm qua nhằm thiết lập một đường dây liên lạc trực tiếp với IRGC. Một "đường dây nóng" liên kết quân đội với quân đội để làm giảm căng thẳng quân sự biển trong tương lai thông qua các cuộc đàm thoại trong vài giây hoặc vài phút, chứ không phải hàng giờ theo yêu cầu của các kênh JCPOA giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Iran Javad Zarif.

Việc sắp xếp như vậy dường như không bao giờ xảy ra, mặc dù đây là vấn đề chính trị của Tehran. Hải quân Mỹ có khả năng liên lạc giữa tàu chiến với tàu chiến với Hải quân Artesh (Artesh Navy) Iran,  thậm chí với IRGC một cách thường xuyên để tiến hành chống cướp biển và thực hiện nhiệm vụ quốc tế tương tự, nhưng những người liên lạc cấp thấp không đủ để làm cho Tehran yên lòng.

5

Ông Ali Fadavi, Tư lệnh hải quân IRGC Ali Fadavi tuyên bố không thiết lập đường dây nóng với Mỹ và quyết "đập tan" lực lượng hải quân Mỹ nếu chủ quyền bị đe doạ

Một kênh trung gian thiết lập giữa Trụ sở tổng hành dinh Hải quân IRGC và sở chỉ huy trung tâm của Mỹ tại Tampa hoặc Trụ sở Hạm đội 5 của Mỹ ở Bahrain có thể được thiết lập, song điều này chỉ có thể được xem là một cửa hậu phòng ngừa việc lật đổ, xâm nhập, hay tấn công mạng. Quản lý khủng hoảng chỉ có thể được thực hiện theo thiện ý, dựa theo thực tế. Có nghĩa, mọi sự hiểu lầm có thể làm gia tăng căng thẳng trong vùng Vịnh, buộc Hải quân Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.