Du lịch

Hang Sơn Đoòng nằm trong top kỳ quan lập kỷ lục thế giới

27/06/2020, 01:00

Hang Sơn Đoòng, hồ Baikal, rạn san hô Great Barrier,... là những kỳ quan thiên nhiên xác lập các kỷ lục thế giới.

Rạn san hô Great Barrier, Australia: Nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Australia, Great Barrier là rạn san hô lớn nhất thế giới với chiều dài hơn 2.000 km, tương đương chiều dài của công trình Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.

Rạn san hô Great Barrier, Australia: Nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Australia, Great Barrier là rạn san hô lớn nhất thế giới với chiều dài hơn 2.000 km, tương đương chiều dài của công trình Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.

Thác Angel, Venezuela: Với chiều cao 979 m, Angel là thác nước cao nhất trên thế giới. Dòng thác bắt nguồn từ trên cao nguyên Guiana ở Venezuela cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Thác Angel, Venezuela: Với chiều cao 979 m, Angel là thác nước cao nhất trên thế giới. Dòng thác bắt nguồn từ trên cao nguyên Guiana ở Venezuela cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Thác Victoria: Nằm dọc biên giới giữa Zimbabwe và Zambia, thác Victoria có lưu lượng lớn nhất thế giới với chiều rộng lên tới 1.600 m.

Thác Victoria: Nằm dọc biên giới giữa Zimbabwe và Zambia, thác Victoria có lưu lượng lớn nhất thế giới với chiều rộng lên tới 1.600 m.

Hồ Baikal, Nga: Baikal không chỉ là hồ sâu nhất mà còn là hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Nó chiếm khoảng 20% lượng nước ngọt trên Trái đất. Hơn 1.500 loài động vật sinh sống quanh hồ Baikal và khoảng 80% là các sinh vật đặc hữu.

Hồ Baikal, Nga: Baikal không chỉ là hồ sâu nhất mà còn là hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Nó chiếm khoảng 20% lượng nước ngọt trên Trái đất. Hơn 1.500 loài động vật sinh sống quanh hồ Baikal và khoảng 80% là các sinh vật đặc hữu.

Sông Nile, châu Phi: Chảy qua các quốc gia Tanzania, Burundi, Rwanda, Congo, Kenya, Uganda, Nam Sudan, Ethiopia, Sudan và Ai Cập, sông Nile là con sông dài nhất thế giới với chiều dài 6.700 km. Dọc hai bên bờ sông có nhiều khu khảo cổ lâu đời.

Sông Nile, châu Phi: Chảy qua các quốc gia Tanzania, Burundi, Rwanda, Congo, Kenya, Uganda, Nam Sudan, Ethiopia, Sudan và Ai Cập, sông Nile là con sông dài nhất thế giới với chiều dài 6.700 km. Dọc hai bên bờ sông có nhiều khu khảo cổ lâu đời.

Hồ Frying Pan, New Zealand: Hồ “Chảo chiên” ở thung lũng núi lửa Waimangu là suối nước nóng lớn nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình trong hồ từ 43 độ C tới 54 độ C, nhưng nước trong hồ chứa nhiều axit không phù hợp để tắm.

Hồ Frying Pan, New Zealand: Hồ “Chảo chiên” ở thung lũng núi lửa Waimangu là suối nước nóng lớn nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình trong hồ từ 43 độ C tới 54 độ C, nhưng nước trong hồ chứa nhiều axit không phù hợp để tắm.

Mạch nước phun Steamboat, Mỹ: Nằm trong vùng lòng chảo Norris ở bang Wyoming, Steamboat là mạch nước phun đang hoạt động cao nhất thế giới. Nó có thể phun lên khỏi mặt đất tới 91m, với mỗi lần phun kéo dài từ 3 đến 40 phút.

Mạch nước phun Steamboat, Mỹ: Nằm trong vùng lòng chảo Norris ở bang Wyoming, Steamboat là mạch nước phun đang hoạt động cao nhất thế giới. Nó có thể phun lên khỏi mặt đất tới 91m, với mỗi lần phun kéo dài từ 3 đến 40 phút.

Núi lửa Kilauea, Mỹ: Nằm ở phía đông nam trên đảo Big thuộc Hawaii, núi lửa Kilauea phun trào ra lượng dung nham lớn nhất với một khu vực rộng lớn dài 5km và rộng 3km. Từ năm 1983, ngọn núi này phun trào liên tục và kéo dài cho đến nay.

Núi lửa Kilauea, Mỹ: Nằm ở phía đông nam trên đảo Big thuộc Hawaii, núi lửa Kilauea phun trào ra lượng dung nham lớn nhất với một khu vực rộng lớn dài 5km và rộng 3km. Từ năm 1983, ngọn núi này phun trào liên tục và kéo dài cho đến nay.

Iceland: Quốc gia châu Âu giữ kỷ lục là hòn đảo núi lửa lớn nhất thế giới với diện tích 102.998 km2. Các hoạt động địa chất từ núi lửa đã tạo ra nhiệt sưởi ấm cho hơn 90% ngôi nhà ở Iceland.

Iceland: Quốc gia châu Âu giữ kỷ lục là hòn đảo núi lửa lớn nhất thế giới với diện tích 102.998 km2. Các hoạt động địa chất từ núi lửa đã tạo ra nhiệt sưởi ấm cho hơn 90% ngôi nhà ở Iceland.

Sông băng Lambert, Nam Cực: Lambert là dòng sông băng lớn nhất và di chuyển nhanh nhất thế giới. Nó có chiều dài 402 km và rộng 96km, chiếm khoảng 8% lượng băng ở Nam Cực.

Sông băng Lambert, Nam Cực: Lambert là dòng sông băng lớn nhất và di chuyển nhanh nhất thế giới. Nó có chiều dài 402 km và rộng 96km, chiếm khoảng 8% lượng băng ở Nam Cực.

Sông băng Kutiah, Pakistan: Sông băng trên dãy núi Karakoram đã lập kỷ lục sông băng di chuyển nhanh nhất thế giới. Chỉ trong vòng 3 tháng, nó đã di chuyển 12km, trong khi một số sông băng khác cần nhiều thập kỷ để di chuyển quãng đường như vậy.

Sông băng Kutiah, Pakistan: Sông băng trên dãy núi Karakoram đã lập kỷ lục sông băng di chuyển nhanh nhất thế giới. Chỉ trong vòng 3 tháng, nó đã di chuyển 12km, trong khi một số sông băng khác cần nhiều thập kỷ để di chuyển quãng đường như vậy.

Núi Everest: Với chiều cao 8.848 m, ngọn núi nằm ở Nepal và Trung Quốc là ngọn núi cao nhất thế giới. Nó cũng trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn nhất dành cho những người đam mê leo núi.

Núi Everest: Với chiều cao 8.848 m, ngọn núi nằm ở Nepal và Trung Quốc là ngọn núi cao nhất thế giới. Nó cũng trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn nhất dành cho những người đam mê leo núi.

Núi Mauna Kea, Hawaii: Độ cao nhìn thấy của núi Mauna Kea là 4.205 m, nhưng chiều cao thực sự đo từ đáy đại dương của nó là 10.204 m. Đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết trắng, nên nơi đây là địa điểm ưa thích dành cho du khách thích trượt tuyết.

Núi Mauna Kea, Hawaii: Độ cao nhìn thấy của núi Mauna Kea là 4.205 m, nhưng chiều cao thực sự đo từ đáy đại dương của nó là 10.204 m. Đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết trắng, nên nơi đây là địa điểm ưa thích dành cho du khách thích trượt tuyết.

Núi Kilimanjaro, Tanzania: Trong khi Kilimanjaro là ngọn núi cao nhất ở châu Phi, nó cũng là ngọn núi đứng một mình cao nhất thế giới. Ngọn núi lửa này được cho là phun trào lần gần đây nhất là cách đây 360.000 năm.

Núi Kilimanjaro, Tanzania: Trong khi Kilimanjaro là ngọn núi cao nhất ở châu Phi, nó cũng là ngọn núi đứng một mình cao nhất thế giới. Ngọn núi lửa này được cho là phun trào lần gần đây nhất là cách đây 360.000 năm.

Biển Chết: Nằm giữa biên giới Israel và Jordan, biển Chết được cho là vùng đất ngập nước thấp nhất trên Trái đất, thấp hơn mực nước biển 430m và nó tiếp tục giảm độ cao khoảng 1 m/năm.

Biển Chết: Nằm giữa biên giới Israel và Jordan, biển Chết được cho là vùng đất ngập nước thấp nhất trên Trái đất, thấp hơn mực nước biển 430m và nó tiếp tục giảm độ cao khoảng 1 m/năm.

Bãi biển Praia do Cassino, Brazil: Nằm ở bang Rio Grande do Sul, Praia do Cassino là bãi biển dài nhất thế giới với chiều dài 245km. Nơi đây là điểm đến ưa thích của du khách và người dân địa phương. Các hoạt động phổ biến là lặn ống thở, lướt ván và chèo thuyền.

Bãi biển Praia do Cassino, Brazil: Nằm ở bang Rio Grande do Sul, Praia do Cassino là bãi biển dài nhất thế giới với chiều dài 245km. Nơi đây là điểm đến ưa thích của du khách và người dân địa phương. Các hoạt động phổ biến là lặn ống thở, lướt ván và chèo thuyền.

Rừng Amazon: Nằm trên lãnh thổ của các quốc gia Brazil, Ecuador, Peru, Bolivia, Colombia, Venezuela, Guyana và Suriname, Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới chiếm khoảng 50% diện tích rừng nhiệt đới còn lại trên Trái đất. Khoảng 1/10 sinh vật mới được tìm thấy ở đây.

Rừng Amazon: Nằm trên lãnh thổ của các quốc gia Brazil, Ecuador, Peru, Bolivia, Colombia, Venezuela, Guyana và Suriname, Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới chiếm khoảng 50% diện tích rừng nhiệt đới còn lại trên Trái đất. Khoảng 1/10 sinh vật mới được tìm thấy ở đây.

Cây General Sherman, Mỹ: Cây nằm trong vườn quốc gia Sequoia ở bang California là cây lớn nhất trên thế giới, với chiều cao 84m và đường kính 11m. Nó bắt đầu mọc cách đây khoảng 2.200 năm và vẫn tiếp tục phát triển lớn hơn.

Cây General Sherman, Mỹ: Cây nằm trong vườn quốc gia Sequoia ở bang California là cây lớn nhất trên thế giới, với chiều cao 84m và đường kính 11m. Nó bắt đầu mọc cách đây khoảng 2.200 năm và vẫn tiếp tục phát triển lớn hơn.

Rừng đước Sundarbans, Bangladesh: Nằm ở khu vực hợp dòng của sông Hằng Brahmaputra và Meghna, Sundarbans là rừng đước lớn nhất thế giới. Nơi đây có hệ sinh thái rất đa dạng với nhiều loại động vật quý hiếm, bao gồm hổ Bengal.

Rừng đước Sundarbans, Bangladesh: Nằm ở khu vực hợp dòng của sông Hằng Brahmaputra và Meghna, Sundarbans là rừng đước lớn nhất thế giới. Nơi đây có hệ sinh thái rất đa dạng với nhiều loại động vật quý hiếm, bao gồm hổ Bengal.

Hang Sơn Đoòng, Việt Nam: Hang Sơn Đoòng trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là hang động lớn nhất thế giới. Nó được hình thành cách đây khoảng 400 đến 450 triệu năm, nhưng chỉ mới được phát hiện vào năm 2009. Hang động dài 9km và cao 198m có hệ thời tiết riêng độc lập với bên ngoài.

Hang Sơn Đoòng, Việt Nam: Hang Sơn Đoòng trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là hang động lớn nhất thế giới. Nó được hình thành cách đây khoảng 400 đến 450 triệu năm, nhưng chỉ mới được phát hiện vào năm 2009. Hang động dài 9km và cao 198m có hệ thời tiết riêng độc lập với bên ngoài.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.