• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Hậu Giang: Dân bức xúc vì hai cây cầu thiết kế kỳ cục

27/02/2019, 14:49

Cầu thi công hơn 6 năm chưa hoàn thành, đến giai đoạn thi công phần dốc, dân ngỡ ngàng vì phần mặt cầu đã tiếp giáp mặt quốc lộ.

Phần mặt cầu đã tiếp giáp mặt QL61

“Thi công kéo dài, thiết kế khó hiểu”

Trong thời gian qua, người dân sinh sống ở TP Vị Thanh (Hậu Giang) rất bức xúc vì tiến độ thi công “chậm như rùa” của hai cây cầu cách nhau khoảng 60m bắc qua rạch Lộ Đá (ngay vị trí giao lộ đường Võ Văn Kiệt và đường 3/2). Đến khi cầu thi công xong phần nhịp, đổ mặt bằng cầu, người dân lại bức xúc hơn nữa vì phần mố của cầu đã tiếp giáp với hành lang lộ giới của đường 3/2 (tuyến QL61).

Ông Ba Tín (người dân sống ở phường 1, TP Vị Thanh) bức xúc: “Cây cầu mà móng làm đến giáp mặt đường quốc lộ thì đường dẫn chắc chắn phải kéo dài ra nửa đường mới được. Mà đường 3/2 lại là quốc lộ, sao lại làm vậy được”.

Còn ông Hai Kiệt (ngụ phường 5, TP Vị Thanh) cho hay, cây cầu được triển khai xây dựng từ rất lâu, thấy “trùm mền” vật liệu thường xuyên hơn là thi công. “Cây cầu này không biết thiết kế kiểu gì kỳ cục, chưa kể thi công thì ì ạch. Cầu bắc qua con kênh chừng 10m mà mấy năm rồi chưa xong. Móng cầu tới đường rồi, thêm cái đường dẫn lên rồi không biết sao mà đi được?”, ông Kiệt nói.

Theo ghi nhận của Báo Giao thông, hai cây cầu đã được thi công xong phần trụ, phần đà, đổ mặt bằng, hiện chỉ còn phần lan can và các hạng mục phụ trợ. Điều đáng chú ý, phần mặt bằng của cầu đã tiếp giáp với hành lang lộ giới của đường 3/2 và khoảng cách từ mặt cầu đến mặt đường trên 1m.

Được biết, 2 cây cầu này do Ban Quản lý Dự án (QLDA) công trình giao thông tỉnh Hậu Giang làm chủ đầu tư.

Bình đồ khu vực xây dựng công trình

Sự cần thiết của công trình (!?)

Ngày 26/2, PV Báo Giao thông đã có buổi làm việc với đại diện đơn vị chủ đầu tư. Theo Ban QLDA công trình giao thông tỉnh Hậu Giang, 2 cây cầu nói trên nằm trong Dự án Số 1 Tây Sông Hậu. Gói thầu gồm xây 2 cầu và tuyến đường dài 2km, với tổng số vốn đầu tư khoảng 84 tỷ. Trong đó, 2 cây cầu được thiết kế với tổng chiều dài khoảng 31m, rộng khoảng 10m, tổng số vốn đầu tư dự kiến là 30 tỷ đồng.

Trước đó, chủ đầu tư của dự án là Sở GTVT tỉnh Hậu Giang. Công trình được khởi công xây dựng vào năm 2013, đơn vị trúng thầu là Công ty CP xây dựng và thương mại 299. Tuy nhiên sau đó, công trình đã bị đình giãn tiến độ. Đến năm 2015, dự án này được bàn giao về cho Ban QLDA tỉnh Hậu Giang và tiếp tục được thi công đến nay.

Lý giải vì sao có sự chậm trễ trong quá trình thi công, đại diện Ban QLDA cho biết, kinh phí của dự án được trích ra từ vốn hỗ trợ của Trung ương và công trình này phụ thuộc vào nguồn vốn.

“Khi nhận được vốn, chúng tôi mới chia ra cho các công trình. Sau Tết Nguyên đán, chúng tôi vừa mới nhận được vốn nên hiện đang cho gấp rút thi công. Dự kiến trong năm 2019 sẽ hoàn thành xong công trình này”, đại diện Ban QLDA giải thích.

Liên quan đến việc mặt cầu dù chưa có đường dẫn đã tiếp giáp với đường, đại diện Ban QLDA cho biết, theo hồ sơ được duyệt, 2 cây cầu này được xây dựng như 1 vòng xoay, phần dốc không đổ thẳng trực tiếp ra đường 3/2 mà sẽ được bo vào 1 phần của làn đường. Tức là khi lưu thông trên đường 3/2 theo hướng từ TP Vị Thanh đi Vị Thủy, người dân sẽ đi lên cây cầu thứ nhất rồi quẹo lên cây cầu thứ 2 để trở về đường 3/2. Làn đường bên cạnh các phương tiện vẫn sẽ lưu thông bình thường.

Với thiết kế chả giống ai, nhiều người lo ngại khi hai cây cầu được đưa vào sử dụng, nguy cơ mất ATGT càng cao

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.