Thời sự Quốc tế

Henry Kissinger lại xuất hiện, Trung Quốc-Mỹ có khả năng tái thiết quan hệ

18/11/2020, 12:03

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger khuyến cáo rằng chính quyền mới của ông Biden phải nhanh chóng hành động để khôi phục các liên kết với TQ.

img
Ông Henry Kissinger và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

"Nếu ứng viên Joe Bide được chính thức xác nhận là Tổng thống Hoa Kỳ, ông nên cố gắng phát triển "quan hệ mang tính xây dựng chung với Trung Quốc" sau cuộc giao tranh khá bạo lực trong bốn năm qua".

Điều này đã được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này thừa nhận rằng: liên quan sự đồng thuận rằng Trung Quốc gây ra mối đe dọa chiến lược gần như đã được chấp nhận chung ở Hoa Kỳ. Vì vậy, bất kỳ chính quyền nào sẽ rất khó để có thể bỏ qua điều này.

Trong khi đó, theo khuyến cáo của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger bày tỏ tại buổi khai mạc diễn đàn kinh tế do Bloomberg tổ chức, chính quyền mới của ông Joe Biden phải nhanh chóng hành động để khôi phục các liên kết với Trung Quốc đã bị gián đoạn trong những năm Trump cầm quyền.

Nếu không như vậy, khủng hoảng sẽ phát sinh, có thể phát triển thành xung đột quân sự. Chính trị gia 97 tuổi Kissinger, người từng chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc năm 1972, bày tỏ hy vọng rằng mối đe dọa chung của đại dịch sẽ mở đường cho các cuộc thảo luận chính trị giữa các nước.

img
Ông Henry Kissinger và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Kissinger nói thêm rằng cả hai bên phải đồng ý rằng họ sẽ không sử dụng đến xung đột quân sự.

Về chủ đề này, báo Sputnik dẫn lời ông Alexei Maslov, Giám đốc Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga cho rằng, Washington và Bắc Kinh có cơ hội để khôi phục mối quan hệ mang tính xây dựng giữa hai nước.

“Phương án đầu tiên là mềm. Đây là sự quay trở lại các cuộc đàm phán về giai đoạn thứ hai của hiệp định thương mại. Đây là sự giảm dần áp lực, loại bỏ những luận điểm cứng nhắc nhất.

Ví dụ, những người chỉ trích hệ tư tưởng Trung Quốc. Có nghĩa là, đây là sự tương tác trở lại, nhưng với việc duy trì các biện pháp hạn chế nhất định và áp lực vị thế đối với Trung Quốc.

Lựa chọn thứ hai là khởi động lại nhanh chóng, khi Hoa Kỳ, ví dụ, giảm biểu thuế đáng kể. Thị trường Mỹ mở rộng cửa cho hàng hóa Trung Quốc, tức là có mức tăng thậm chí so với năm 2017 - năm cuối cùng chứng kiến các con số tích cực trong thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc" - ông Maslov cho hay.

Đồng thời, chuyên gia Maslov cũng cho rằng ngày nay Hoa Kỳ nói chung sẽ không muốn mất vị thế của mình và sẽ cố gắng duy trì đòn bẩy áp lực đối với Trung Quốc:

“Thứ nhất, rõ ràng là Trung Quốc đã có một số bước tiến rất mạnh gần đây. Trước hết - sự ra đời của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), bao gồm ASEAN và thậm chí các đồng minh của Hoa Kỳ - Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Đó là, Trung Quốc đã tăng cường các vị thế thương mại của mình. Thứ hai, Trung Quốc hiện đang cố gắng giải quyết khá tích cực các vấn đề liên quan đến sự phát triển của khoa học và công nghệ, bao gồm cả việc phổ biến công nghệ của nước này ra thế giới bên ngoài.

img
Ông Trump và cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger.

Và về mặt này, mối đe dọa đối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ vẫn còn đó. Tuy nhiên, hiện nay, điều quan trọng đối với tất cả các quốc gia, chủ yếu là Hoa Kỳ, phải lùi lại ranh giới đỏ.

Việc tăng cường vũ khí khủng khiếp ở Đông Á, sự tăng cường đáng chú ý của các đồng minh của Mỹ nhờ vũ khí của Mỹ, chủ yếu là Đài Loan, đã khiến cho ít nhất châu Á và có lẽ cả thế giới phải biết rằng ngay cả một cuộc đụng độ nhỏ cũng có thể phát triển thành xung đột cục bộ".

Trong khi đó, nhận định về những tuyên bố mới của Joe Biden, có thể thấy rằng ông Joe Biden vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Tại một cuộc họp báo ngày 16 tháng 11 ở Wilmington, Biden nói Mỹ cần đàm phán với đồng minh để thiết lập các quy tắc thương mại toàn cầu nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Maslov, bây giờ Mỹ khó có thể làm được điều này:

“Mỹ đã có cơ hội như vậy trước đây. Ở đây đang nói về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, vốn ngay lập tức bị "dính ngư lôi" sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền.

Đây là một đối trọng với RCEP mà Biden nói đến. Hơn nữa, ngày nay cả hai quan hệ đối tác có thể tồn tại bình thường, vì họ có khẩu hiệu phát triển hơi khác nhau. Trong trường hợp này, cạnh tranh nói chung có thể mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong lĩnh vực thương mại”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.