Giáo dục

Hiệu trưởng đại học nổi tiếng TQ nói: Những đứa trẻ này tuy có vẻ thông minh nhưng sau này khó thành tài

19/05/2022, 01:00

Cha mẹ không nên quá chú trọng tới điểm số của trẻ, dù trẻ có IQ cao nhưng EQ thấp thì cũng khó thành tài sau này.

Có rất nhiều định nghĩa về thành công là gì nhưng phần lớn đều có liên quan tới danh vọng và tiền bạc. Cha mẹ nào cũng mong con mình sau này có thể thành công. Có một số đứa trẻ ngay từ nhỏ đã bộc lộ những tố chất thông minh, nhưng cuộc sống sau này lại đi ngược lại với những gì cha mẹ kỳ vọng.

Tiểu Đông từ nhỏ là một đứa trẻ rất hiền lành, ít khi nghịch phá như những cậu bé cùng trang lứa. Trong khi những đứa trẻ khác thích chơi đùa bên ngoài thì cậu lúc nào cũng bám mẹ.

img

Ảnh minh họa.

Đến tuổi đi học, Tiểu Đông rất nghe lời cha mẹ và thầy cô, chăm chỉ học hành. Điều này khiến mọi người tin rằng cậu bé chắc chắn sẽ có một tương lai tươi sáng.

Trong suốt những năm tháng đi học, Tiểu Đông luôn giữ vững thành tích của mình, thuận lợi đậu đại học.

Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học, bước ra ngoài xã hội, Tiểu Đông gặp không ít trở ngại. Cậu không chịu đựng được áp lực trong công việc nên nhanh chóng nhảy việc rất nhiều nơi.

Những người bạn cùng lứa của Tiểu Đông bắt đầu khởi nghiệp, tự tin xông pha khắp nơi thì cậu không dám nghĩ tới điều đó. Cậu cứ đi làm đúng 8 tiếng mỗi ngày, 3 năm đã nhảy việc không biết bao công ty, chưa bao giờ ổn định tại nơi nào quá 6 tháng.

Lúc này, cha mẹ của Tiểu Đông bắt đầu lo lắng. Họ cho rằng, con trai mình có tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, điểm số tốt như vậy tương lai sẽ không có gì phải lo lắng. Thế nhưng, không ngờ cuộc sống của cậu con trai sau đó lại trở nên bấp bênh đến vậy.

img

Chia sẻ về vấn đề này, cựu hiệu trưởng trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) – ông Trần Cát Minh từng nói: “Có một số đứa trẻ tuy có vẻ thông minh nhưng phần lớn cuộc đời sau này của chúng sẽ khó thành tài, cha mẹ đừng sớm vội mừng”.

1. Trẻ sống quá gương mẫu

Có một số đứa trẻ rất ngoan ngoãn, hiểu biết, chăm chỉ học tập, thường xuyên được mọi người khen ngợi. Trong mắt người khác, chúng là kiểu học sinh gương mẫu, ít khi mắc lỗi.

Tuy nhiên, hầu hết những đứa trẻ này đều sống nội tâm và có cuộc sống khá buồn tẻ. Chúng có xu hướng ngại giao tiếp với người khác ngay cả khi bản thân có ý kiến.

Khi còn đi học, có thể những đứa trẻ này được thầy cô yêu mến nhưng chúng sẽ gặp nhiều rắc rối nhất trong mối quan hệ cá nhân khi đi làm. Chúng có xu hướng khó đạt được những tầm cao trong sự nghiệp của mình.

Đặc biệt, những đứa trẻ này tuy có IQ cao nhưng EQ lại thấp. Trong khi đó, để thành công, một người cần phải đáp ứng đủ cả IQ và EQ, 2 yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau.

img

2. Trẻ không tự lập

Có nhiều gia đình quan niệm rằng, con cái chỉ cần tập trung vào nhiệm vụ học hành, còn những thứ khác cha mẹ sẽ lo.

Chính vì thế, trẻ mặc nhiên tận hưởng hết những gì cha mẹ chuẩn bị cho mình mọi thứ. Đặc biệt, trước những kỳ thi, cha mẹ sẽ chuẩn bị từ a – z mọi thứ cho con mình, không để chúng đụng tay vào bất kỳ chuyện gì.

Tuy nhiên, hầu hết trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường này không có khả năng tự chăm sóc bản thân, bị phụ thuộc vào cha mẹ mình. Sau khi bước ra ngoài xã hội, chúng sẽ khó đương đầu với những khó khăn thử thách.

3. Trẻ quá ỷ lại vào cha mẹ

Nhiều gia đình hiện nay sinh rất ít con nên con cái được xem như báu vật trong nhà. Cha mẹ hiển nhiên trở thành người phục vụ mọi thứ cho con mình. Bất cứ chuyện gì xảy ra, trẻ đều gọi cha mẹ tới xử lý giúp mình.

Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên chẳng khác nào “em bé khổng lồ”, lúc nào cũng cần sự giám sát của cha mẹ. Khi không có khả năng tự lập, chúng rất khó đạt được những thành tựu trong cuộc sống.

Tóm lại, mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng và khả năng khác nhau. Là cha mẹ, trách nhiệm của chúng ta là khai phá tiềm năng và trau dồi sở thích của con cái. Mặc dù việc học rất quan trọng nhưng bên cạnh đó còn vô vàn thứ khác trẻ cần phải học hỏi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.