Thể thao

HLV Miura: Sa thải hay không sa thải?

16/06/2015, 14:13

Vừa cùng U23 giành HCĐ SEA game 28, nhưng HLV Miura vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người hâm mộ.

vi-sao-hlv-miura-sat-gai
Kể từ World Cup 2010, Miura là cái tên quen thuộc trên màn ảnh nhỏ khi liên tục sắm vai BLV cho đài NHK.

Mặc dù vừa cùng U23 giành HCĐ SEA game 28 nhưng HLV Toshiya Miura vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người hâm mộ nước nhà. Dư luận đang có những cuộc tranh cãi chiến thuật, yếu tố con người để lý giải cho thất bại cho U23 Việt Nam tại SEA Games 28. Chúng ta lỗi hẹn với giấc mơ vàng liệu có phải vì xuất phát điểm của HLV Toshiya Miura?.

Hãy nhắc qua một chút về tiểu sử của HLV sinh năm 1963. Trước khi theo đuổi nghiệp huấn luyện, ông chưa từng tham gia bóng đá chuyên nghiệp, chuyển tiếp từ khoa Y học và giảng dạy thể chất đại học lên Iwate sang khoa bóng đá đại học thể thao Cologne.

Những năm tháng tu nghiệp ở nước ngoài, chắc chắn Miura chưa thể áp dụng lý thuyết học được trên giảng đường. Vì thế, ông hình thành một thú vui khác: Học làm bình luận viên (BLV). Miura nghiên cứu bóng đá Đức, Hà Lan và Italia và đến năm 1996, theo tờ Voetbal, ông bắt đầu tham gia sản xuất chương trình cho một số trận đấu ở giải hạng nhì Đức hoặc Hà Lan dưới tư cách khách mời.

Quay về Nhật Bản, Miura tiếp tục duy trì công việc “tay trái” một cách đều đặn. Chính xác là kể từ World Cup 2010, Miura là cái tên quen thuộc trên màn ảnh nhỏ khi liên tục sắm vai BLV cho đài NHK.

Như vậy, có thể tạm rút ra kết luận: Miura khởi điểm là một BLV. Ngay cả khi đã là một HLV chuyên nghiệp, ông vẫn thường xuyên làm công việc ưa thích. Bằng chứng là trong giai đoạn J-League 1 tạm nghỉ vì World Cup 2010, trong khi các HLV khác chủ yếu tập trung nghỉ ngơi và nghiên cứu đối thủ thì Miura lại đến Nam Phi, đồng hành cùng người xem trong tiểu mục “Bữa tối cùng người nổi tiếng”. Hơn 30 ngày vắt sức, không khó hiểu vì sao khi trở về Nhật Bản, Miura đưa Vissel Kobe xuống vực thẳm (đứng hạng 15). Rõ ràng, “máu bình luận” đã ăn sâu vào tiềm thức Miura. 

Ví dụ trên chỉ là một trong rất nhiều minh họa khẳng định: Không thể trở thành HLV tốt nếu đi lên từ một BLV tốt? Đây là hai công việc khác nhau hoàn toàn về bản chất, thậm chí là xung khắc nhau. Đơn giản, bởi mục đích của người làm từng nghề cũng trái ngược.

Oái ăm, Miura lại gây nghiệp từ cabin bình luận. Ông là một HLV tốt, nhưng chưa đủ giỏi để đưa Việt Nam tới đỉnh vinh quang, ít nhất là ở hai kỳ AFF Cup và Sea Games vừa qua. Chiếc HCĐ Sea Games 28 là quá ít ỏi so với kỳ vọng của NHM.

Trở lại kỳ SEA Games 28 lần này, hãy cũng phân tích xem chiến thuật của Miura qua từng trận đấu.

HLV Miura có lỗi trong việc đội U23 Việt Nam không thể đi đến trận đấu cuối cùng không? Câu trả lời chắc chắn là có. Vị chiến lược gia người Nhật đã mắc những sai lầm nhất định trong hành trình trên đất Singapore.

anh-1-1459-1399543268
Trận đấu với Myanmar, ông tỏ ra khá chậm trong việc điều chỉnh chiến lược cũng như chiến thuật.

Đầu tiên là việc vị HLV này xoay vòng và thay đổi quá nhiều ở vòng bảng. Gần như mỗi trận đấu chúng ta lại thi đấu với một đội hình và chiến thuật khác nhau.

Điều ấy khiến cho các cầu thủ của chúng ta khó có được sự trơn tru, nhuần nhuyễn cần thiết cũng như khó có thể tạo ra những mảng miếng mang tính bài vở, thương hiệu.

Trận đấu gặp Myanmar mới là lần đầu tiên ở giải đấu lần này, HLV Miura đưa ra sân toàn bộ những cầu thủ được xem là tốt nhất. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi các cầu thủ của chúng ta ít nhiều vẫn tỏ ra khá lúng túng trong những pha phối hợp.

Nên nhớ rằng, môi trường ĐTQG hay U23 quốc gia rất khác CLB.Ở đó, các cầu thủ từ nhiều đội bóng, nhiều địa phương khác nhau được triệu tập về làm để nhiệm vụ trong một thời gian ngắn, chứ không có quá trình gắn bó cùng nhau.

Bởi vậy, họ cần phải được chơi bóng với nhau để có thể hiểu được nhau. Nhưng HLV Miura lại không làm điều ấy.

Không những thế, ngay trong trận đấu với Myanmar, HLV Miura cũng có lỗi. Ông tỏ ra khá chậm trong việc điều chỉnh chiến lược cũng như chiến thuật.

Lẽ ra trong thế trận áp đảo, cầm bóng áp đặt thế trận chúng ta cần phải chủ động thay đổi nhịp điệu trận đấu cũng như phương án tấn công để làm đối phương rối loạn.

Nhưng từ đầu đến cuối U23 Việt Nam chỉ thi đấu với một nhịp độ và cách tiếp cận khung thành duy nhất. Bởi vậy mà sự nguy hiểm trong những pha lên bóng của Việt Nam cũng giảm đi đáng kể.

Đấy là những lỗi lầm mà HLV Miura phải chịu trách nhiệm. Nhưng ông không đáng trách hoàn toàn trong thất bại của đội tuyển Việt Nam. Xét cho cùng một HLV cũng chỉ là người đặt ra đường lối, triết lý chứ không thể là một phù thủy quyền năng quyết định tất cả.

Thành công của một HLV phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, chất lượng của các cầu thủ mà ông có trong tay. Đơn giản vì HLV không thể thi đấu thay cầu thủ.

miura9_2kdpjaodlo1n7
Thành công của một HLV phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, chất lượng của các cầu thủ mà ông có trong tay.

Chính Juergen Klopp, một HLV nổi tiếng mát tay trong việc biến những cầu thủ từ chỗ vô danh trở thành các tên tuổi lớn (như trường hợp của Lewandowski, Kagawa…) cũng đã từng phải khẳng định:

Tôi không thể biến một cầu thủ kém thành cầu thủ giỏi. Tôi chỉ có thể tìm kiếm những cầu thủ phù hợp với phong cách của mình”.

Chính vì vậy sẽ là bất công với Miura nếu đòi hỏi vị chiến lược gia người Nhật này phải nâng tầm các học trò, trong một thời gian ngắn ngủi.

HLV Miura sau trận thua trước Myanmar đã phải thừa nhận rằng không thể đổ lỗi cho việc thiếu may mắn, mà phần nhiều là do các học trò của ông không có kỹ năng dứt điểm tốt, nên đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội.

Nhưng vấn đề làm sao hi vọng chúng ta có được những tay săn bàn xuất sắc khi đã từ lâu ở cấp CLB, các đội bóng Việt Nam thường khoán trắng việc ghi bàn cho ngoại binh hoặc ngoại binh nhập tịch.

Có rất ít cơ hội để các cầu thủ nội, đặc biệt còn trong độ tuổi U23 được bố trí chơi ở vị trí tiền đạo (như Công Phượng, Văn Toàn). Ngược lại, hầu hết cầu thủ nội đều phải chấp nhận dạt biên hoặc chơi thấp xuống để tìm kiếm chỗ đứng trong đội hình.

Đấy cũng chính là lí do đã từ rất lâu, trải qua nhiều đời HLV khác nhau, mà khả năng dứt điểm, tìm kiếm một chân sút đẳng cấp vẫn là điểm yếu cố hữu của ĐTQG hay đội U23 Việt Nam.

Để có thể tạo ra một đội tuyển đủ sức chinh phục đỉnh cao thì đó phải là nhiệm vụ của cả một nền bóng đã, chứ không phải thuộc về cá nhân một HLV nào cả.

Trước đó, khi được hỏi: “Nếu U23 Việt Nam thất bại, liệu ông có từ chức?”, Miura ngần ngừ một lúc rồi lẩn tránh: “Về vấn đề này, tôi xin phép không đưa ra câu trả lời”. Có thể thấy, chiến lược gia 52 tuổi chưa chủ động cho chuyện từ chức nếu U23 Việt Nam không thể đoạt huy chương vàng. 

Một số chuyên gia cũng cho rằng, nếu HLV Miura cứ sắp xếp cầu thủ sai vị trí như hiện tại, bóng đá Việt Nam sẽ còn đi xuống nữa bởi cầu thủ của chúng ta không giỏi đến mức có thể đá được nhiều vị trí. Ngay cả việc cải thiện thể lực cho U23 Việt Nam thì HLV Miura cũng thất bại, điển hình là trận bán kết thua Myanmar 1-2, trong khi đối thủ vẫn khỏe mạnh thì các cầu thủ U23 Việt Nam lại có dấu hiệu bị chuột rút, minh chứng cho nền thể lực không tốt của các học trò HLV Miura.

Ngay cả, một HLV tài ba Carlo Ancelotti người giúp Real Madrid hoàn thành giấc mơ Decima. Sau một mùa giải trắng tay cũng không tránh được quy luật nghiệt ngã trong bóng đá là không danh hiệu sẽ phải ra đi. Vậy nên, chúng ta có tạm gác tình cảm sang một bên để sa thải HLV Miura để đổi lấy danh hiệu như những đội bóng lớn thường làm.

Công bằng mà nói, ông Miura đã làm rất tốt phần việc của mình cho đến thời điểm này. Không nhắc đến thành tích tại vòng loại U23 châu Á, thì những gì mà HLV sinh năm 1963 thổi vào lối chơi của các cầu thủ Việt Nam là rất rõ nét. Nền tảng thể lực đã được cải thiện, tính chuyên nghiệp, tinh thần chiến đấu và sự đoàn kết, kỷ luật trong sinh hoạt, luyện tập và thi đấu. Có quá nhiều thứ để cảm ơn HLV Miura vì những gì ông đã làm cho bóng đá Việt Nam, học trò của ông là những người hiểu rất rõ điều đó.

Sáng nay ngày 16/6, phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Lê Hùng Dũng cho biết VFF vẫn đặt niềm tin vào HLV Miura. Mặc dù thất bại nhưng đa phần tất cả sẽ vẫn đặt niềm tin vào ông thầy người Nhật, trong đó có người hâm mộ và giới truyền thông Việt Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.