Kinh tế

Hóa đơn tiền điện tăng "chóng mặt", có ảnh hưởng đến CPI năm 2020?

02/07/2020, 16:04

Viện Kinh Tế - Tài Chính dự báo chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam bình quân năm 2020 tăng ở mức 3,6%-4% nhờ có những yếu tố "kìm" mức tăng cuối năm.

img
Các chuyên gia nhận định, việc thực hiện mục tiêu CPI dưới 4% là hoàn toàn có thể đạt được.

Tại Hội nghị “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo năm 2020” diễn ra sáng nay (2/7), Viện Kinh tế - Tài chính, dự báo chỉ số tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 tăng ở mức 3,6%-4% nhờ những yếu tố tác động “kìm” được sự tăng đột biến vào những tháng cuối năm.

Phát biểu tai Hội nghị, PGS TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết, theo đánh giá tổng quan, CPI cuối năm sẽ chịu tác động tăng của 2 yếu tố: Giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại khi dịch Covid-19 trên thế giới dần được khống chế và các hoạt động sản xuất, thương mại, giao lưu quốc tế được khôi phục và tác động giá cả nhiều sản phẩm nông nghiệp tăng.

Tuy nhiên, TS Minh cũng đưa ra 3 yếu tố có thể “kìm” được tốc độ tăng CPI năm 2020 để đạt mức kỳ vọng dưới 4%. Đầu tiên, chính là những tác động từ diễn biến thị trường thế giới khi dịch Covid-19 đang có nguy cơ bùng trở lại và chiến tranh thương mại giữa các nước lớn như Mỹ - Trung, Ấn Độ - Trung Quốc… khiến cho kinh tế chưa thể khôi phục ngay được khiến giá nguyên vật liệu sẽ khó tăng như kỳ vọng.

Tiếp theo chính là nhờ giá cả thịt lợn sẽ “hạ nhiệt” hơn cuối năm 2019 bởi cung – cầu đã dần được cân bằng vào cuối năm khi việc tái đàn đang đạt kết quả tốt.

Liên quan đến lo ngại hóa đơn tiền điện tăng mạnh có thể tác động xấu đến CPI 6 tháng cuối năm, bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống kê) nhận định, thông thường hóa đơn tiền điện được phản ánh tăng vào kỳ tính tiền điện tháng 5,6,7 là chủ yếu, có nghĩa là sẽ ảnh hưởng CPI vào 6 tháng cuối năm, song, những chỉ số khác như xăng, dầu, thịt lợn… sẽ không tăng mạnh như 6 tháng cuối năm 2019 nên chúng ta hoàn toàn kỳ vọng CPI sẽ không tăng vọt trong năm nay.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu có CPI tháng 6 tăng so với tháng trước, trong đó, nhóm giao thông tăng cao nhất với 6,05% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 28/5/2020 và 12/6/2020 làm giá xăng, dầu tăng 14,24% (tác động CPI chung tăng 0,59%).

Tiếp đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,99%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; Giáo dục tăng 0,01%...

img

Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Tiếp tục giảm mặc OPEC+ tìm mọi cách vực dậy

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.