Xã hội

Hôm nay, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn

05/11/2022, 00:30

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong ngồi "ghế nóng" trả lời chất vấn, trong đó có nội dung xử lý người vi phạm, thu hồi tài sản tham nhũng.

Tiếp tục chương trình làm việc, từ 8-9h10 ngày 5/11, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời chất vấn. Sau đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết thúc chất vấn nhóm vấn đề thứ 3.

Từ 9h10, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong là người trả lời chất vấn.

img

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong là người trả lời chất vấn Quốc hội ngày 5/11

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công an, Tư pháp; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Ông Phong sẽ đăng đàn trả lời về các nội dung nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật.

Theo chương trình, từ 15h10 - 16h50, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Từ 16h50 - 17h, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra; công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra và giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin trong nhân dân.

Theo báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Thanh ra Chính phủ cho biết, mặc dù kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước, song việc thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp, là một trong những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta hiện nay.

Ông Phong chỉ ra 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng của thu hồi tài sản tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp.

Thứ nhất là một số quy định của pháp luật về thu hồi tài sản còn bất cập, thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế, chế tài xử lý sau thanh tra để bảo đảm cho việc thu hồi tiền, tài sản theo kết luận thanh tra được hiệu quả.

Thứ hai là số tiền thu hồi rất lớn nhưng người phải thi hành án hoặc đối tượng thanh tra không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm có giá trị thấp; Có những trường hợp cố ý chây ì hoặc trốn tránh việc thực hiện, hoặc không có khả năng nộp lại khoản tiền bị cơ quan thi hành án và cơ quan thanh tra thu hồi.

Thứ ba, thời gian giải quyết các vụ án, vụ việc kéo dài, thời điểm xử lý vi phạm cách xa thời điểm có hành vi vi phạm dẫn đến tài sản dễ bị tẩu tán, che giấu.

Thứ tư, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc xử lý tài sản, làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án và xử lý sau thanh tra, nhất là các quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai, bất động sản, trái phiếu, chứng khoán ....

Thứ năm, có những trường hợp pháp lý của tài sản chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc xác định chủ sở hữu để thu hồi; trong một số vụ án, vụ việc vẫn xảy ra việc đối tượng bỏ trốn; việc phối hợp trong tương trợ tư pháp hình sự và thực hiện kết luận thanh tra gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục tình trạng này, Tổng Thanh tra Chính phủ biết, thời gian tới cần hoàn thiện các quy định về xử lý sau thanh tra và tăng cường các biện pháp chế tài xử lý hành vi vi phạm trong công tác này nhằm thu hồi tài sản qua hoạt động thanh tra.

Trước đó, ngày 4/11, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 4/11.

Các nội dung chất vấn Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng gồm việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số; công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia; việc tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Người đứng đầu ngành thông tin truyền thông cũng giải đáp về quản lý thuê bao, đầu số của nhà mạng; kiểm tra, quản lý trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác; việc xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà dã đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ, gồm việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng hệ thống vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cải cách chính sách tiền lương; ban hành văn bản thực hiện Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ trưởng Nội vụ cũng đã giải trình các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xử lý vi phạm; nguyên nhân, giải pháp trước thực trạng công chức, viên chức nghỉ việc gia tăng trong thời gian gần đây; việc bảo đảm biên chế cho ngành giáo dục, đáp ứng yêu cầu dạy - học...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.