Pháp đình

Huỷ án, điều tra lại vụ thất thoát hơn ngàn tỷ tại một ngân hàng ở Cần Thơ

05/11/2019, 14:39

TAND cấp cao nhận định phiên xử sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, nhiều vấn đề cũng chưa được làm rõ nên đã hủy án điều tra lại.

img
Các bị cáo tại phiên tòa

Ngày 5/11, sau hơn 1 ngày đưa vụ án thất thoát hơn 1.000 tỷ xảy ra tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây Đô (VCB Tây Đô) ra xét xử phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Theo đó, HĐXX nhận định, thông quan hồ sơ, chứng cứ trong vụ án cùng lời khai của các bị cáo tại phiên tòa cho thấy trong vụ án còn nhiều vấn đề chưa làm rõ, tòa sơ thẩm đã có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Mặt khác, trong quyết định trả hồ sơ điều tra để bổ sung của VKS nhân dân tối cao yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ các bị cáo khai, trong hồ sơ vay vốn giám đốc công ty đã ký và đóng dấu trước, phần còn lại là do cán bộ ngân hàng tự điền thông tin trên các chứng từ ủy nhiệm chi, giấy nhận nợ,.... Do đó, cần phải giám định chữ viết trên các tài liệu này?

Cạnh đó, chủ trương của Ngân hàng là cho vay đảo nợ, khi giải ngân cho các doanh nghiệp, ngân hàng thu hồi luôn để trả cho các hợp đồng tín dụng trước đó đã đến hạn phải trả. Do đó, cần phải xác minh, làm rõ toàn bộ hợp đồng tín dụng của các công ty, doanh nghiệp khi được ngân hàng giải ngân tiền chuyển vào tài khoản của công ty nào?lý do chuyển tiền? bản chất của việc chuyển tiền này là như thế nào?. Tuy nhiên những vấn đề này vẫn chưa được làm rõ.

Do đó, HĐXX đã tuyên chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, không chấp nhận đề nghị của VKS, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra.

Theo bản án sơ thẩm, với tư cách Giám đốc VCB Tây Đô, từ năm 2010 đến tháng 12/2014, Nguyễn Minh Chuyển đã chỉ đạo cấp dưới trực tiếp là Trần Anh Huy (Trưởng phòng Khách hàng VCB Tây Đô) lập hồ sơ phát vay cho nhóm khách hàng có quan hệ thân quen, không tuân thủ các quy định về cho vay của NHNN Việt Nam, nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng này “đảo nợ” xấu thành tốt.

Cụ thể là không kiểm tra tính hợp lệ và xác thực của hồ sơ vay; không kiểm tra đối tượng được giải ngân; không kiểm tra và sử dụng vốn vay; thẩm định qua loa; xếp hạng cao cho khách hàng về đề nghị cấp giới hạn tín dụng không đúng theo quy định; không họp Hội đồng tín dụng cơ sở mà chỉ lập biên bản khống.

Hậu quả, 53 hợp đồng tín dụng quá hạn cho 41 doanh nghiệp thuộc 6 nhóm khách hàng: nhóm Nam Sông Hậu; nhóm Du lịch Đại Dương; nhóm Cơ khí Tây Đô; nhóm An Đô; nhóm Thép Đông Dương; nhóm Trường Nguyên, khách hàng mất khả năng thanh toán, không thu hồi được vốn, gây thiệt hại hơn 1.836 tỷ.

Nguyễn Minh Chuyển phải chịu trách nhiệm cao nhất, Trần Anh Huy; Nguyễn Hữu Nghĩa (cán bộ VCB Tây Đô) chịu trách nhiệm với vai trò đồng phạm.

Hành vi của các bị cáo đã để cho các bị cáo thuộc nhóm doanh nghiệp gồm: Nguyễn Thanh Hùng; Nguyễn Hùng Cường (em trai Chuyển); Võ Vũ Bình; Cao Hoàng Thám; Võ Hoàng Thám; Trang Hồng Sơn; Trịnh Minh Tú; Nguyễn Công Trừng (em trai Chuyển và Cường) thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt của VCB Tây Đô tổng số tiền hơn 1.040 tỷ đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.