Thế giới

Iran ồ ạt mua máy bay sau thỏa thuận hạt nhân

27/01/2016, 05:35

Đây là hợp đồng thương mại lớn đầu tiên giữa Iran và EU sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Tổng-thongs-Iran-gặp-TT-Ý
Thủ tướng Italia Matteo Renzi (phải) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong cuộc họp báo tại Rome ngày 25/1.

Quốc gia Hồi giáo trở lại với nền kinh tế toàn cầu

Hôm nay (27/1), Tổng thống Hassan Rouhani sẽ có mặt tại Pháp. Đây được xem là một bước tiến dài của ông Rouhani trong việc nối lại mối quan hệ giữa cường quốc dầu mỏ với các nước phương Tây sau nhiều năm chịu cấm vận kinh tế, theo Reuters.

Trước chuyến công du, Bộ trưởng GTVT Iran Abbas Akhoundi cho biết một thỏa thuận mua 114 máy bay Airbus sẽ được ký giữa Hãng Hàng không Quốc gia Iran (Iran Air) và Tập đoàn Chế tạo máy bay Airbus ngày hôm nay (27/1). Hiện đội máy bay chở khách của Iran đã lạc hậu, xuống cấp, chỉ còn 150/250 máy bay hoạt động. Đây là hợp đồng thương mại lớn đầu tiên giữa Iran và EU sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Ông Rouhani hoan nghênh thỏa thuận này như một chương mới đánh dấu sự trở lại với nền kinh tế toàn cầu của quốc gia Hồi giáo này.

Trong khi đó, giới chức Iran cũng cho biết, đang chuẩn bị cho các hoạt động xuất khẩu dầu sang EU vào đầu tháng tới. Chuyến hàng đầu tiên khoảng 1 triệu thùng dầu thô. Iran cũng cam kết xuất khẩu 500 nghìn thùng dầu/ngày trong vài tháng tới và sẽ lên 1 triệu thùng/ngày trong vòng một năm và hầu hết sẽ đến châu  Âu.

Iran không cho biết những nước nào mua các dầu trên; Tuy nhiên, các nguồn tin bên lề đồn đoán, nhiều khả năng là các nhà máy lọc dầu ở Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Hy Lạp. Đây là những nước đã từng mua dầu của Iran trước đó.

Không những thế, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 46 tại Davos, Thụy Sĩ, Chánh văn phòng của Tổng thống Iran Mohammad Nahavandian cho biết: “Tehran muốn trở thành một thành viên của WTO để tạo ra các điều kiện cần thiết thúc đẩy sự hợp tác quốc tế cùng có lợi. Iran đã là quan sát viên của WTO và sẵn sàng trở thành một đối tác đầy đủ trong WTO, theo đó sẽ cung cấp môi trường tốt hơn cho sự hợp tác quốc tế”. Iran từng đề nghị gia nhập WTO năm 1995, nhưng bị Mỹ phản đối.

Iran “hồi sinh” quan hệ thương mại và chính trị với châu Âu

Trước đó, phái đoàn Iran dừng chân hai ngày ở Rome (Italia) - điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình công du châu Âu. Trong buổi hội đàm với Tổng thống Iran Rouhani, Thủ tướng Italia Matteo Renzi nói: “Đây chỉ là sự khởi đầu của một cuộc hành trình.

Trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội tháng tới ở Iran, Chính phủ của ông Rouhani đang nhờ cậy vào những kết quả cải thiện kinh tế sau khi trừng phạt được dỡ bỏ. Thành công của chuyến thăm này sẽ củng cố vị thế của Chính phủ theo đường lối ôn hòa mà ông Rouhani dẫn dắt kể từ khi lên nắm quyền tháng 8/2013”.

Ông Timothy Stafford, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu An ninh - Quốc phòng Hoàng gia Anh

Chúng ta còn nhiều lĩnh vực nữa cần hợp tác với nhau” và không quên nhấn mạnh tới thách thức chung mà nhân loại đang phải đối mặt với người đứng đầu quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông: “Tôi chắc rằng chuyến thăm lần này sẽ là một yếu tố động lực để chúng ta cùng nhau vượt qua những thách thức trước mắt của cả nhân loại: Chiến dịch chống khủng bố”. Hai bên trao đổi về cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và những giải pháp chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria. Thủ tướng Italia tin rằng nếu đã có thể đạt được thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran thì cũng có thể đạt thỏa thuận về vấn đề Syria.

Về phần mình, Tổng thống Iran chân thành bày tỏ: “Chúng tôi đã, đang và luôn luôn ở tuyến đầu chống lại chủ nghĩa khủng bố tàn bạo - Iran và Italia, chúng ta phải tiếp tục hợp tác nhằm bảo đảm một nền hòa bình chân chính cho Afghanistan, Syria, Lebanon và Libya”.

Một nguồn tin Chính phủ Italia tiết lộ, Tehran và Rome ký kết các hợp đồng thương mại trong lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng và đóng tàu, tổng trị giá lên tới 17 tỷ euro (18,4 tỷ USD) ngay trong ngày 25/1, khi ông Rouhani và phái đoàn đặt chân tới châu Âu. Theo Cơ quan Tín dụng xuất khẩu Italia (SACE), kim ngạch xuất khẩu nước này sang Iran dự kiến tăng khoảng 3 tỷ euro (3,25 tỷ USD) giai đoạn 2015 - 2018.

Theo Business Insider, các công ty châu Âu đang tỏ ra đầy “cởi mở” với Iran sau nhiều năm - bằng hợp đồng dự kiến 5,7 tỷ euro (gần 6,2 tỷ USD) từ nhà sản xuất thép Danieli của Italia và hơn 300 triệu euro (325 triệu USD) từ Hãng xe Pháp PSA Peugeot Citroën. Đây phải chăng là tín hiệu cho sự “hồi sinh” của cường quốc dầu mỏ trên lĩnh vực thương mại và quan hệ chính trị với châu Âu?

Bộ Ngoại giao Nga vừa cho biết, thỏa thuận đơn giản hóa các thủ tục thị thực giữa nước này và Iran sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/2. Thỏa thuận này được ký tại Thủ đô Tehran hôm 23/11/2015 trước sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani.

Theo đó, sẽ nới lỏng các quy định thị thực cho các doanh nhân Nga và Iran, các nhà khoa học, văn hóa và sáng tạo, sinh viên, khách du lịch.Trong khi đó, ngày 25/1,  Bộ Tài chính Hàn Quốc thông báo đã thành lập một trung tâm hỗ trợ, tư vấn cho các công ty của Hàn Quốc xuất khẩu sang Iran sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ.

Thứ trưởng Tài chính Choi Sang-mok cho biết, Iran với dân số khoảng 80 triệu người này sẽ là một “điểm cộng” cho nền kinh tế Hàn Quốc khi các công ty tận dụng được cơ hội làm ăn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.