Khám phá

Khám phá Địa đạo Củ Chi đất thép anh hùng

19/09/2016, 19:05

Địa đạo Củ Chi vùng đất thép anh hùng trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Mỹ.

1 Đường vào khu Địa đạo Củ Chi thời kháng chiến kh

Đường vào chiến khu Địa đạo Củ Chi thời kháng chiến không to thoáng như bây giờ.

Địa đạo Củ Chi được hình thành từ khoảng thời gian 1946 - 1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn.

Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.

Trong thời gian 1961–1965 có khoảng 200 km địa đạo đã được đào với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.

Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí...

3 Đây là các lỗ thông hơi cho địa đạo được đắp hìn

Đây là các lỗ thông hơi cho địa đạo được đắp hình tổ mối ngụy trang đánh lạc hướng quân địch.

4 Cận cảnh lỗ thông hơi.

Cận cảnh lỗ thông hơi.

5 Xung quanh Địa đạo là các hầm chông được đặt bẫy

Xung quanh Địa đạo là các hầm chông được đặt bẫy không theo quy luật nào. Chính những hầm chông này đã tiêu diệt nhiều quân địch và khiến chúng khiếp sợ.

9 Đường hầm dưới Địa đạo khi xưa chỉ đủ cho một ng

Đường hầm dưới Địa đạo khi xưa vừa đủ cho một người đi lom khom, chỉ có tiến về phía trước chứ không quay đầu lại được như hiện tại.

11 Lối đi dưới địa đạo nhiều ngóc ngách chuyển hướ

Lối đi dưới địa đạo nhiều ngóc ngách chuyển hướng tác chiến, thoát ẩn thoắt hiện gây nhiều bất ngờ cho địch.

12 Phòng họp tác chiến dưới địa đạo có thể chứa đư

Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Bếp Hoàng Cầm không khói.

Bếp Hoàng Cầm không khói.

Công binh tháo dỡ bom mìn sịt để chế tác ra các lo

Công binh tháo dỡ bom mìn xịt để chế tác ra các loại vũ khí khác nhau.

Vót chông dưới Địa đạo.

Vót chông dưới địa đạo.

Phòng cứu thương, giải phẫu.

Phòng cứu thương, giải phẫu.

Dọc đường đi có nhiều điểm dựng tượng các chiến sỹ

Dọc đường đi có nhiều điểm dựng tượng các chiến sỹ giải phóng khi xưa cho du khách chụp hình lưu niệm khi đến thăm vùng đất thép Củ Chi anh hùng.

.

Những người thích cảm giác mạnh, tò mò muốn được sử dụng các loại súng thật, được nghe tiếng súng đanh thép của cuộc chiến khi xưa có thể tới trường bắn để được thử sức.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.