Chất lượng sống

Khăn mặt, khăn tắm - Kẻ thù giấu mặt của làn da

15/04/2016, 07:53

Khăn tắm, khăn mặt là vật dụng làm sạch da nhưng nếu không dùng đúng cách sẽ gây gại cho chính người sử dụng.

khan-mat-Eross

Khăn mặt tưởng chừng vô hại nhưng lại là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn (ảnh mang tính minh họa)

Bạn đầu tư vào rất nhiều các loại kem dưỡng da đắt tiền, cố gắng để có một làn da hoàn hảo. Thậm chí bạn còn dùng mọi cách để giữ gìn làn da mà không biết tới kẻ thù giấu mặt ẩn nấp chính trong phòng tắm của mình, âm mưu hủy hoại làn da mịn màng của bạn.

Kẻ giấu mặt ở đây không ai khác chính là khăn bông. Bất cứ ai cũng cần sử dụng khăn mặt, khăn tắm mỗi ngày. Nhưng ít người trong chúng ta biết khăn bông là nơi ẩn náu và sinh sản nhiều nhất của vi khuẩn và vi trùng, các tác nhân gây ra mụn và đôi khi có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Có những gì ẩn chứa dưới lớp khăn bông?

Có rất nhiều vi khuẩn ẩn chứa trong khăn tay, khăn mặt và khăn tắm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, và phòng tắm là điều kiện vô cùng thích hợp cho sự sinh sôi của vi khuẩn. Chưa kể, vi trùng vi khuẩn sẽ ẩn náu ngay trong kẽ hở của các sợi vải.

Một nghiên cứu thực tế gần đây đã phân tích mức độ sạch của khăn vải tái sử dụng trong các bệnh viện. Nghiên cứu này cho thấy nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. Coli, có trong khăn sạch theo tiêu chuẩn bệnh viện. Như vậy, khăn bông sử dụng hàng ngày tại nhà chắc chắn không sạch như bạn tưởng tượng.

khantameveron

Khăn bông ở nhà chắc chắn không sạch như những gì bạn nghĩ (ảnh mang tính minh họa)

Không những thế, theo Tiến sĩ Whitney Bowe, bác sĩ da liễu tại New York đồng thời cũng là bác sĩ tư vấn tại Aczone, việc sử dụng khăn bẩn có thể gây ra các bệnh nhiễm khuẩn như chốc lở, nấm da và thậm chí kích ứng nhỏ như mụn trứng cá. Chưa kể đến những trường hợp nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng MRSA hoặc tụ cầu có thể lây lan qua khăn mất vệ sinh. Ngay cả virus cảm lạnh, cúm, lở loét, đau mắt đỏ hoặc mụn cóc, cũng có thể ẩn nấp trong khăn.

Khăn mặt, khăn tắm là nguyên nhân gây bệnh gián tiếp

Riêng đối với những người dễ nổi mụn, khăn tắm không sạch sẽ có thể là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Cho dù là sử dụng khăn mặt, khăn tay hay khăm tắm, việc giữ cho khăn sạch là điều quan trọng nhất.

"Nếu bạn dùng khăn để xóa lớp makeup, sau đó chà xát da có thể làm tắc lỗ chân lông và làm mụn trứng cá nặng thêm", Tiến sĩ Bowe giải thích.

Theo Adriana Martino, người sáng lập của SKINNEY Medspa NYC, một trong những nguyên nhân khiến mặt bạn nổi quá nhiều mụn là do vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông. Dùng khăn tắm hay khăn mặt không sạch có thể lây lan vi khuẩn, gây bí da và không để lại cho bạn điều gì ngoại mụn.

S1To

Khăn tắm, khăn mặt không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây ra mụn trứng cá (ảnh minh họa)

Cũng theo Tiến sẽ Bowe, kể cả không có vi khuẩn, chỉ cần chà xát khăn mặt hoặc khăn tắm vào da bạn cũng có thể gây ra mụn trứng cá. Để tránh mụn trứng cá do sự kích thích, các cô gái không nên chà xát khăn lên da bạn.

Như đã đề cập ở trên, khăn cũng là nơi trú ngụ của nấm, virus, vi khuẩn gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn cả mụn trứng cá do sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm.

“Nếu một người có vi khuẩn, nấm hoặc virus trên da như mụn cóc, người đó có thể lây bệnh cho người khác vì sử dụng chung khăn”, Tiến sĩ Bowe nói.

Vì vậy, lời khuyên hữu ích dành cho bạn là hãy suy nghĩ cẩn thận nếu muốn dùng khăn của bạn cùng phòng hoặc khăn trong phòng thay đồ.

Bà Martino cũng đồng ý rằng dùng chung khăn không hợp vệ sinh, và không nên chia sẻ khăn tắm hoặc khăn mặt với bất kỳ ai nếu không có thể sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus. Bà cũng chỉ ra rằng viêm kết mạc, vi khuẩn đau mắt đỏ, là một loại vi khuẩn dễ lây nhiễm trong điều kiện mất vệ sinh.

Không những tế, theo tiến sĩ Charles Gerba, người được gọi là "Tiến sĩ Germ" tại trường Đại học vi sinh vật Arizona, "viêm gan B đã bị lây truyền qua con đường này" ông nói. Virus này thường truyền qua máu, vì vậy việc dùng khăn tắm cọ xát da là một trong những cách thức lây nhiễm phổ biến.

Biện pháp khắc phục

May mắn là có thể dễ dàng khắc phục vấn đề này. Đối với một số người chỉ cần giặt khăn tắm và khăn mặt thường xuyên là đủ.

bo-2-khan-tam-so-tre-vietmy-xanhla-tim

Giặt và phơi khô khăn tắm, khăn mặt thường xuyên đảm bảo khăn luôn sạch (ảnh minhhoaj)

"Cách 3 – 6 ngày giặt khăn một lần là nguyên tắc cơ bản và hữu hiệu nhất", Tiến sĩ Bowe nói về khăn tắm. Đối với khăn mặt, bạn cần giặt thường xuyên hơn. Tiến sĩ Gerba cho nằng cần giặt khăn mặt ít nhất mỗi ngày một lần, vì vi khuẩn E. Coli có thể được phát hiện trong vòng một ngày.

Tuy nhiên, việc cất phơi khăn khăn cũng thực sự quan trọng. Phòng tắm có xu hướng ẩm ướt, điều kiện tuyệt vời để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đảm bảo khăn tắm, khăn mặt của bạn luôn khô là cách chống lại vi khuẩn và mầm mống của chúng một cách hữu hiệu nhất.

"Nếu căn phòng được thông gió tốt, khăn sẽ khô nhanh chóng sau khi sử dụng, và cơ hội vi khuẩn hoặc nấm còn sống sót trên chiếc khăn đó là không thể", tiến sĩ Bowe nói. "Tuy nhiên, khăn sẽ phải mất nhiều giờ để khô nếu phòng ẩm ướt, nghĩa là nguy cơ vi khuẩn phát triển càng cao hơn."

Cuối cùng, nên giặt khăn bằng nước nóng, dùng thuốc tẩy hoặc và phơi khô trong vòng 45 phút. Và nếu bạn sử dụng loại có không mùi và nước hoa để giặt khăn, đây là lựa chọn đúng đắn vì sẽ không có chất gây kích ứng da dễ nổi mụn cho người dùng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.