• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái xe an toàn

“Khát” lái xe (Kỳ 2): Cảnh báo nạn bằng rởm

04/06/2015, 06:11

Vì thiếu lái xe có GPLX hạng FC nên không ít doanh nghiệp đã sử dụng tài xế có bằng C để thay thế...

61

Một vụ lái xe Container không làm chủ được tay lái đâm vào nhà dân tại TP Hồ Chí Minh. - Ảnh: Phạm Nguyễn

Hiệu quả từ kiểm soát chặt tải trọng xe

Ông Đoàn Minh Thành, Giám đốc Công ty vận tải Minh Thành cho biết, một trong các nguyên nhân khiến doanh nghiệp vận tải hàng hóa thiếu lái xe hạng FC là hệ quả từ công tác chống xe quá tải. Trước đây, những doanh nghiệp hoạt động vận tải bằng xe tải thùng từ 15 tấn trở xuống để chở hàng rời, nếu vào thời điểm chưa kiểm soát tải trọng, những xe 15 tấn có thể chở 30 tấn hàng.

“Giờ siết tải trọng chỉ chở đúng 15 tấn, mà chở đúng tải thì không có lãi và cạnh tranh không được với những doanh nghiệp có xe đầu kéo. Vì vậy, những doanh nghiệp này đã chuyển sang đầu tư xe đầu kéo thay vì xe tải thùng”, ông Thành nói.

Ông Nguyễn Quốc Thoại, Giám đốc Khu vực miền Nam của Công ty TNHH ô tô Hải Âu, là đơn vị phân phối dòng xe Chenglong (Trung Quốc) cho biết, chỉ tính riêng công ty này trong 5 tháng đầu năm đã bán ra thị trường 1.500 xe đầu kéo, khu vực miền Nam là hơn 400 xe. Theo ông Thoại, tính chung cả nhiều dòng xe khác như Howo, DongFeng, Trường Hải, Hino… thì lượng xe đầu kéo bán ra thị trường cả nước cũng gần 10 nghìn xe.

Theo thống kê của Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, tính đến tháng 3, trên địa bàn thành phố có 968 đơn vị vận tải hàng hóa bằng container với 7.668 đầu kéo container. Lượng xe đầu kéo tăng cao nên cần một lượng tài xế có bằng lái hạng FC tương ứng để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Ông Võ Trọng Nhân, Trưởng phòng Quản lý sát hạch cấp GPLX (Sở GTVT TP Hồ Chí Minh) cũng cho biết, hiện trên địa bàn thành phố chỉ có bốn cơ sở được đào tạo GPLX hạng FC. Trong 5 tháng đầu năm 2015 cũng chỉ mới cấp đổi cho 1.428 người có bằng C lên bằng FC.

Một trong những nguyên nhân khác theo ông Đỗ Xuân Phú, Giám đốc Công ty CP Vận tải Minh Liên (TP Hồ Chí Minh): “Thời gian qua rất nhiều người có bằng FC nhưng đã chuyển sang làm việc khác. Phần lớn những người gần đến 40 tuổi, do sức khỏe không đảm bảo nên họ chuyển sang công tác điều hành ở công ty hoặc chuyển sang lái xe tải nhỏ, hoặc về quê”.

Gia tăng vi phạm dùng bằng FC

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trang Thoại Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Vận tải Âu Châu (Bình Dương) cho biết, theo quy định của pháp luật hiện nay để được cấp bằng FC, tài xế phải có bằng C sau ba năm (kể từ ngày cấp bằng C ghi trên bằng lái) và phải đạt 50 nghìn km lái xe an toàn mới được quyền nộp hồ sơ để học và sát hạch nâng hạng. Điều kiện để người được cấp bằng FC cũng phải 24 tuổi trở lên. “Hiện công ty có nhiều người đã có bằng C, nhưng chưa đủ ba năm kinh nghiệm nên không được học và thi đổi lên bằng FC được”, ông Hùng cho biết.

Một số chủ xe khác cũng cho hay, do thiếu tài xế nên không ít doanh nghiệp sử dụng tài xế có bằng C để lái xe đầu kéo sơ - mi rơ - moóc. Đây là một điều rất nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Về vấn đề này, ông Thái Văn Chung, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh cho biết, do thiếu tài xế FC trầm trọng nên nhiều đối tượng làm, sử dụng GPLX hạng FC giả hết sức tinh vi để hành nghề. Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ không có chuyên môn nên không phát hiện được bằng lái hạng FC thật hay giả nên khi tuyển dụng vẫn tuyển những tài xế có bằng FC giả vào làm việc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng thời gian qua liên quan đến xe đầu kéo sơ-mi rơ-moóc. Nhiều doanh nghiệp chỉ biết tài xế sử dụng bằng lái FC giả khi được Cơ quan Cảnh sát điều tra xác minh thông báo.

Cũng theo ông Chung, Hiệp hội đã có công văn gửi Bộ GTVT và Tổng cục đường bộ VN kiến nghị thay đổi một số điều kiện chuyển đổi GPLX từ hạng C sang hạng FC. Hiệp hội kiến nghị chỉ cần quy định người đủ 24 tuổi, đã được cấp GPLX hạng C và có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm và 15 nghìn km lái xe an toàn là được quyền đăng ký học và sát hạch để nâng hạng GPLX từ hạng C lên hạng FC thay cho quy định như hiện nay. 

Liên tiếp tai nạn xe container

* Khoảng 6h ngày 30/5, chiếc xe BKS 51C-199.01 do tài xế Lê Văn Việt (SN 1988, quê Quảng Ngãi điều khiển, lưu thông từ cầu Sài Gòn ra Thủ Đức. Khi đến trước khu vực Suối Tiên đã đâm vào dải phân cách.

* Sáng 31/5, xe container BKS 51C-181.44 do tài xế Võ Văn Răng (49 tuổi, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM) điều khiển từ cầu vượt Linh Xuân, quận Thủ Đức về cầu vượt Thủ Đức trong lúc dừng đèn đỏ đã đâm xe ô tô 4 chỗ khiến 5 người tử vong.

* 6h sáng 3/6, xe container BKS 51C-2553 lưu thông trên Xa lộ Hà Nội đến ngã ba đường vào khu Công nghệ cao (phường Linh Trung, quận Thủ Đức) bất ngờ đâm vào xe container BKS 51C-190.65 chạy cùng chiều phía trước. Cú đâm mạnh làm tài xế container BKS 51-255.53 bị thương nặng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.