Giao thông

Khi nào biển báo "khu đông dân cư" hết hiệu lực?

20/05/2017, 15:19
image

Cuộc tranh cãi nảy lửa về việc Khi nào biển báo hạn chế tốc độ trong khu đông dân cư hết hiệu lực.

12

Lái xe phải chấp hành quy định về tốc độ trong đô thị theo Thông tư 91 cho đến khi gặp biển hết khu đông dân cư (R.421) - (Ảnh minh họa)

Một trong những quy định rất đáng chú ý trong Quy chuẩn quốc gia về biển báo (QC41:2016) liên quan đến biển báo "khu đông dân cư" (R.420) và biển báo "hết khu đông dân cư" (R.421). Hiện không ít lái xe và cả lực lượng chức năng vẫn còn không ít lúng túng vì biển báo này. Đặc biệt trên quốc lộ mà đi qua thành phố, đô thị có nhiều ngã ba, ngã tư, quy định cắm biển nhắc lại đối với loại biển này vẫn khiến nhiều người thắc mắc, thậm chí tranh cãi.

Giải thích cụ thể quy định về loại biển báo này, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, biển báo khu đông dân cư (R.420) có hiệu lực từ vị trí đặt biển đối với tất cả các tuyến đường trong khu đông dân cư đến vị trí đặt biển báo hết khu đông dân cứ (R.421).

Quy định này cũng được nêu rõ tại Điều 3 Thông tư số 91/2015 của Bộ GTVT ngày 31/12/2015: “Biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số 421”.

QUA NGÃ TƯ, BIỂN BÁO HẠN CHẾ TÔC ĐỘ HẾT HIỆU LỰC

Bên cạnh đó, Mục D.17 Phụ lục D quy chuẩn 41:2016 quy định: “Biển báo số R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển báo số R.421”.

Việc quy định như trên là phù hợp và đã được thực hiện từ các Quy chuẩn 41:2012 trước đây. Điều quan trọng nữa là do trong đô thị có rất nhiều nút giao và không thể mỗi nút giao lại đặt biển nhắc lại. “Người tham gia giao thông khi gặp biển R.420 phải chấp hành quy định về tốc độ trong đô thị đã được quy định trong Thông tư 91 cho đến khi gặp biển R.421 mới hết hiệu lực”, ông Lăng khẳng định.

Thông tư 91/2015/TT-BGTVTQuy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ quy định: trong khu vực đông dân cư với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới cho phép xe cơ giới (gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh trở lên) chạy với tốc độ tối đa là 60km/h; Với đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, các xe cơ giới được chạy với tốc độ 50km/h.

Xem thêm Video

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.