• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Khi nào nộp phạt vi phạm giao thông qua tài khoản?

16/10/2014, 07:07

Nộp tiền xử phạt qua tài khoản ngân hàng là hình thức văn minh, hạn chế tiêu cực, giảm thời gian đi lại so với nộp phạt qua kho bạc.

Thu tiền phạt bằng hình thức trừ vào tài khoản ngân hàng sẽ giảm bớt nhiêu khê cho người vi phạm và lực lượng CSGT
Thu tiền phạt bằng hình thức trừ vào tài khoản ngân hàng sẽ giảm bớt nhiêu khê cho người vi phạm và lực lượng CSGT

Lái xe mong ngóng

Anh Trần Tiến Đạt ở Nghệ An một lần ra Hà Nội, đi qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bị phát hiện vi phạm giao thông. Theo quy định hiện nay, anh Đạt sẽ bị lập biên bản, hẹn ngày giải quyết và phải đi từ Nghệ An ra Hà Nội để nộp phạt. Vì thế, chỉ tính riêng số tiền anh Đạt đi lại ăn ở đã gấp mấy lần số tiền phải nộp phạt. Đấy là chưa kể việc mất thêm thời gian, công sức cho quá trình di chuyển.

Anh Hoàng Hải Long ở Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội), người thường xuyên đi công tác xa cho biết: “Tôi hay tự lái xe đi công tác các tỉnh. Nhiều khi bất cẩn nên bị CSGT xử phạt. Mỗi lần như vậy tôi phải đi lại giải quyết các thủ tục nộp phạt mất rất nhiều thời gian, công sức. Khi nghe có chủ trương cho nộp phạt qua tài khoản ngân hàng tôi rất mừng”.

Cũng theo anh Long, bản thân anh đã khai báo tài khoản khi đăng ký xe. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chức năng về vấn đề này. Khi có nhu cầu được nộp phạt qua tài khoản, anh đều được trả lời là hiện chưa có kết nối với ngân hàng.

"Tới đây, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ xây dựng phần mềm có thể kết nối cơ sở dữ liệu từ đăng ký xe, quản lý lái xe, TNGT, xử phạt, đăng kiểm, bảo hiểm. Cùng với lộ trình sang tên đổi chủ qua đăng ký xe theo Thông tư 15 của Bộ Công an và khi các ngân hàng vào cuộc, việc xử phạt qua tài khoản sẽ sớm được triển khai”.

Ông Khuất Việt Hùng Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia

Trên thực tế, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB ngay từ Nghị định 34/CP/2010 cho đến Nghị định 171/2013/NĐ - CP đã quy định rõ: “Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính được nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của mình tại ngân hàng”. Như vậy, bên cạnh hình thức xử phạt trực tiếp và nộp tiền tại kho bạc, chủ phương tiện có thể lựa chọn hình thức nộp phạt qua ngân hàng. Để thực hiện việc này, chủ phương tiện khi đăng ký xe phải mở tài khoản tại ngân hàng, nếu vi phạm và có biên lai của CSGT gửi về, tiền xử phạt sẽ được trừ trong tài khoản.

Dù đã có quy định cụ thể nhưng thực tế đến nay, việc nộp phạt qua tài khoản ngân hàng vẫn rất chậm chạp với nhiều lý do khác nhau. Ông Trần Đình Đoàn, lái xe vận tải khách du lịch thuộc Công ty Minh Việt (Hà Nội) cho biết: “Xử phạt qua tài khoản là việc nên làm. Tuy nhiên, hiện nay, chúng tôi chỉ được ký hợp đồng thời vụ, chủ doanh nghiệp trả lương bằng tiền mặt. Với đồng lương lái xe mà phải ký quỹ (có tài khoản và có tiền trong ngân hàng) quả là khó khăn không chỉ với tôi mà còn với nhiều anh em lái xe khác”.

Ông Thân Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cũng bày tỏ sự ủng hộ việc xử phạt qua tài khoản vì sẽ giảm nhiều chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và lái xe. “Tuy nhiên, nếu như ở các nước phát triển, mỗi người chỉ có duy nhất một tài khoản ngân hàng thì ở nước ta, một người có thể có nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau nên rất khó quản lý”, ông Thanh nói.

Người dân làm thủ tục đăng ký mới hoặc sang tên đổi chủ phương tiện tới đây sẽ phải khai báo tài khoản ngân hàng Ảnh: Văn Huế
Người dân làm thủ tục đăng ký mới hoặc sang tên đổi chủ phương tiện tới đây sẽ phải khai báo tài khoản ngân hàng

Phụ thuộc nhiều vào việc sang tên, đổi chủ

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Thượng tá Nguyễn Văn Tòng, Phó trưởng phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) cho biết:  “Qua thực tế xử lý vi phạm chúng tôi nhận thấy, số người vi phạm kê khai tài khoản khi đăng ký xe quá ít. Nhiều người giải thích rằng vì họ chưa có tài khoản ngân hàng. Những người có tài khoản lại lý sự: Đó là bí mật cá nhân nên không khai báo”.

Lý giải thêm về điều này, Đại tá Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt cho rằng: “Việc ký quỹ (lập tài khoản tại ngân hàng) đối với chủ phương tiện khi đến đăng ký xe hiện nay khó triển khai vì thiếu cơ sở hạ tầng nên lực lượng CSGT chưa thể thực hiện”.

Theo Nghị định 171/2013/NĐ - CP, việc áp dụng xử phạt không sang tên đổi chủ với xe ôtô sẽ được thực hiện từ ngày 1/1/2015, với xe máy từ ngày 1/1/2017. “Đây chính là cơ sở để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về đăng ký xe và hoàn thành việc khai báo tài khoản của chủ sở hữu phương tiện. Cùng với đó, việc lắp đặt camera trên QL1, một số tuyến cao tốc và tại các đô thị sẽ phát huy hiệu quả khi xử phạt qua hình ảnh và nộp phạt qua tài khoản ngân hàng”, ông Hà chia sẻ.

Hiện nay, việc thực hiện thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu phương tiện đang gấp rút được triển khai. Tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng người dân đã chấp hành tương đối tốt. Tại Thừa Thiên Huế, trong 10 tháng qua, số lượng phương tiện thực hiện sang tên và đổi biển số tại Đội đăng ký, quản lý xe lái (Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế) lên tới 1.224 phương tiện. Trung tá Lê Văn Sơn, Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Huế cho biết, mỗi tháng có khoảng 20 - 30 xe máy chưa chính chủ được chủ sở hữu đến thực hiện sang tên. Số lượng người dân quan tâm thực hiện sang tên đổi chủ chuyển biến đáng kể là do tâm lý sợ bị phạt. Mức phạt khá cao sau khi quy định xử phạt xe không chính chủ có hiệu lực. Việc sang tên đổi chủ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng giải pháp xử phạt qua tài khoản ngân hàng trong thời gian tới.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng: “Với lộ trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sở hữu phương tiện chính xác, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm trật tự ATGT sẽ phát huy hiệu quả. Lúc đó, khả năng ứng dụng thanh toán điện tử sẽ dễ hơn nhiều”.

Ông Hùng cho biết thêm, giai đoạn đầu nên thí điểm ở một số địa phương để có đầy đủ thông tin, có đánh giá hiệu quả thực tế. Với điều kiện hiện nay, công nghệ đã sẵn sàng chỉ cần thay đổi và nâng cao năng lực bộ máy trực tiếp thực hiện, nhất là công tác bảo mật thông tin thì sẽ thực hiện được. “Theo tôi được biết, ngành Công an đang nghiên cứu để triển khai trong thời gian tới”, ông Hùng nói.

K.Hà - D.Lợi

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.