Giáo dục

Khi trẻ mắc lỗi, tại sao phản ứng ban đầu của cha mẹ lại quan trọng đến vậy?

08/07/2022, 01:00

Trong quá trình trưởng thành của trẻ không thể tránh khỏi việc mắc sai lầm, vấn đề là cha mẹ phải dạy dỗ con như thế nào để chúng tránh tái diễn điều đó.

Cùng một sai lầm trẻ mắc phải nhưng tùy thuộc vào phương pháp giáo dục khác nhau của mỗi gia đình sẽ mang lại kết quả khác nhau. Đặc biệt khi trẻ mắc phải lỗi lầm nào đó, phản ứng đầu tiên của cha mẹ rất quan trọng.

Dễ dàng bỏ qua là cách dễ nhất để hủy hoại một đứa trẻ

Trong tâm lý học có một hiệu ứng tên là “cửa sổ vỡ”, nó đề cập tới một lỗi có vẻ nhỏ nhưng nếu không được chú ý, bị bỏ qua, phản hồi chậm hoặc sửa chữa kém sẽ khiến lỗi này trở nên nghiêm trọng.

Những sai lầm nhỏ thường là nguồn gốc của những sai lầm lớn trong tương lai.

img

Nếu cha mẹ làm ngơ trước những việc làm sai trái của con cái, không dạy dỗ kịp thời, trẻ sẽ không biết mình làm sai, từ một lỗi nhỏ sẽ dẫn tới một sai lầm lớn hơn, có thể khiến mọi người ân hận cả đời.

Có một câu chuyện trên mạng kể rằng, vào một ngày nọ, có cậu bé theo mẹ đi chợ. Khi thấy chủ cửa hàng bận bịu, mẹ cậu thường bỏ một vài thứ vào giỏ mình, đôi khi là vài cọng rau hoặc vài quả gì đấy. Dần dần cậu bé bắt chước hành động này của mẹ mình.

Có lần mẹ cậu bé thấy con trai lén lấy vài quả nho bỏ vào túi nhưng người mẹ chỉ mỉm cười.

Dần dần, tính xấu này của cậu bé đi quá giới hạn và trượt dài trên con đường sai trái. Khi đi học, cậu bé thường ăn trộm vặt những thứ linh tinh của các bạn. Và hành động này kéo dài cho tới khi cậu bước chân vào trường đại học. Thế nhưng, hành vi trộm cắp vặt không còn đủ đối với cậu nữa, cậu bắt đầu ăn trộm những vật có giá trị như điện thoại di động và máy tính.

Cuối cùng, cậu bị đuổi học trước khi học xong đại học. Cậu nói rằng, chính mẹ anh là người đã hủy hoại cuộc đời mình. Ngay từ lần đầu lén trộm nho, mẹ cậu đã không ngăn cản mà còn mỉm cười bỏ qua.

Khiến con cái bị tổn thương sẽ đẩy chúng đi xa

Tiểu Bảo là con cả trong gia đình có 3 người con và hiện đang học lớp 3.

Khi cha của cậu biết được con trai mình đã lấy trộm một thứ gì đó từ siêu thị, ông đã tiến tới vừa mắng vừa đánh con: “Làm sao tôi lại có đứa con trai như thế này cơ chứ. Ở nhà thiếu gì mà mày lại dám làm chuyện đáng xấu hổ như vậy. Tao không muốn quan tâm tới mày nữa. Tao không dạy mày được thì để cảnh sát dạy”.

Tiểu Bảo kinh hãi vừa khóc vừa nói: “Bố ơi, con không dám nữa, con xin lỗi, con không bao giờ làm như vậy nữa”.

img

Những gì cha của Tiểu Bảo làm trước mặt mọi người khiến cho cậu không bao giờ quên được sự xấu hổ ấy. Cậu mang theo sự thù hằn và trái tim bị tổn thương trong suốt cuộc đời này, tất cả chỉ vì một lần lầm lỡ.

Có thể cha mẹ không tha thứ cho những sai lầm của trẻ và muốn dùng một cách nào đó đặc biệt nhất để khiến trẻ nhớ lâu và không được tái phạm. Ý định này suy cho cùng là muốn giáo dục một đứa trẻ nên người nhưng cách thức lại sai. Nếu cha mẹ làm cho con mình xấu hổ nơi công cộng, trước mặt người ngoài, chúng sẽ bị tổn thương sâu sắc.

Xét về góc độ tâm lý, việc làm này có thể khiến xã hội sợ hãi, xấu hổ và dần khép mình hơn.

Khi một đứa trẻ mắc lỗi, trong lòng chúng đã sợ hãi rồi và điều trẻ cần nhất chính là sự kiên nhẫn dạy dỗ của cha mẹ. Bằng cách này, trẻ có thể trút bỏ gánh nặng tâm lý, không mắc phải những sai lầm tương tự sau này.

Đối mặt với những sai lầm của con, kiên quyết sửa chữa ngay

Trước những sai lầm của trẻ, người mẹ cần có sự bao dung và kiên quyết sửa chữa thì trẻ sẽ có một tương lai tươi sáng.

img

Có một cô bé tiểu học rất thích ăn kẹo. Thế nhưng, mẹ của cô bé cho rằng, trẻ con ăn nhiều kẹo sẽ dễ bị sâu răng nên rất ít cho con gái tiền tiêu vặt.

Vào một ngày nọ, cô bé lén lấy trộm tiền của mẹ đi mua kẹo. Sau đó, người mẹ phát hiện ra nhưng không tức giận mà bình tĩnh hỏi con gái: “Con có lấy tiền của mẹ không? Nếu con thành thật trả lời thì mẹ sẽ không la mắng hay đánh đập con đâu”.

Sau khi nghe mẹ nói như vậy, cô bé cảm thấy nhẹ nhõm hơn nên đã thú nhận toàn bộ sự việc. Lúc này, người mẹ nói với con gái rằng: “Nếu con lấy đồ của người khác mà chưa được phép thì sẽ bị gọi kẻ ăn cắp, dù có lấy đồ của gia đình mình cũng không được. Trộm bất cứ thứ gì cũng đều là hành vi không đúng. Sau này, nếu con thích thứ nào đó, con có thể nói với mẹ, chúng ta sẽ tìm cách giải quyết”.

Thế là từ đó về sau, cô bé không còn lấy trộm tiền của mẹ nữa, thậm chí còn biết giúp đỡ mẹ nhiều hơn.

Khi lớn lên, cô bé rất biết ơn mẹ đã dạy dỗ mình một cách nhẹ nhàng và kiên quyết như vậy. Từ đó, cô bé dần biết tuân thủ các quy tắc, biết kính trọng và hiểu sự trách nhiệm.

Nhà tâm lý học Li Zixun (Trung Quốc) cho biết: “Việc trẻ mắc lỗi là một nhu cầu phát triển. Một đứa trẻ chưa từng mắc lỗi không thể nào lớn được”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.