Góc nhìn

Không ai có thể ngăn Trump ra lệnh nhấn nút tấn công hạt nhân

15/11/2017, 08:05

Hôm qua (14/11), Ủy ban Quan hệ ngoại giao thuộc Thượng viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần về lệnh chiến đấu...

23

Chiếc vali hạt nhân do một trợ lý quân sự đặc biệt của Tổng thống phụ trách bảo quản

Hôm qua (14/11), Ủy ban Quan hệ ngoại giao thuộc Thượng viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần về lệnh chiến đấu chiến tranh hạt nhân của Lầu Năm Góc. Trong bối cảnh Mỹ và Triều Tiên căng thẳng một câu hỏi vốn được đặt ra là nếu Tổng thống Trump muốn thực hiện cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu, ai có thể ngăn cản?

Câu trả lời là: Không

Theo hãng tin AP, câu trả lời là “Không”, kể cả Quốc hội và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hay các quan chức quân đội. AP dẫn lời ông Bruce Blair, cựu quan chức đặc trách hoạt động phóng tên lửa hạt nhân và chuyên gia về chỉ huy, kiểm soát hạt nhân cho rằng: “Quy trình ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân đã cho phép tất cả các Tổng thống Mỹ nắm trong tay quyền lực đủ sức chấm dứt bất cứ nền văn minh nào đối địch”. Trong một bài viết trên Washinton Post vào mùa hè năm ngoái, ông Blair cho biết, Tổng thống Trump không cần phải chờ được cấp quyền để thực hiện vụ tấn công hạt nhân chống lại bất cứ đất nước nào mà ông ấy muốn”.

Như Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney giải thích vào tháng 12/2008, Tổng thống Mỹ “có thể thực hiện một cuộc tấn công mà thế giới chưa bao giờ chứng kiến. Tổng thống không bị ai kiểm soát trong các quyết định cấp bách liên quan đến an ninh quốc gia, không cần phải kêu gọi Quốc hội hay chờ Tòa án ra phán quyết chấp thuận”.

Một thập kỷ kể từ năm 2008, thế giới đã thay đổi rất nhiều, Triều Tiên đang đặt ra những mối đe dọa hạt nhân lên tới mức thế giới trước đây chưa từng nghĩ tới. Bản chất của chính trị Mỹ cũng thay đổi. Những người có quan điểm đối lập với Tổng thống Trump, thậm chí trong chính đảng của ông, đã rất nghi ngại quyền lực quá lớn của ông đối với vũ khí hạt nhân.

Những vấn đề lo ngại này đã được đưa ra tại phiên điều trần Thượng viện ngày 14/11 nơi Ủy ban Quan hệ Ngoại giao do Thượng Nghị sĩ bang Tennessee làm chủ tịch. Ông Bob Corker, một trong những nhà phê bình gay gắt nhất của ông Trump trong Đảng Cộng hòa là một trong những người nghe điều trần từ một cựu chỉ huy về lệnh chiến tranh hạt nhân của Lầu Năm Góc cùng một số nhân chứng khác. Chủ đề của chương trình là: “Quyền ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân”. 

Ông Alex Wellerstein, một nhà khoa học tại Viện Khoa học Stevens, người nghiên cứu và viết về quyền hạt nhân của Tổng thống cho biết, ông hy vọng cuộc bàn luận này có thể “làm sáng tỏ phần nào các thủ tục để có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của Tổng thống mà theo ông, đây là vấn đề thực sự cần phải biết và được bàn luận”.

Theo ông, hệ thống chính trị Mỹ được “tiến hóa” dựa trên truyền thống và tiền lệ hơn là qua luật pháp. Khi được hỏi về vấn đề quyền lực hạt nhân trong một cuộc trao đổi ngẫu nhiên tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis khẳng định: “Tôi là cố vấn quan trọng của Tổng thống về việc sử dụng sức mạnh hạt nhân”. Khi được hỏi liệu ông có hài lòng với hệ thống ra quyết định hạt nhân hiện hành hay không, ông Mattis trả lời đơn giản: “Tôi có”.

Vì sao quyền lực hạt nhân tập trung vào Tổng thống?

Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump

Hệ thống tấn công hạt nhân của Mỹ được xây dựng dựa trên quy tắc quyết định nhanh, chứ không tranh luận. Bởi, trong thời điểm “nước sôi, lửa bỏng”, tốc độ được coi là quan trọng nhất, nhất là khi có các cường quốc khác cũng đang thuộc tốp đầu trong lĩnh vực hạt nhân.

Ví dụ, không giống Triều Tiên, Nga đủ vũ khí hạt nhân để có thể hủy diệt Mỹ trong vài phút. Các tên lửa tầm xa của Nga có thể bay tới Mỹ trong 30 phút. Tên lửa được phóng từ tàu ngầm ở ngoài khơi bờ biển gần Mỹ nhất sẽ đạt đích chỉ trong nửa giờ. Để Mỹ kịp thời trở tay, Tổng thống có chưa đầy 10 phút để tiếp nhận thông tin, đánh giá các lựa chọn và ra quyết định - theo báo cáo tháng 12/2016, do chuyên gia vũ khí hạt nhân Amy Woolf  đến từ Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội cho biết.

Tổng thống, người quyết định thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân - dù là phản ứng trước hay tham gia với các nước khác - đầu tiên sẽ là tổ chức cuộc họp khẩn cấp với Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng và các cố vấn khác.

Chỉ huy Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ, hiện là Tư lệnh Không quân Mỹ John Hyten sẽ báo cáo Tổng thống về các lựa chọn tấn công và ông chủ Nhà Trắng là người quyết. Lãnh đạo Mỹ sẽ thông báo quyết định và truyền lệnh qua một thiết bị là chiếc vali hạt nhân, được gọi là “nuclear football” do trợ lý quân sự của ông bảo quản. Vali được trang bị các công cụ giao tiếp và một cuốn sách với những sách lược chiến tranh được chuẩn bị sẵn.

Nếu Tổng thống ra lệnh tấn công, ông ấy phải xác nhận với các quan chức quân sự tại Lầu Năm Góc bằng các mật mã riêng. Những mật mã này được ghi trong một tấm thẻ được gọi là “bánh quy” mà Tổng thống luôn mang bên người. Sau đó, ông sẽ truyền lệnh tấn công tới Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ.

Ông Blair khẳng định, mệnh lệnh của Tổng thống là một chiều, không có cách nào đổi ngược. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.