Hồ sơ tài liệu

Không có kịch bản Brexit tại ASEAN

30/06/2016, 14:56

Sau Brexit, nhiều người đặt câu hỏi, liệu có kịch bản X-exit (X là tên nước thành viên) nào cho ASEAN?

mọi cam kết và thỏa thuận đưa ra đều được dựa trên

Mọi cam kết và thỏa thuận tại ASEAN đều được dựa trên sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên dựa trên tình hình cụ thể của từng nước. 

Sau Brexit, nhiều người đặt câu hỏi, liệu có kịch bản X-exit (X là tên nước thành viên) nào cho ASEAN? Câu trả lời là: "không".

Bởi, trước nhất, tất cả các chính phủ thành viên trong ASEAN vẫn nhận thấy giá trị của ASEAN. Việc thành lập và duy trì ASEAN sẽ phát triển và duy trì an ninh, hòa bình trong khu vực, ngăn chặn các siêu cường quốc chia cắt thù địch các nước Đông Nam Á.

Hòa bình và an ninh khu vực, những nguyên tắc luôn hướng đến hòa bình của Hiệp ước Hữu nghị, hợp tác và khu vực không vũ khí hạt nhân tại Đông Nam Á sẽ mang đến lợi ích cho tất cả các nước thành viên Đông Nam Á.

Trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng đối địch, ASEAN sẽ cho phép các nước thành viên sự lựa chọn an toàn, trở thành nước trung thành với ASEAN mà không cản trở Trung Quốc hay xa lánh Mỹ. Duy trì hòa bình và an ninh khu vực đòi hỏi một khối ASEAN luôn vững chắc và đoàn kết, có khả năng hợp tác với các đối tác bên ngoài. Điều này đòi hỏi nỗ lực phối hợp từ tất cả các nước trong khu vực ASEAN. Đồng thời, nó tạo điều kiện cho chính phủ tất cả các nước thành viên xích lại thành một nhóm tổng thể.

Các nước nhỏ như Brunei, Lào, Campuchia nhận được quyền lợi thiết thực từ ASEAN - tổ chức luôn tăng cường độc lập và an ninh quốc gia. Là thành viên của ASEAN, họ còn được thế giới công nhân và ủng hộ. Chẳng hạn, tới đây, Lào sẽ lần đầu tiên đón Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Vientiane để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN- Mỹ và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng Chín tới. Còn các thành viên lớn hơn như Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam được hưởng lợi từ những cơ hội mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang lại.

Ngoài ra, còn có 3 lý do khác chứng minh kịch bản X-exit sẽ không bao giờ xuất hiện tại ASEAN. Đầu tiên và tiên quyết, không lãnh đạo của bất cứ chính phủ thành viên ASEAN nào mơ màng giành lợi thế chính trị từ việc kêu gọi trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của đất nước trong ASEAN. Không nước nào trong ASEAN có có ý kiến cộng đồng không tán thành ASEAN.

Thứ hai, ASEAN và EU khác nhau ở chỗ, các thỏa thuận của ASEAN không ảnh hưởng ở tầm vi mô cuộc sống dân sinh của các nước thành viên ASEAN. Chẳng hạn, trong EU tồn tại rất nhiều thỏa thuận như thỏa thuận đi lại tự do, dùng chung đồng tiền hay ngôn ngữ.... còn ASEAN thì không.

Lý do thứ ba, sự khác biệt đáng kể khác giữa ASEAN và EU là tổ chức này không có cơ quan trung ương điều hành có thể ra nghị quyết hoặc áp đặc các quy định bắt buộc gây bất tiện cho bất cứ nước nào trong ASEAN. Trong khi, EU có Nghị viện Châu Âu, Ủy ban Châu Âu... Tại ASEAN, mọi cam kết và thỏa thuận đưa ra đều được dựa trên sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên dựa trên tình hình vụ thể của từng nước.

Một lý do quan trọng khác, điều 50 trong Hiệp ước Lisbon cho phép khung thời gian 2 năm để mỗi nước thành viên rút khỏi EU. Tại ASEAN, Hiến chương ASEAN không có điều khoản nào cho phép nước thành viên rút khỏi Hiệp hội. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.