Y tế

Không phải dưa muối, 4 "thứ" này mới là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp

17/04/2021, 16:06

Ung thư tuyến giáp là một khối u ác tính có nguồn gốc từ biểu mô nang của tuyến giáp. Khi phát triển, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng trao đổi chất trong cơ thể bệnh nhân và khiến bệnh nhân bị sưng tấy ở cổ cũng như khó nuốt, khó thở kèm một loạt các triệu chứng khác như khàn giọng.

Nếu không có biện pháp điều trị sớm, tế bào ung thư sẽ di căn tới những bộ phận khác của cơ thể, người bệnh sẽ bị suy chức năng. Điều này khiến tính mạng người bệnh nguy hại, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân của bệnh ung thư tuyến giáp chưa rõ ràng, nhưng nó có mối liên hệ nhất định với một số thói quen ăn uống sai lầm. Ví dụ, nếu bạn ăn quá nhiều đồ muối chua trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ dễ bị ung thư tuyến giáp.

img

Ngoài ra, một số hành vi, thói quen khác trong cuộc sống hàng ngày cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư tuyến giáp, bao gồm:

1. Sử dụng i-ốt không hợp lý

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tuyến giáp có liên quan đến việc cơ thể bị thiếu hoặc thừa i-ốt. Đặc biệt, đối với nhiều phụ nữ, để duy trì vóc dáng mảnh mai, họ sẽ chọn ăn một số loại trái cây tươi và rau quả trong các bữa ăn, và hầu như không ăn các loại thực phẩm khác. Nếu thực hiện chế độ ăn này trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu i-ốt trầm trọng.

Và nếu cơ thể thiếu i-ốt, các chức năng của tuyến giáp dễ bị rối loạn. Nó sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng làm suy yếu khả năng miễn dịch, gây ung thư tuyến giáp.

Ngoài ra, việc nạp quá nhiều i-ốt trong thời gian dài với các thực phẩm như tảo bẹ, rong biển và các loại hải sản khác sẽ khiến tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone. Điều này có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.

img

2. Tiếp xúc lâu dài với bức xạ ion hóa

Trong cuộc sống hằng ngày, do đặc thù công việc, nhiều người phải tiếp xúc với các bức xạ ion hóa quá mức, như tia X, hay nguyên tố radon trong vật liệu trang trí nội thất.

Nếu bạn tiếp xúc với các bức xạ ion hóa này trong một thời gian dài, một số thay đổi bệnh lý sẽ xảy ra đối với các cơ quan và hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bạch huyết và hệ thống trao đổi chất. Khi tiếp xúc quá nhiều với bức xạ ion hóa, cơ thể sẽ dễ bị mắc các bệnh nội tạng. Khi đó, khả năng xuất hiện ung thư tuyến giáp và các bệnh ung thư khác là rất cao.

img

3. Sai lầm trong chế độ ăn uống

Một số sai lầm trong chế độ ăn uống sẽ khiến nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tăng cao. Nếu bạn hút thuốc, uống rượu bia quá nhiều, ăn một số thức ăn cay và kích thích sẽ làm suy giảm nội tiết và chuyển hóa của cơ thể. Tuyến giáp là 1 cơ quan nội tiết nên sẽ bị các yếu tố này tác động và gây ra những biến đổi bệnh lý.

Bên cạnh đó, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm mốc, thức ăn bị cháy và thực phẩm trải qua quá trình ngâm, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Bởi lẽ hấp thụ những món này dẫn đến sự bài tiết bất thường của thyroxine – nhân tố chính gây ra ung thư tuyến giáp.

img

4. Rối loạn hormone trong cơ thể

Ung thư tuyến giáp phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này liên quan nhiều đến thói quen sinh hoạt của phụ nữ. Đặc biệt đối với những phụ nữ đã lập gia đình và sinh con, áp lực công việc và cuộc sống tương đối cao, họ thường xuyên phải thức khuya hoặc có cảm xúc tiêu cực.

Do đó, nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ dễ bị rối loạn. Tuyến giáp bị ảnh hưởng bởi hormone sinh dục nên cũng bị ảnh hưởng.

Tựu trung lại, các nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp có mối quan hệ mật thiết với 4 nguyên nhân chính trên. Ngoài ra, nếu mắc một số bệnh lý tuyến giáp trong thời gian dài, chẳng hạn như bệnh nhân giáp mà không điều trị kịp thời hoặc bệnh tái phát thì khả năng mắc ung thư tuyến giáp sẽ tăng lên tương đối.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, ngoài việc cải thiện thói quen sinh hoạt, ăn uống, một khi xuất hiện những nốt bất thường hoặc khối u trong tuyến giáp, bạn phải tìm cách điều trị y tế kịp thời để giảm thiểu nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.