• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Không thể có “cơ chế đặc thù” cho tàu khách tự chế

20/03/2015, 15:54

Cần có cơ chế hỗ trợ để người dân nâng cấp, đạt chuẩn chứ không thể nhân nhượng về tiêu chuẩn an toàn.

61
 Ông Đỗ Trung Học, Trưởng phòng Tàu sông (Cục Đăng kiểm VN)

Trước kiến nghị của các địa phương xin cơ chế đặc thù về đăng kiểm tàu khách du lịch tự đóng chưa đạt tiêu chuẩn, trả lời PV Báo Giao thông, ông Đỗ Trung Học, Trưởng phòng Tàu sông (Cục Đăng kiểm VN) cho rằng, cần có cơ chế hỗ trợ để người dân nâng cấp, đạt chuẩn chứ không thể nhân nhượng về tiêu chuẩn an toàn.

Không an toàn, không cấp chứng nhận đăng kiểm

Hiện nay, tại một số địa phương vẫn tồn tại hàng trăm phương tiện thủy chở khách du lịch không có chứng nhận đăng kiểm. Theo ông, vì sao còn tồn tại tình trạng này?

Hệ thống đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy đã phủ sóng ở khắp các địa phương. Các đơn vị đăng kiểm luôn chủ động đến tận nơi có phương tiện để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và bố trí đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm định theo yêu cầu.

Tuy nhiên, thực tế ở một số điểm du lịch như: Chùa Hương (Hà Nội), lòng hồ thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình), hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang)… vẫn còn hàng trăm phương tiện thủy chở khách, gồm cả loại chèo tay, loại sử dụng động cơ, chưa có chứng nhận đăng kiểm hoặc đã quá hạn đăng kiểm. Hầu hết phương tiện loại này được người dân tự đóng theo các mẫu dân gian hoặc tự chuyển đổi, nâng cấp, thay đổi công năng sang chở khách mà không có thiết kế phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Các đơn vị đăng kiểm cũng đã kiểm tra một số mẫu phương tiện đang hoạt động. Lý do duy nhất không thể cấp chứng nhận đăng kiểm là do phương tiện không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật (ATKT).

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân do cơ quan đăng kiểm quá khắt khe trong việc áp tiêu chuẩn bởi thực tế vùng nước mà phương tiện hoạt động khá yên tĩnh?

Nội dung kiểm định phương tiện được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng thống nhất. Trong đó đã chia ra các vùng nước khác nhau để đưa ra các yêu cầu chất lượng ATKT và bảo vệ môi trường tối thiểu. Cơ quan đăng kiểm căn cứ vào đó để thực hiện chứ không thể tự ý thêm vào hay bớt đi yêu cầu đã được quy định.

Các phương tiện chở khách du lịch được đóng theo mẫu dân gian sẽ rất khó đảm bảo yêu cầu này. Những phương tiện này muốn đạt được yêu cầu kỹ thuật phải có đơn vị thiết kế đánh giá lại, cái nào được, cái nào chưa được thì phải sửa chữa, bổ sung cho phù hợp. Cơ quan đăng kiểm sẽ thẩm định thiết kế đó để đảm bảo chất lượng an toàn ở mức tối thiểu theo quy định.

62

Hàng trăm phương tiện thủy chở khách tại Chùa Hương không có thiết kế phù hợpquy chuẩn, trên thuyền cũng không hề trang bị áo phao
Ảnh: Viết Huy

Cần hỗ trợ để người dân nâng cấp tàu

Nhưng các phương tiện này chưa gây ra tai nạn trong khi chi phí để nâng cấp phương tiện khá tốn kém?

Bảo đảm chất lượng an toàn cho phương tiện phải trong suốt quá trình hoạt động, mang tính phòng ngừa trong một số điều kiện, khả năng bất lợi mà phương tiện có thể gặp phải chứ không căn cứ tai nạn đã xảy ra hay chưa vì như thế là “mất bò mới lo làm chuồng”. Tai nạn xảy ra do nhiều nguyên nhân, nếu giới hạn ngưỡng an toàn phương tiện bị vượt qua sẽ có nguy cơ tai nạn.

Cũng cần nói thêm là các phương tiện phục vụ kinh doanh vận chuyển khách có tiêu chuẩn an toàn cao hơn so với loại chở hàng hóa. Vì thế, không thể vì lý do chưa xảy ra tai nạn hay vì chủ phương tiện nghèo khó để đề nghị bớt đi điều kiện an toàn, đẩy sự nguy hiểm cho du khách.

Ông có ý kiến thế nào về việc có địa phương đề nghị có “cơ chế đặc thù về đăng kiểm” để tháo gỡ khó khăn cho người dân?

Chúng tôi đã tổ chức hướng dẫn trực tiếp cho chủ phương tiện và chính quyền địa phương nơi có loại phương tiện này tìm biện pháp khắp phục sao cho phương tiện đảm bảo chất lượng an toàn tối thiểu để chở khách du lịch. Để đạt được điều này cần có sự hợp tác tích cực từ chủ phương tiện đến cơ quan quản lý tại địa phương.

Còn tiêu chuẩn ATKT được xây dựng từ những nghiên cứu, tính toán khoa học và áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc nên không thể có cơ chế kỹ thuật đặc thù, nơi này khác nơi kia, không thể có chuyện “gọt chân cho vừa giày”. Cơ quan đăng kiểm không thể chứng nhận an toàn cho những tàu có tôn vỏ quá mỏng, khung xương quá thưa hoặc tính chống chìm, tính ổn định kém, trang thiết bị an toàn thiếu và không đúng tiêu chuẩn.

Theo tôi, để đưa loại phương tiện này vào quản lý, ngoài công tác kiểm tra, giám sát cũng cần có sự vào cuộc của địa phương. Như với vấn đề chủ phương tiện khó khăn về kinh tế, cần nghiên cứu cơ chế hỗ trợ về vốn, lãi suất hoặc tạo điều kiện giúp họ nâng cấp phương tiện theo tiêu chuẩn để tham gia kinh doanh vận tải hành khách được an toàn, phòng ngừa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.