Thế giới

Không thể đoán được ông Putin nghĩ gì

06/04/2014, 07:28

Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers khẳng định các cơ quan tình báo Mỹ không thể đoán chắc được Tổng thống Nga Vladimir Putin ý định sẽ làm gì kể từ khi sau sự kiện Nga bất ngờ sát nhập Crimea.

Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers khẳng định các cơ quan tình báo Mỹ không thể đoán chắc được Tổng thống Nga Vladimir Putin ý định sẽ làm gì kể từ khi sau sự kiện Nga bất ngờ sát nhập Crimea.

Hiếm hoi báo giới mới chứng kiến cảnh ông Putin cầm điện thoại
Hiếm hoi báo giới mới chứng kiến cảnh ông Putin cầm điện thoại

Ông Rogers đưa ra bình luận trên trong cuộc phỏng vấn được thực hiện ngày 4/4 trong chương trình “Thủ đô chính trị” với biên tập viên Al Hunt của kênh truyền hình Bloomberg, theo lịch trình sẽ được phát vào ngày cuối tuần này.

Chủ tịch Roger cho biết, “thực sự rất khó có thể theo dõi ông Putin”… “bạn không thể biết được trong đầu ông Putin nghĩ gì”.

Các nghị sĩ thuộc Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ đang xem xét lại các báo cáo do Bộ Quốc phòng Mỹ và CIA (Cơ quan tình báo trung ương Mỹ) gửi về trước khi diễn ra sự kiện Nga sát nhập Crimea để tìm ra sơ suất - theo ông Rogers. Trước mắt, các nghị sĩ Mỹ nhận thấy, “một trong số báo cáo đó cung cấp thông tin sai hoàn toàn”. Ông nhận định ,”đây quả thực là một bài học đáng giá đối với chúng tôi” .

Hôm 24/3, tờ Wall Journal Street cũng khẳng định, các cơ quan gián điệp Mỹ không thể nghe lén bất cứ cuộc hội thoại nào kể từ khi bắt đầu xảy ra căng thẳng về vấn đề Crimea muốn sát nhập vào Nga.

Cùng ngày, tờ Time của Mỹ đăng tải bài viết với nội dung phân tích tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin lại có thể “qua mặt” được các gián điệp lành nghề của Mỹ. Tất cả chỉ bởi 1 lý do rất đơn giản, ông Putin - là cựu điệp viên của Ủy ban an ninh quốc gia Nga (KBG) - không bao giờ sử dụng điện thoại hay công nghệ. Do đó, gián điệp Mỹ dù có kỹ xảo giỏi đến mấy cũng khó có thể nghe lén hay xâm nhập để lấy thông tin - theo tờ Time. Ông Putin từng lên tiếng khẳng định, “ tôi hiếm khi ngó ngàng tới cái thế giới nơi các bạn đang sống – Internet”.

Năm 2010, ông Putin hiếm hoi xuất hiện trên truyền hình trong khi đang cầm điện thoại - không phải một chiếc điện thoại thông minh mà có thể mô tả là “một cục gạch” đen, thô. Chính hình ảnh này đã khiến một số người chê cười ông lạc hậu, cổ hủ.

Giới chức Nga luôn cảnh giác khi nói chuyện điện thoại

Một nguyên do nữa là giới chức Nga luôn cảnh giác khi nói chuyện qua điện thoại – tờ Time nhận định. Ông Andrei Soldatov, một chuyên gia về hoạt động giám sát của Nga có trụ sở tại Moscow khẳng định, “đây là một thói quen của người Nga. Không gì có thể xóa bỏ”.

Ngoài ra, ông Andrei Soldatov cho biết, “tuy các gián điệp của chúng tôi không phải giỏi nhất nhưng nếu được giao nhiệm vụ bảo mật cho một số quan chức hàng đầu, họ có thể làm được”.

Theo tài liệu do cựu gián điệp của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ, vụ việc gần đây nhất gần đây nhất vào năm 2009, cả hai cơ quan tình báo của Anh và Mỹ đều tìm cách khai thác thông tin liên lạc của ông Dmitri Medvedev lúc đó đang là Tổng thống Nga trong một hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của các lãnh đạo trên thế giới tại London bằng cách cài thiết bị nghe lén vào điện thoại. Tuy nhiên, sau mọi nỗ lực, gián điệp 2 nước không thể nào phá được mật mã của Nga.

Trang Trần (Theo Times, Bloomberg)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.