• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Không thể xử phạt nạn nhân của mũ bảo hiểm "rởm"

02/07/2014, 09:33

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT quốc gia cho biết, không thể xử phạt người mua và đội mũ bảo hiểm rởm bởi họ là nạn nhân.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UB ATGT quốc gia kiêm Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, không thể xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm “rởm” bởi họ là nạn nhân của những tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hàng giả.

Ông Khuất Việt Hùng:
Ông Khuất Việt Hùng

Theo ông Hùng, trong quá trình soạn thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt, có nhiều ý kiến, kể cả ý kiến của các cơ quan chức năng cho rằng cần xử phạt hành vi sử dụng MBH giả, mũ rởm…

Nhưng Bộ GTVT, Bộ Tư pháp và Chính phủ đã không đồng ý đưa vào quy định trong Nghị định  vì rõ ràng việc  xử phạt trong trường hợp này là không phù hợp quy định pháp luật vì người mua phải hàng giả là nạn nhân, “chẳng ai đi xử phạt nạn nhân  cả” ông Hùng nhấn mạnh. 

Ông Hùng cho rằng việc điều tra, phát hiện, xử lý vi phạm liên quan đến mũ bảo hiểm rởm dành cho người đi mô tô, xe máy là công việc của các lực lượng thuộc các cơ quan chức năng chống hàng giả như Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá (Bộ KHCN), Cục quản lý thị trường (Bộ Công thương), cơ quan cảnh sát kinh tế, hải quan, biên phòng, cảnh sát biển… chứ không phải là của CSGT.

Như vậy, có thể hiểu rằng cảnh sát giao thông không có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc xác minh và xử lý vi phạm việc sử dụng mũ bảo hiểm rởm.

Ông Hùng khẳng định, Nghị định 171 chỉ quy định xử phạt 2 hành vi sau của người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy: (i) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc, (ii)  đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách.

Người dân cần lưu ý mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy là mũ "3 có": có đủ 3 lớp (vỏ mũ - đệm hấp thụ xung động bên trong - quai mũ), có ghi nhãn “MBH cho người đi mô tô, xe máy” và có dấu hợp quy CR. Như vậy, mũ cối, mũ nan, mũ công trường, mũ nhựa, mũ thể thao, mũ thời trang không đáp ứng 3 điều kiện này… không phải là mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy.

P.V

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.