Thế giới

Không tuân thủ phán quyết biển Đông, Trung Quốc mất gì?

14/07/2016, 05:56
image

Về tính pháp lý, phán quyết có ràng buộc pháp lý đối với Trung Quốc và Philippines.

Một thành viên của nhóm Kalayaan Atin Ito đang thự

Một thành viên của nhóm Kalayaan Atin Ito đang thực hiện cắm quốc kỳ Philippines trên bãi cạn Scarborough nhưng bị Trung Quốc cản trở hồi tháng 6/2016

Mất giá trị đạo đức

Phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đã bác bỏ giá trị các tuyên bố về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với cái gọi là “đường 9 đoạn” bao phủ gần hết biển Đông.

Về tính pháp lý, phán quyết có ràng buộc pháp lý đối với Trung Quốc và Philippines; nhưng chỉ có thể ép buộc hai nước này thông qua gây áp lực quốc tế trong các phát ngôn chung, đàm phán riêng hoặc các nghị quyết tại Liên hợp quốc, chứ không thể trực tiếp cưỡng ép. Do đó, Trung Quốc có thể không tuân thủ và tiếp tục dùng chiêu “thả con săn sắt, bắt con cá rô” - tức, hỗ trợ, giúp đỡ các nước nhỏ đang phát triển sau đó gây áp lực buộc các nước này phải ủng hộ Trung Quốc. Tiếp đó, là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc có thể sử dụng quyền phủ quyết chống lại bất cứ nghị quyết có liên quan nào được đưa ra tại đây.

Xem thêm video bắt tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền:

Song, về lâu dài, Trung Quốc sẽ phải gánh hậu quả nặng nề. Thái độ không tuân thủ sẽ dẫn theo các vụ kiện khác buộc nước này phải "thượng tôn pháp luật". Đồng thời, sẽ gánh chịu áp lực ngoại giao từ nhiều phía trên thế giới. Hiện, Nhật Bản đang làm trung gian hối thúc Nhóm các nước Công nghiệp phát triển (G7) ra tuyên bố chung về phán quyết biển Đông nhằm gây áp lực, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ luật pháp, quy định quốc tế trong giải quyết tranh chấp.

Trao đổi với Báo Giao thông, PGS. TS. Nguyễn Bá Diến (Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội) cho biết: Nếu Trung Quốc càng ứng xử không tuân thủ luật pháp thì Trung Quốc càng mất nhiều hơn được. Trung Quốc sẽ tổn hại cả về hình ảnh lẫn uy tín trên trường quốc tế. Tương tự như trong xã hội, nếu ứng xử không ra gì thì rõ ràng, anh sẽ mất uy tín.

Còn tại Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 tại trụ sở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) được tổ chức hôm qua (13/7), ông Erick Franckx - thành viên Tòa Trọng tài thường trực nói: “Phán quyết của Tòa trọng tài có tác động sâu rộng. Tất nhiên, quyết định của Tòa chỉ áp dụng đối với các bên liên quan; nhưng ngoài vấn đề pháp lý thì nó cũng mang theo một giá trị đạo đức rất lớn. Khía cạnh này hiện đang được tất cả các nước trong khu vực nghiên cứu kỹ lưỡng”.

Mất cả tiền?

Ngoài ra, bất tuân lệnh tòa, cũng sẽ dẫn đến hủy hoại tham vọng đưa Trung Quốc cạnh tranh vai trò với Mỹ trên trường quốc tế. Chẳng hạn, với tham vọng thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) để cạnh tranh với các định chế khác như Ngân hàng Thế giới (WB). Là nước đi đầu, Trung Quốc không làm gương tuân thủ pháp luật thì khó có thể buộc các nước vay tiền AIIB tuân thủ cơ chế trọng tài quốc tế.

Tạp chí nghiên cứu Eurasia (Mỹ) từng đưa ra nhận định, AIIB rất có thể sẽ là nạn nhân của chính các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông. Nếu như Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (một định chế quốc tế được công nhận), thì cũng có nghĩa nước này tạo ra tiền lệ coi thường cơ chế trọng tài quốc tế. Hậu quả, trong trường hợp những nước vay tiền của AIIB viện mọi lý do trì hoãn trả nợ, Trung Quốc khó mà cầu viện các cơ chế quốc tế để đi đòi nợ khi chính họ coi thường luật pháp quốc tế.

Không những thế, theo Eurasia, “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông được tuyên bố không dựa trên một cơ sở pháp lý nào; Vì vậy, những nước vay tiền của AIIB trong tương lai hoàn toàn có lý do quan ngại việc một ngày nào đó Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền ở những nơi cơ sở hạ tầng được xây dựng bằng tiền vay của AIIB. Do vậy, Eurasia khuyên các nước có ý định vay tiền của AIIB nên tính đến rủi ro này.

Đáng tiếc là những năm qua cho thấy dấu hiệu Trung Quốc đang chọn lựa chính sách hăm dọa và cưỡng ép đối với các nước láng giềng. Họ cũng đang chối bỏ vai trò của một bên liên quan có trách nhiệm. Phán quyết của PCA là phán quyết lịch sử, sẽ mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho tất cả các nước liên quan, bao gồm cả Mỹ. Những hành động hung hăng và phản ứng tiêu cực chỉ khiến Trung Quốc ngày càng bị cô lập”.

Thượng nghị sĩ Dan Sullivan, Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.